đóng BHXH, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số 113/BHXH- QĐ ngày 22/6/1 996 ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định só 2352/1999/QĐ- BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH. Cho mãi đến khi Luật BHXH ra đời BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 3636/QĐ-BHXH ngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH; Quyết định 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, Quyết định này thay thế Quyết định 3636/QĐ-BHXH.
Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của công tác thu BHXH trong tình hình mới.
1.2.2.3. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện
Quản lý thu BHXH sẽ gắn chặt với những nội dung như: tổ chức quản lý đối tượng tham gia đóng BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp, phương thức và mức đóng góp.
* Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ là 1 trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu BHXH.
Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “đối tượng tham gia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân”. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH BB bao gồm những NLĐ nằm trong diện phải tham gia BHXH BB theo luật định và có sự tham gia của NSDLĐ. Việc xác định NSDLĐ không gặp nhiều khó khăn như việc xác định NLĐ, do NSDLĐ phần lớn là các doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, vì vậy cơ quan BHXH phối hợp
với các cơ quan cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động sẽ nắm được những NSDLĐ.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Những Vấn Đề Chung Về Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội
- Khung Phân Tích Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thu Bhxh Tại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên
- Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Phú Bình
- Tình Hình Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2012 - 2014
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Như vậy, một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH là quản lý đối tượng tham gia, mà cụ thể là người lao động và người sử dụng lao động. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH, việc làm rất cần thiết là phải quản lý được các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Sau khi xác định đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH theo luật định, tổ chức BHXH sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH cho người lao động thuộc phạm vi đơn vị, đồng thời tiến hành quản lý và kiểm tra việc thực hiện đóng đúng quy định của Nhà nước về hoạt động BHXH của các đơn vị sử dụng lao động này.
Quy trình quản lý thu BHXH là tổng thể các công việc cần phải tiến hành để đạt mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công tác thu BHXH cần thiết phải tiến hành một quy trình thu kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động tham gia và cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH. Hiện nay, căn cứ vào thời gian đơn vị sử dụng lao động tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau:
+ Đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tiên tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau:
- Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:
- Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng ký tham gia BHXH
- Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH
- Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động, BHXH huyện sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đóng, cấp sổ và tổ chức thu.
+ Đối với đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH bao gồm các công việc sau:
- Lập bảng kê khai danh sách lao động tham gia BHXH
- Lập bảng kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH
- BHXH huyện tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH.
Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH huyện sẽ nắm bắt được số lượng các đơn vị sử dụng lao động và số lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn huyện,.. Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH.
* Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội
Xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro cho nên khi thiết kế khoản đóng góp vào quỹ BHXH hầu hết các quốc gia trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương- tiền công của người lao động, thực hiện khấu trừ tiền lương của người lao động và các khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động chuyển khoản về đơn vị quản lý BHXH.
Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của người lao động (lương chính, các khoản phụ cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương- tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH.
Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản…) nên với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát.
Mức đóng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ văn minh của người dân, căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng của người tham gia như thế nào…
Do đó người quản lý phải nắm vững những yếu tố cơ bản bản này để đưa ra mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của quốc gia mình trong mỗi thời kỳ nhất định để đem lại hiệu quả tốt nhất cho chính sách BHXH. Mặt khác cơ quan quản lý nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với tất cả các đối tượng, tương quan tỷ lệ đóng giữa người sử dụng lao động và người lao động không được quá chênh lệch, không được làm cho chủ sử dụng lao động muốn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động.
* Tổ chức thu bảo hiểm xã hội
Để thực hiện việc tổ chức thu BHXH, BHXH các cấp cần phải thực hiện một số công việc sau:
Thứ nhất, phân cấp thu một cách hợp lý.
Phân cấp thu BHXH hợp lý là một điều kiện quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của công tác thu cũng như công tác quản lý thu. Nó giúp cho bộ máy hoạt động của tổ chức BHXH được thống nhất, không bị chồng chéo. Cụ thể công tác thu BHXH sẽ được phân cấp quản lý như sau:
- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của đơn vị sử dụng đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm các đơn vị: do Trung ương đảng quản lý, do tỉnh trực tiếp quản lý, DN có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị tổ chức quốc tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn, cơ quan tổ chức doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện bao gồm: đơn vị do huyện trực tiếp quản lý, đơn vị ngoài quốc doanh có sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên, xã, phường, thị trấn, đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
Căn cứ vào sự phân cấp trên BHXH các cấp sẽ tiến hành xác định những đối tượng nào hiện đang hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi mình quản lý. Từ đó xác định số lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động để có kế
hoạch tổ chức thu cụ thể. Sau đó phân chia công việc quản lý thu cho từng cán bộ trong đơn vị, mỗi cán bộ quản lý một khu vực khác nhau để công việc không bị chồng chéo lên nhau.
