Được quyền bổ nhiệm và tuyển dụng
Không được quyền bổ nhiệm và tuyển dụng
46.875%
53.125%
Hình 4.11: Thống kê quyền tự chủ nhân sự tại các phòng ban
4.3.2. Phân tích Cronbach’s alpha
Kiểm định thang đo để đánh giá các giả thuyết ban đầu thông qua hai bước là kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation); và kiểm định giá trị của thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α) và hệ số tương quan biến tổng (Item total correlation). Tiêu chuẩn đánh giá thang đo theo Nunnally&Burnstein (1994) và Hoàng Trọng, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011, p.350, p.353, p.404 như sau:
(1) Mức ý nghĩa của hệ số Cronbach’s Alpha: 0,6 ≤ α ≤ 0,95: chấp nhận được và α từ 0,7 đến 0,9 là tốt. Nếu α > 0,95: có hiện tượng trùng lắp trong các mục hỏi nên không chấp nhận được.
(2) Hệ số tương quan biến - tổng phải lớn hơn 0,3. Đây là hệ số tương quan của 1 biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo. Tuy nhiên, khi loại biến sẽ bị mất thông tin nên cần chú ý đến nội dung của thang đo trước khi loại biến.
Kết quả Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH tỉnh Bình Dương cho thấy tất cả các thành phần: Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro (ĐGRR), Hoạt động kiểm soát (HĐKS), Thông tin và truyền thông (TTTT), Giám sát (GS), Ý thức tham gia (YTTG) và Kiểm soát nội bộ (KSNB) đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho phép phân tích nhân tố khám phá (lớn hơn 0,6).
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến | |
1. Môi trường kiểm soát : Cronbach’s alpha: 0.828 | ||||
MTKS1 | 21.89 | 13.683 | .634 | .794 |
MTKS2 | 21.91 | 14.839 | .460 | .822 |
MTKS3 | 22.30 | 13.856 | .518 | .815 |
MTKS4 | 22.07 | 13.722 | .647 | .793 |
MTKS5 | 22.05 | 12.940 | .763 | .772 |
MTKS6 | 22.08 | 14.156 | .618 | .798 |
MTKS7 | 22.20 | 15.189 | .397 | .832 |
2. Đánh giá rủi ro: Cronbach’s alpha: 0.843 | ||||
DGRR1 | 26.41 | 20.788 | .497 | .834 |
DGRR2 | 26.15 | 18.736 | .864 | .789 |
DGRR3 | 26.30 | 21.584 | .478 | .835 |
DGRR4 | 26.48 | 20.628 | .495 | .834 |
DGRR5 | 26.42 | 19.104 | .694 | .808 |
DGRR6 | 26.22 | 19.020 | .780 | .798 |
DGRR7 | 26.79 | 20.836 | .465 | .838 |
DGRR8 | 26.64 | 21.582 | .390 | .847 |
3. Hoạt động kiểm soát: Cronbach’s alpha: 0.88 | ||||
HDKS1 | 21.58 | 15.532 | .527 | .884 |
HDKS2 | 21.77 | 16.358 | .501 | .883 |
HDKS3 | 21.92 | 16.376 | .645 | .866 |
HDKS4 | 21.29 | 15.253 | .615 | .870 |
HDKS5 | 21.85 | 15.124 | .822 | .844 |
HDKS6 | 21.06 | 14.138 | .836 | .839 |
HDKS7 | 21.82 | 15.385 | .801 | .848 |
4. Thông tin và truyền thông: Cronbach’s alpha: 0.851 | ||||
TTTT1 | 21.97 | 17.313 | .549 | .839 |
TTTT2 | 22.12 | 16.368 | .633 | .827 |
TTTT3 | 22.14 | 16.834 | .664 | .823 |
TTTT4 | 22.28 | 15.813 | .713 | .814 |
TTTT5 | 22.02 | 17.434 | .550 | .839 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Công Tác Thu Bhxh
- Thực Trạng Và Kết Quả Nghiên Cứu Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Bhxh Tỉnh Bình Dương
- Thống Kê Số Liệu Chi Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Bhxh Từ Năm
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Cho Các Nhân Tố Phụ Thuộc
- Phân Tích Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Trong Công Tác Thu Bhxh Tại Tỉnh Bình Dương
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Trong Công Tác Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
22.23 | 15.979 | .713 | .814 | |
TTTT7 | 22.30 | 18.348 | .454 | .851 |
5. Giám sát: Cronbach’s alpha: 0.866 | ||||
GS1 | 18.44 | 18.237 | .596 | .854 |
GS2 | 18.48 | 16.974 | .644 | .846 |
GS3 | 18.36 | 17.142 | .702 | .836 |
GS4 | 18.52 | 17.591 | .599 | .854 |
GS5 | 18.46 | 15.611 | .767 | .823 |
GS6 | 18.63 | 16.726 | .667 | .842 |
6.YTTG: Cronbach’s alpha: 0.805 | ||||
YTTG1 | 10.30 | 5.814 | .764 | .682 |
YTTG2 | 9.97 | 7.115 | .462 | .829 |
YTTG3 | 10.09 | 6.012 | .684 | .723 |
YTTG4 | 10.32 | 6.846 | .586 | .771 |
7.Kiểm soát nội bộ: Cronbach’s alpha: 0.813 | ||||
KSNB1 | 11.41 | 4.966 | .590 | .784 |
KSNB2 | 11.22 | 4.677 | .736 | .721 |
KSNB3 | 11.46 | 4.082 | .671 | .750 |
KSNB4 | 11.15 | 5.029 | .556 | .799 |
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu tác giả tháng 8/2018)
Thang đo (1): Môi trường kiểm soát có hệ số Cronbach’s alpha là 0,828 lớn hơn 0,6 và giá trị tương quan biến tổng của biến MTKS1, MTKS2, MTKS3, MTKS4, MTKS5 và MTKS6, MTKS7 đều lớn hơn 0,3. Biến này đủ điều kiện để giải thích cho thang đo và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo (2): Đánh giá rủi ro có hệ số Cronbach’s alpha là 0.843, lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3 nên các biến này phù hợp để giải thích trong thang đo. Vì vậy, các biến đo lường thành phần đánh giá rủi ro đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo (3): Hoạt động kiểm soát có hệ số cronbach’s alpha là 0,88 lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3. Các biến này đủ điều kiện để giải thích cho thang đo và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo (4): Thông tin và truyền thông có hệ số cronbach’s alpha là 0,851 lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3. Các biến này đủ điều kiện để giải thích cho thang đo và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo (5): Giám sát có hệ số cronbach’s alpha là 0,866 lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3. Các biến này đủ điều kiện để giải thích cho thang đo và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo (6): Ý thức tham gia có hệ số cronbach’s alpha là 0,805 lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3. Các biến này đủ điều kiện để giải thích cho thang đo và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo (7): Kiểm soát nội bộ có hệ số cronbach’s alpha là 0,813 lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3. Vì vậy, Các biến này đủ điều kiện để giải thích cho thang đo và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Như vậy, kết quả đánh giá thang đo bằng phương pháp Cronbach’s alpha cho các thang đo trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 7 thành phần nhân tố cho thấy tất cả 7 nhân tố đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích EFA. Khi xem xét tương quan trong biến tổng của từng biến (biến quan sát) trong tổng số 43 biến quan sát được xây dựng để đo lường cho 07 nhân tố. Các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên không bị loại khỏi thang đo trong phân tích EFA tiếp theo. Do đó, dữ liệu phân tích EFA vẫn còn nguyên biến quan sát của 07 nhân tố thành phần.
4.3.3. Phân tích hồi quy EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), 43 biến quan sát đủ tiêu chuẩn cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Trong đó, chia làm 2 giai đoạn trong phân tích EFA, bao gồm: phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập và phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố hệ thống KSNB của BHXH tỉnh Bình Dương.
Phân tích EFA phải thỏa mãn 5 điều kiện như sau:
(1) Hệ số KMO: là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, EFA thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Kiểm định Bartlet xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, p.262).
(2) Hệ số tải nhân tố (hay trọng số nhân tố) (Factor Loading) > 0,5 để tạo giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 1998). Hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; hệ số tải nhân tố> 0,4 được xem là quan trọng; và ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố > 0,75. Với mẫu khảo sát thu được trong nghiên cứu này là 192, tác giả chấp nhận hệ số tải nhân tố từ 0,5 trở
lên. Với các biến không đạt tiêu chí này thì bị loại vì không phải là biến quan trọng trong mô hình.
(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. (Hair và DGRRg, 1998 và Gerbing & Anderson, 1988)
(4) Hệ số Eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson, 1998). Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số eigenvalue - đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
(5) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).
Sau khi kiểm tra điều kiện (1) của phân tích nhân tố khám phá là xác định số lượng nhân tố thông qua điều kiện (3) là phương sai trích ≥ 50% và (4) là eigenvalue
>1. Tiếp đến, kiểm tra giá trị hội tụ theo điều kiện (2) và giá trị phân biệt theo điều kiện (5) của các thang đo nhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi quy mô hình tiếp theo. Chạy mô hình theo phương pháp “Principle component” và chọn phép xoay Varimax (là phương pháp xoay vuông góc và cố định gốc). Kết quả phân tích EFA phải đáp ứng giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Cuối cùng, tiến hành đặt tên lại các nhân tố và xây dựng lại mô hình và giả thiết nghiên cứu. Các thành phần của các nhân tố dùng để tính toán chỉ được hình thành sau khi kiểm tra EFA và Cronbach’s alpha.
4.3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập
Phân tích nhân tố lần 1
Kết quả phân tích nhân tố lần 1 có hệ số KMO = 0.810 và kiểm định Barlett có ý nghĩa (sig = 0.000 <0.05) cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp dữ liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Giá trị eigenvalue là 1.052 và tổng phương sai trích đạt được là 67.598%. Xét hệ số tải nhân tố của các biến:
Lần lượt loại các biến DGRR1, TTTT1, MTKS1, MTKS2, TTTT5 vì nằm ở 2 nhóm nhân tố và hiệu giữa các hệ số tải nhỏ hơn 0.3 hoặc có hệ số tải nhỏ hơn 0.5
Sau khi lần lượt loại các biến không phù hợp thực hiện EFA với 34 biến còn lại.
- Kết quả phân tích nhân tố có hệ số KMO = 0.788 và kiểm định Barlett có ý nghĩa (sig = 0.000 <0.05) cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp dữ liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Giá trị eigenvalue là 1.215 và tổng phương sai trích đạt được là 67.823 %. Hệ số tải của các nhân tố đều đạt.
Bảng 4.5: Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố độc lập
Component | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
MTKS3 | ,807 | |||||||
MTKS4 | ,888 |
,730 | |||||||
MTKS6 | ,763 | ||||||
MTKS7 | ,873 | ||||||
DGRR2 | ,846 | ||||||
DGRR3 | ,506 | ||||||
DGRR4 | ,655 | ||||||
DGRR5 | ,816 | ||||||
DGRR6 | ,765 | ||||||
DGRR7 | ,668 | ||||||
DGRR8 | ,502 | ||||||
HDKS1 | ,642 | ||||||
HDKS2 | ,574 | ||||||
HDKS3 | ,775 | ||||||
HDKS4 | ,675 | ||||||
HDKS5 | ,897 | ||||||
HDKS6 | ,862 | ||||||
HDKS7 | ,870 | ||||||
TTTT2 | ,733 | ||||||
TTTT3 | ,706 | ||||||
TTTT4 | ,876 | ||||||
TTTT6 | ,865 | ||||||
TTTT7 | ,847 | ||||||
GS1 | ,553 | ||||||
GS2 | ,710 | ||||||
GS3 | ,746 | ||||||
GS4 | ,672 | ||||||
GS5 | ,816 | ||||||
GS6 | ,766 | ||||||
YTTG1 | ,893 | ||||||
YTTG2 | ,643 | ||||||
YTTG3 | ,836 | ||||||
YTTG4 | ,769 |
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu tác giả tháng 8/2018)
Ghi chú: Phương pháp trích: Phân tích nhân tố xác định.
Phương pháp xoay: Xoay Varimax vuông góc với chuẩn hóa của Kaiser
Như vậy qua phân tích nhân tố, thang đo từ 39 biến còn lại 34 biến và hội tụ thành 8 nhân tố.
1. Nhân tố thứ nhất – “Môi trường kiểm soát” gồm các biến sau:
MTKS3: BHXH tỉnh Bình Dương giải quyết hồ sơ đúng thời hạn quy định.
MTKS4: Cách thức thiết lập quyền lực và trách nhiệm cũng như khả năng tổ chức và phát triển công việc tại đơn vị.
MTKS5: Những chỉ đạo, hướng dẫn của ban lãnh đạo trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, viên chức.
Ở nhân tố này, còn lại 3 biến thành phần thuộc nhân tố “Môi trường kiểm soát”.
2. Nhân tố thứ hai “Môi trường kiểm soát nội bộ” gồm các biến sau: MTKS6: Sự minh bạch trong hoạt động về kiểm soát thu, chi các chế độ BHXH MTKS7: Chính sách tuyển dụng nhân sự chú trọng đến chuyên môn và đạo đức
lao động
3. Nhân tố thứ ba– “Đánh giá rủi ro” gồm các biến sau:
DGRR2: Sự thận trọng của Ban lãnh đạo trong việc xem xét và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn tại đơn vị.
DGRR3: Biện pháp và cách giải quyết vấn đề của Ban lãnh đạo khi xảy ra rủi ro tiềm ẩn tại đơn vị.
DGRR4: Cảnh báo của Ban lãnh đạo cơ quan BHXH đối với đơn vị trực thuộc để ngăn chặn rủi ro.
DGRR5: Chế độ báo cáo định kỳ về đánh giá rủi ro của các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH.
DGRR6: Xây dựng các quy trình đánh giá rủi ro tại đơn vị. DGRR7: Có các phương pháp đánh giá rủi ro.
DGRR8: Đề ra các biện pháp để quản lý rủi ro.
Ở nhân tố này các 7 biến thành phần đạt yêu cầu được giữ lại và vẫn thuộc nhân tố “Đánh giá rủi ro”.
4. Nhân tố thứ tư – “Hoạt động kiểm soát” gồm các biến sau:
HĐKS1: Để kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ.
HĐKS2: Việc triển khai chính sách pháp luật BHXH trong hoạt động quản lý quỹ BHXH.
HĐKS3: Nắm rõ các quy định nghiệp vụ chuyên môn về luật BHXH của Ban lãnh đạo.
HĐKS4: Việc phê duyệt các quyết định, văn bản hướng dẫn về luật BHXH của các cấp lãnh đạo.
HĐKS5: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý quỹ BHXH.
HĐKS6: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra về thực hiện quy định BHXH, BHYT, BHTN hàng năm.
HĐKS7: Kế hoạch luân phiên luân chuyển các bộ, viên chức trong cơ quan BHXH.
Ở nhân tố này 7 biến thành phần đạt yêu cầu được giữ lại và thuộc nhân tố “hoạt động kiểm soát”.
5. Nhân tố thứ năm – “Thông tin và truyền thông” gồm các biến như sau:
TTTT2: Thông tin được cung cấp đúng chổ, đủ chi tiết trình bày thích hợp và kịp
thời.
TTTT4: Sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với việc phát triển hệ thống thông tin.
TTTT6: Đảm bảo truyền thông giữa các bộ phận phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc BHXH Bình Dương.
Ở nhân tố này 3 biến thành phần đạt yêu cầu được giữ lại và vẫn thuộc nhân tố “Thông tin và truyền thông 1”.
6. Nhân tố thứ sáu – “Thông tin phản hồi” gồm các biến như sau: TTTT3: Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác từ cấp trên xuống cấp dưới. TTTT7: Theo dõi phản hồi thông tin.
7. Nhân tố thứ bảy - “Giám sát” bao gồm các biến như sau:
GS1: Kết quả thanh tra, kiểm tra về BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp tham gia BHXH.
GS2: Sự giám sát tình hình và kết quả hoạt động của Ban lãnh đạo đối với bộ phận kiểm soát nội bộ.
GS3: Biện pháp khắc phục khi phát hiện hạn chế yếu kém trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
GS4: Sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật BHXH.
GS5: Biện pháp xử lý khi có kết luận về dấu hiệu vi phạm khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát.
GS6: Sự đồng tình của tổ chức cá nhân trong công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Ở nhân tố này 6 biến thành phần đạt yêu cầu được giữ lại và vẫn thuộc nhân tố “Giám sát”.
8. Nhân tố thứ tám - “Ý thức tham gia BHXH” bao gồm các biến như sau:
YTTG1: Người sử dụng lao động có ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHXH cho người lao động.
YTTG2: Người lao động có ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHXH có lợi ích cho bản thân.
YTTG3: Cơ quan BHXH có thanh tra, kiểm tra về việc tham gia BHXH cho người lao động.
YTTG4: Cơ quan BHXH có thường xuyên tuyên truyền đến người sử dụng lao động và người lao động về tầm quan trọng của việc tham gia BHXH.
Ở nhân tố này 4 biến thành phần đạt yêu cầu được giữ lại và vẫn thuộc nhân tố “Ý thức tham gia”.
4.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc
Kết quả kiểm định Barlett’s cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000), đồng thời hệ số KMO = 0.747 (lần 1) chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp.