Bộ Máy Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Cấp Huyện.


Giám đốc

Phó Giám đốc

phụ trách thu

Tổ trưởng Tổ

thu

Cán bộ thu

Cán bộ thu

Cán bộ thu

Các đơn vị tham

gia BHXH TN


Hình 2.3. Bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội cấp Huyện.

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý Tổ thu có trách nhiệm xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội Huyện dự toán thu, kế hoạch phát triển đối tượng tham gia, kế hoạch thu nợ đối với các tổ chức, cá nhân nợ bảo hiếm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tố chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia và tổng hợp báo cáo sổ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Thực hiện hoàn thiện hồ sơ khởi kiện các tô chức và cá nhân vị phạm pháp luật về

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Huyện. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám độc Bảo hiểm xã hội Huyện giao.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Bảo hiểm xã hội Huyện giao. Trên cơ sở đó ban giám đốc BHXH huyện Đoan Hùng đã phân công nhiệm vụ của các tổ, bộ phận chuyên mộn nghiệp vu bám sát với tình hình thực tế phù hợp với quy định của Bảo hiếm xã hội tinh Phú Thọ, đảm bảo cho việc chuyên môn hóa, phát huy những mặt mạnh nhất của các tổ, các thành viên trong tổ nghiệp vụ để hoàn thành mọi kế hoạch được giao. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế như việc bố trí ở một số khâu còn chưa hợp lý, chưa khoa học, chưa đáp ứng được với nhiệm vụ được giao.

2.3.2. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

2.3.2.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Hiện nay, công tác quản lý thu BHXH TN trên địa bàn huyện Đoan Hùng được Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ giao cho cơ quan BHXH thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Theo báo cáo của BHXH huyện Đoan Hùng, hàng năm, số lao động tham gia BHXH TN đều năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2018, toàn huyện Đoan Hùng chỉ tiếp cận 457 người đóng BHXH TN thì đến 2020 đã có hơn 2.415 người tham gia. Do công tác thông tin, tuyên truyền được tăng cường nên NLÐ đã hiều biết đến chính sách BHXH TN.

Giai đoạn từ 2018 - 2020 số đối tượng đóng BHXH TN ngày càng tăng cao. Đặc biệt, Phó Giám đốc phụ trách BHXH huyện Đoan Hùng Nguyễn Thị Bình cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về cải cách chính sách BHXH (Nghị quyết 28), Đoan Hùng đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động các hội phụ nữ, bưu điện, đoàn thanh niên… ở các địa phương làm “cánh tay nối dài” xuống tận người dân để tuyên truyền về giá trị của BHXHTN đối với cuộc sống, từ đó người dân hiểu và tích cực tham gia. Nhiều người già yếu, sau khi đủ thời gian đóng bảo hiểm, được nhận lương hưu hằng tháng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2020, toàn huyện đã có gần 130 người mua BHXHTN. Tuy nhiên, tỷ lệ người đóng BHXH TN hiện nay chưa cao so với tổng số lao động thuộc diện đóng BHXH TN trên địa bàn (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện huyện Đoan

Hùng giai đoạn 2018 – 2020



Diễn giải

2018

2019

2020

Chênh lệch

Số lượng

(người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(người)

Cơ cấu

(%)

2019/

2018

2020/

2019

1. Dân trong độ tuổi

lao động toàn huyện

49.635

100

51.165

100

52.647

100

1.530

1.482

2. Tham gia BHXH

8.735

17,60

9.795

19,14

11.062

21,01

1.060

1.267

- Tham gia BHXH BB

8.278

16,68

8.769

17,14

8.647

16,42

491

-122

- Tham gia BHXH TN

457

0,92

1.026

2,00

2.415

4,59

569

1.389

3. Chưa tham gia

BHXH

40.900

82,40

41.370

80,86

41.585

78,99

470

215

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng - 6

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Qua bảng 2.3 cho thấy: Tổng số người tham gia BHXH trên địa bàn toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2020 là 11.062 người đạt tỉ lệ là 21,01% số người trong độ tuổi lao động. Trong đó, đối tượng tham gia BHXH TN có số người tham gia tương đối thấp, chỉ có 2.415 người đạt tỷ lệ 4,59% tổng số người trong độ tuổi lao động. Trong đó số người chưa tham gia BHXH của là 41.585 người, chiếm tỷ lệ 78,99%, số chưa tham gia đa phần là những người nông dân, buôn bán, đi làm thuê… có mức thu nhập thấp không ổn định. Tuy nhiên nhìn vào số liệu qua các năm 2018, 2019, 2020 thì số lượng người tham gia BHXH TN vẫn tăng, cụ thể là trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khi tình hình kinh tế và thu nhập cá nhân có xu hướng giảm thì đối tượng tham gia năm 2019 tăng 569 người, tương ứng với 46,89% so với năm 2018; năm 2020 tăng 1.389 người, tương đương với 235,38% so với năm 2019 . Điều đó cho thấy nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện dần tăng lên và công tác tuyên truyền của các cấp các ngành nói chung và của cán bộ BHXH huyện nói riêng đã tác động một cách mạnh mẽ đến người dân trong địa bàn huyện.

Lý do không tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng chủ yếu vẫn là do thu nhập thấp, quyền lợi khi tham gia còn hạn chế, thông tin hiểu biết về chính sách BHXH TN chưa đầy đủ…



0

(NGƯỜI)


(NGƯỜI)


(NGƯỜI)

SỐ LƯỢNG

SỐ LƯỢNG

SỐ LƯỢNG

2018

2019

2020


60000


50000

49635

51165

52647

40000


30000


20000


10000

457

1026

2415

1. Dân trong độ tuổi lao động toàn huyện - Tham gia BHXH TN

Hình 2.4. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2018-2020.

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Cụ thể ta thấy qua Đồ thị hình 2.4, số người tham gia còn hạn chế và chiếm một phần rất nhỏ so với số người trong độ tuổi lao động toàn Huyện. Căn cứ vào tần suất thu nhập hàng tháng của người lao động và điều kiện về thời gian, công việc mà mỗi người lựa chọn phương thức đóng BHXHTN khác nhau. Theo quy định về BHXH tự nguyện thì có 5 hình thức đóng khác nhau: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 1 lần và đóng 1 lần cho nhiều năm sau (không quá 5 năm) để các cá nhân tham gia BHXHTN có thể lựa chọn cho phù hợp.

Nếu nhóm người có lương đều đặn hàng tháng thì có thể lựa chọn đóng hàng tháng để đảm bảo duy trì quỹ BHXHTN của cá nhân họ, hay đối với những người buôn bán thời gian bận rộn thì có thể lựa chọn đóng theo 3 tháng 6 tháng hoặc 12 tháng để không ảnh hưởng đến công việc. Kết quả tổng hợp từ thực tế cho thấy:

Bảng 2.4. Sự tham gia BHXH TN theo phương thức đóng giai đoạn 2018 – 2020.


Chỉ tiêu

Năm 2018 (số người)

Năm 2019

(số người)

Năm 2020 (số người)

1. Đóng hàng tháng

40

21

11

2. Đóng 3 tháng

80

268

369

3. Đóng 6 tháng

139

351

664

4. Đóng 12 tháng

198

386

1.301

5. Đóng 1 lần cho nhiều năm sau (không quá 5 năm)

0

0

70

Tổng cộng

457

1.026

2.415

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Với phương thức đóng hàng tháng thì người dân có nhu cầu đóng không nhiều điều đó phần nào nói lên thu nhập hàng tháng của người lao động không ổn định, số người đóng hàng tháng năm 2020 chỉ chiếm 0,46% số người tham gia BHXH TN (tương đương với 11 người).

Phương thức đóng 3 tháng và 6 tháng một lần có số người tham gia chiếm tỉ lệ cao hơn. Đóng 3 tháng một lần năm 2020 chiếm 15,28% số người tham gia BHXH TN, đóng 6 tháng 1 lần năm 2020 chiếm 27,49% số người tham gia BHXH TN, điều đó chứng tỏ người lao động có thể cân đối nguồn thu nhập của mình trong 3 tháng và 6 tháng ổn định hơn hàng tháng.

Phương thức đóng 12 tháng 1 lần có số người tham gia nhiều nhất năm 2020 chiếm 53,87% số người tham gia BHXH tự nguyện như vậy người lao động thu nhập hàng tháng không ổn định, thời gian đi làm thường xuyên bận rộn, để tránh việc quên nộp tiền vào quỹ BHXH những người lao động này đã chọn phương thức đóng 12 tháng 1 lần. Bên cạnh đó thì phương thức đóng 1 lần cho nhiều năm sau nhưng không quá 5 năm chỉ có 70 người tham gia năm 2020 chiếm tỷ lệ 2,89%, vì thu nhập hàng tháng của người lao động không đều, số tiền tích cóp nhàn rỗi không có dôi dư nhiều.

Thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXH tự nguyện. Nếu như thu nhập của người dân ở mức cao thì một phần họ dùng để trang trải cho cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản xuất sau đó họ mới tính toán cho quỹ dự phòng trong tương lai. Vì thế việc tham gia BHXH tự nguyện của mỗi người tùy vào khả năng tài chính của họ.

Như vậy, khi thu nhập càng cao thì số lượng người quyết định tham gia BHXH TN càng nhiều. Bởi điều kiện để tham gia BHXH TN của người lao động ở khu vực phi chính thức là phải có việc làm, có thu nhập, nhưng quan trọng hơn là phải có tiết kiệm và tích luỹ. Số tiền tiết kiệm thường được sử dụng vào việc mua sắm tài sản nhằm tái sản xuất mở rộng, hoặc dùng để xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt và những nhu cầu chi tiêu khác như ma chay, cưới xin, thăm hỏi, giỗ tết và các khoản đóng góp xã hội khác. Chính vì vậy, nếu số tiền còn lại để có thể đóng góp, tham gia BHXH tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm khác là không nhiều nên khả năng tham gia BHXH tự nguyện của họ gặp nhiều khó khăn. Điều đó chứng tỏ thu nhập có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân.

2.3.2.2. Quản lý tiền thu (quỹ) bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Sự gia tăng số thu BHXH TN trong những năm qua chủ yếu là do số lượng người đóng BHXH TN tăng lên. Năm 2018 thu được 2.200 triệu đồng, đến năm 2020 đã tăng đến 9.000 triệu đồng vượt chỉ tiêu 128,88% so với kế hoạch. Năm 2020 số thu tăng lên

đột biến do kết quả tích cực từ công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia của tập thể ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

Bảng 2.5. Số tiền thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Đoan Hùng 2018-2020



Năm

Kế hoạch BHXH Tỉnh giao (tỷ đồng)

Số tiền thu BHXH TN (triệu đồng)

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch (%)

2018

1.580

2.200

139,24

2019

3.467

4.500

129,80

2020

6.983

9.000

128,88

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Nhìn vào giai đoạn 2018-2020, thu Bảo hiểm xã hội tăng qua từng năm, vượt xuất sắc kế hoạch do BHXH Tỉnh giao. Một yếu tố làm nên sự phát triển của quỹ BHXH TN chính là mức đóng BHXH TN hiện nay đang từng bước phù hợp với thu nhập của NLĐ. Qua khảo sát cho thấy 635 nguời được hỏi nhận xét mức đóng cao (chiếm 41,2%), 54,41% (345 người) là cho mức đóng bình thường (tức hợp lý với mức thu nhập của họ), cuối cùng là 1,39% con số không đáng kể cho việc phản ánh mức đóng thấp. Điều đó chứng tỏ, trên 50% NLĐ đã thấy mức đóng là phù hợp với mình, tuy nhiên vẫn còn một số cho là mức đóng cao so với khả năng chi trả của mình. (Biểu đồ hình 2.5)

1.39%

41.2%

54.41%

Bình thường Cao Thấp

Hình 2.5. Ý kiến của người lao động về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nguồn: Kết quả khảo sát BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Số thu BHXH TN tăng nhưng đồng thời số chi BHXH TN cũng tăng theo, ta thấy qua Bảng 2.6 Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ có thể gây ra sự mât cân đồi quỹ BHXH TN trên toàn Huyện.

Bảng 2.6. Cân đối thu – chi Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn 2018-2020



Nội dung

Số người tham gia (Người)

Số người hưởng

lương hưu

(người)

Số người chênh lệch (người)

Số tiền thu (triệu đồng)

Số tiền chi (triệu

đồng)

Số tiền chênh lệch thu-chi (tỷ

đồng)

Năm 2018

457

54

403

2.200

1.095

1.105

Năm 2019

1.026

70

956

4.500

2.119

2.381

Năm 2020

2.415

89

2.326

9.000

5.316

3.684

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Với sự chỉ đạo của BHXH Tỉnh Phú Thọ, BHXH Huyện trong thực thi nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH TN, luôn chú trọng công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHXH TN nói riêng. Hiện nay thủ tục tham gia BHXH TN rất đơn giản. Theo Quyết định 595/QÐ-BHXHN ngày 14/04/2017, Người tham gia BHXH TN chi cân khai vào 01 tờ khai mẫu TK1-TS. Đai lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH) chỉ lập 01 Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu DO5-TS).

2.3.2.3. Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXH tự nguyện. Nếu như thu nhập của người dân ở mức cao thì một phần họ dùng để trang trải cho cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản xuất sau đó họ mới tính toán cho quỹ dự phòng trong tương lai. Vì thế việc tham gia BHXH tự nguyện của mỗi người tùy vào khả năng tài chính của họ và việc tham gia BHXH tự nguyện thực tế tại huyện Đoan Hùng giai đoạn 2018-2020 với nhiều mức đóng khác nhau được tổng hợp ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Mức đóng của người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn 2018-2020.


Chỉ tiêu

Năm 2018

(số người)

Năm 2019

(số người)

Năm 2020

(số người)

1.Mức 700.000 - 1.000.000

2.Mức 1.050.000 - 1.500.000

3.Mức 1.550.000 - 2.000.000

4.Mức 2.050.000 - 2.500.000

5.Mức 2.550.000 - 3.000.000

6.Mức 3.050.000 - 3.500.000

7.Mức 3.550.000 - 4.000.000

8.Mức 4.050.000 - 4.500.000

9.Mức 4.550.000 - 5.000.000

10. Mức 5.050.000 - 5.500.000

Tổng cộng

5

198

114

81

15

9

11

10

8

6

457

12

234

278

199

109

89

70

13

14

8

1.026

107

569

882

435

113

157

95

25

21

11

2.415

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Năm 2020 số người tham gia BHXH tự nguyện ở mức trên 3.000.000đ so với năm 2019 và 2018 có sự thay đổi nhiều. Số người tham gia ở mức từ 700.000đ đến 1.000.000đ tăng tương đối nhiều so với năm 2018 (tăng 102 người) chiếm tỷ lệ 4,43%; Số người tham gia đông nhất là ở mức từ 1.550.000đ đến dưới 2.000.000đ có 882 người chiếm 36,52% ; mức từ 2.050.000đ đến 2.500.000đ là 435 người chiếm 18,01% còn lại các mức khác số người tham gia ít điều đó chứng tỏ thu nhập của người lao động nói chung vẫn còn rất thấp, không ổn định, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.

Như vậy, khi thu nhập càng cao thì số lượng người quyết định tham gia BHXH TN càng nhiều. Bởi điều kiện để tham gia BHXH TN của người lao động ở khu vực phi chính thức là phải có việc làm, có thu nhập, nhưng quan trọng hơn là phải có tiết kiệm và tích luỹ. Số tiền tiết kiệm thường được sử dụng vào việc mua sắm tài sản nhằm tái sản xuất mở rộng, hoặc dùng để xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt và những nhu cầu chi tiêu khác như ma chay, cưới xin, thăm hỏi, giỗ tết và các khoản đóng góp xã hội khác. Chính vì vậy, nếu số tiền còn lại để có thể đóng góp, tham gia BHXH tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm khác là không nhiều nên khả năng tham gia BHXH tự nguyện của họ gặp nhiều khó khăn. Điều đó chứng tỏ thu nhập có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023