Thứ hai, lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hằng năm,
Đối với đơn vị sử dụng lao động, hàng năm đơn vị sử dung lao động có trách nhiệm đối chiếu số lao động quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý.
Đối với cơ quan BHXH huyện, hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn, lập hai bản kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc năm sau.
Thứ ba, quản lý tiền thu.
Theo quy định, BHXH huyện hay tỉnh không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất kỳ mục đích gì. Trong một số trường hợp đặc biệt phải có sự chấp nhận bằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Hàng quý, BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch, thừa thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi vào đầu tháng quý sau. Khi đó, BHXH Việt Nam sẽ thẩm định số thu BHXH theo 06 tháng hoặc hằng năm đối với BHXH thực hiện.
* Thông tin báo cáo
Công tác thông tin báo cáo trong quản lý thu là rất cần thiết, đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên, liên tục. Trong công tác thông tin báo cáo, các đơn vị thường sử dụng hệ thống biểu mẫu đã được BHXH Việt Nam quy định sẵn. Vì vậy để thực hiện thông tin báo cáo theo đúng quy định, cán bộ làm công tác chuyên môn phải nắm chắc từng biểu mẫu cũng như trường hợp sử dụng những giấy tờ đó. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý thu cũng phải kiểm tra xem những thông tin mà đối thượng tham gia khai báo đã
chính xác hay chưa để có điều chỉnh cho phù hợp.
Theo quy định, BHXH huyện sẽ mở sổ chi tiết thu BHXH bắt buộc theo mẫu quy định định kỳ hàng tháng, quý và năm.
* Quản lý hồ sơ, tài liệu.
Bởi vì các thông tin, dữ liệu của đối tượng tham gia thay đổi thường xuyên và số lượng giấy tờ, văn bản liên quan khá lớn nên BHXH huyện luôn phải cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH huyện cần xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng lý tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.
* Phương thức và mức đóng BHXH
Các hệ thống BHXH sử dụng nhiều phương thức thu, nộp khác nhau như :
- Thẻ dán tem: phương thức này hiện nay ít được áp dụng vì nó chỉ phù hợp với điều kiện mà hệ thống BHXH thực hiện thu và chi BHXH theo 1 tỷ lệ thống nhất.
- Hệ thống thu các khoản đóng góp theo sổ lượng, đây là phương thức được áp dụng rộng rãi ở các nước hiện nay.
Phương thức thu từ sổ lương được chủ sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt cho cơ quan BHXH trong khoảng thời gian đều nhau thông qua hệ thống ngân hàng hoặc các thể chế tài chính tiền tệ nào đó, thường là hàng tháng, phụ thuộc vào chu kỳ thanh toán tiền lương của đơn vị sử dụng lao động. Việc thực hiện phương thức thu các khoản đóng góp BHXH như thế nào cho hợp lý cần phải có sự thoả thuận trong cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động và phải được kiểm soát cẩn thận cả danh sách người lao động cũng như số tiền lương thực nộp cho toàn bộ lao động trong đơn vị tham gia BHXH cũng như từng người lao động.
Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu nộp BHXH là có thủ tục nhận tiền an toàn, tránh sự thất thoát.
1.2.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý thu bảo hiểm xã hội
* Chính sách tiền lương
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiên chính sách BHXH. Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên.
* Chính sách lao động và việc làm
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.
Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động vì:
- Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp,tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ Luật Lao động và pháp luật… Điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó
làm tăng mức đóng BHXH.
- Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH.
- Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ – BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.
* Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi khi tham gia BHXH
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng nhìn chung ý thức về việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động chưa cao, mặt khác người lao động nhận thức về quyền lợi còn hạn chế khi tham gia BHXH và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng đến công tác thu. Có nhiều hình thức trốn đóng BHXH, nhưng có thể khái quát các hình thức sau đây: