Thống Kê Số Liệu Chi Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Bhxh Từ Năm


với năm 2015, số người tham gia BHTN là 850.474 người tăng 3% so với năm 2015. Năm 2017 số người tham gia BHXH là 906.127 người tăng 5,2% so với năm trước, số người tham gia BHYT là 1.770.198 người tăng 11,09% so với năm trước, số người tham gia BHTN là 895.919 người tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước.

- Qua số liệu phân tích theo biểu đồ hình 4.3 cho thấy được số thu BHXH, BHYT, BHTN của năm sau luôn luôn cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng cụ thể như: Năm 2013 số thu BHXH, BHYT, BHTN là 8.829,5 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2012; Năm 2014 số thu BHXH, BHYT, BHTN là 11.003,7 tỷ đồng tăng 24,6% so với năm 2013; Năm 2015 số thu BHXH, BHYT, BHTN là 13.115,9 tỷ đồng tăng 19,2% so với năm 2014; Năm 2016 số thu BHXH, BHYT, BHTN là 15.861,4 tỷ đồng tăng 20,93% so với năm 2015; Năm 2017 số thu BHXH, BHYT, BHTN là 17.760,4 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Qua phân tích số liệu trên ta có thể thấy rằng số thu tăng cao này một phần chính là do tác động nhiều yếu tố khách quan như: chính sách mở cửa thu hút đầu tư của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng; do tăng mức tiền lương, tiền công đóng BHXH; tỷ lệ đóng BHXH tăng; tăng tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng hàng năm; người sử dụng lao động và người lao động ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, tính thiết thực khi tham gia BHXH, đó là chính sách đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống lâu dài của họ; nền kinh tế chính trị xã hội phát triển ổn định, dần đi vào quỹ đạo nên có nhiều doanh nghiệp tham gia; mức sống của người dân ngày một cải thiện, nâng cao, nhận thức của người dân ngày càng tăng với mong muốn cuộc sống được đảm bảo, ấm no hạnh phúc …

Về công tác chi giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho người lao động được xác định là một trong những công tác trọng tâm của ngành BHXH trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Hàng năm, công tác giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện theo phương châm kịp thời, đầy đủ, chính xác. Khi người lao động gặp rủi ro bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, nghỉ hưu thì đây là thời điểm họ bị mất thu nhập nhưng lại rất cần tiền để trang trải cuộc sống và các chi phí liên quan đến nhu cầu. Do đó, cơ quan BHXH cần phải kịp thời giải quyết đầy đủ các chế độ theo quy định pháp luật cho người lao động để bù đắp cho những rủi ro mà người lao động gặp phải trong thời gian này. Đồng thời cũng cần tránh giải quyết sai đối tượng, giải quyết sai quyền lợi làm ảnh hưởng tới quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Từ năm 2013 đến năm 2017 tình hình chi giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Thống kê số liệu chi giải quyết chế độ chính sách BHXH từ năm

2013 - 2017


Đơn vị tính: tỷ đồng



Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Số người hưởng

chế độ

Số chi (tỷ đồng)

Số người hưởng

chế độ

Số chi (tỷ

đồng)

Số người hưởng

chế độ

Số chi (tỷ

đồng)

Số người hưởng

chế độ

Số chi (tỷ

đồng)

Số người hưởng

chế độ

Số chi (tỷ

đồng)

BHXH


1.024.584


2.230,9


1.098.869


2.570,2


1.193.441


3.046,4


1.273.625


3.515,7


1.515.778


4.346,8

BHYT


3.751.101


678,1


4.281.166


969


4.385.487


1.145,5


5.639.939


1.709,5


6.434.020


2.238,8

BHTN


53.281


0,403


62.217


0,543


53.737


0,467


55.648


0,513


61.009


0,684

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương - 8

Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Bình Dương qua các năm từ 2013 đến 2017

6434020

5639939

4281166

4385487

3751101

BHXH

BHYT

1515778

BHTN

1024584

1098869

1193441

1273625

53281

62217

53737

55648

61009

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số lượt người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN từ năm

2013 đến năm 2017


4346.8

3515.7

3046.4

2570.2

2230.9

2238.8

1709.5

BHXH

BHYT BHTN

969

1145.5

678.1


0.403

0.543

0.467

0.513

0.684

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017


Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện số chi BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 đến năm 2017

Qua biểu đồ hình 4.4 và 4.5 phân tích số liệu thể hiện số lượt người hưởng chế độ, chính sách BHXH cho thấy việc chi trả chế độ luôn được đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng kịp thời và chính xác đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cụ thể: Từ năm 2013 số người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN là 4.828.966 người tương ứng với số tiền là 2.909,403 tỷ đồng; năm 2014 số người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN là 5.442.252 người tương ứng với số tiền là 3.539,743 tỷ đồng; năm 2015 số người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN là 5.632.665 người tương ứng với số tiền là 4.192,367 tỷ đồng; năm 2016 số người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN là 6.969.212 người tương ứng với số tiền là 5.225,713 tỷ đồng; năm 2017 số người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN là 8.010.807 người tương ứng với số tiền là 6.586,284 tỷ đồng.

4.2.2. Công tác kiểm tra thu BHXH tại Tỉnh Bình Dương

Nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra là công cụ giúp cho người lãnh đạo phát hiện những nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm nhằm điều chỉnh trong quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý của mình để đạt hiệu quả cao. Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của BHXH tỉnh Bình Dương có nhiều thuận lợi.

Trước hết công tác này luôn nhận được sự quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời của BHXH Việt Nam, Vụ thanh tra – kiểm tra, Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và sự phối hợp đồng bộ, tích cực của các sở, ban ngành có liên quan chính quyền các cấp trong triển khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra và việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của BHXH tỉnh Bình Dương. Lãnh đạo BHXH tỉnh Bình Dương đã xác định kiểm tra là hoạt động cần thiết, quan trọng hàng đầu, là một công cụ hữu ích trong công tác quản lý vì vậy luôn quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đảm bảo vừa hồng, vừa chuyên, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm để nhắc nhở, uốn nắn hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên công tác kiểm tra thu cũng gặp một số khó khăn như điều kiện về địa lý không thuận lợi, địa bàn rộng, cơ sở vật chất cũng như biên chế nhân sự của BHXH tỉnh Bình Dương còn thiếu chưa đáp ứng với điều kiện công việc. Chưa có chế tài đủ mạnh đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; các quyết định xử lý sau khi thanh tra, kiểm tra của BHXH tỉnh Bình Dương chưa được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Việc theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện của các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra chưa chặc chẽ. Mặc dù BHXH tỉnh Bình Dương đã thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và đã xử phạt đối với các đơn vị chậm đóng hoặc cố tình nợ đọng kéo dài, tuy nhiên các đơn vị còn chưa chấp hành trong việc nộp phạt và khắc phục tình trạng nợ BHXH. Các sai phạm chủ yếu của các doanh nghiệp vẫn còn diễn ra khá phổ biến như:


tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài, chưa tham gia BHXH đầy đủ, kịp thời cho người lao động; tiền lương căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thấp hơn thực tế; việc theo dõi tăng, giảm đối tượng tham gia BHXH chưa chặc chẽ; thanh toán chế độ cho người lao động không theo quy định. Do đó, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa cao.

Bảng 4.3: Thống kê số liệu thanh kiểm tra từ năm 2013 - 2017


Nội dung

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Số đơn vị được thanh tra -kiểm

tra (Đơn vị)

468

347

478

572

597

Số tiền đã thu hồi (Tỷ đồng)

1.220

0.886

1.828

2.546

3.768

Nguồn:Báo cáo của phòng Thanh tra, kiểm tra BHXH tỉnh Bình Dương

Vì vậy, hướng sắp tới của công tác kiểm tra thu BHXH tại Tỉnh Bình Dương là phải xem xét đề xuất việc áp dụng các biện pháp buộc trích tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc nêu tên doanh nghiệp nợ đọng kéo dài trên các kênh thông tin nhằm giảm thiểu tình trạng tái nợ đối với các doanh nghiệp đã được thanh tra hoặc đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục tái nợ. Phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra và đề xuất phương án xử lý các doanh nghiệp chưa thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra. Tích cực tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành thông qua việc học hỏi nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra doanh nghiệp. Tuyên truyền vận động để người lao động và người sử dụng lao động ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tăng cường trong việc quản lý, đôn đốc thực hiện chính sách BHXH của doanh nghiệp; thực hiện đôn đốc thu nợ thường xuyên. Phối hợp chặc chẽ với tổ chức công đoàn các cấp để kiên quyết thực hiện khởi kiện ra tòa đối với những đơn vị sử dụng lao động cố tình nợ.

4.2.3. Những hạn chế trong công tác kiểm tra nội bộ thu BHXH tại Tỉnh Bình

Dương

Nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền BHXH, thậm chí chấp nhận bị xử phạt vì nợ đọng BHXH để dùng vào những việc khác. Nhiều chủ sử dụng lao động tìm mọi cách trốn tránh việc tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động với người lao động dưới 3 tháng và cách quãng thời gian; không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động đúng với mức lương được trả, chỉ tham gia với mức lương tối thiểu. Nhiều doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ và đối phó. Người lao động tuy được ký kết hợp đồng lao động nhưng không biết công việc của mình phải làm và các quyền lợi được hưởng, trong đó


có quyền lợi về BHXH. Hầu hết các đơn vị khu vực ngoài Nhà nước không thực hiện xây dựng thang lương, bảng lương Nhà nước quy định; không đăng ký thang bảng lương áp dụng thực hiện với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều doanh nghiệp tự soạn hợp đồng lao động, tự cắt bỏ các tiêu thức của hợp đồng lao động theo quy định nhằm tránh né thực hiện các chính sách lao động như: hợp đồng không ghi rõ tiền lương được hưởng mà chỉ ghi “tiền lương theo sản phẩm” hoặc “tiền lương theo kết quả lao động” nhằm tránh nộp BHXH trên mức lương thực trả với cơ quan BHXH. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn các huyện hoạt động mang tính thời vụ, sử dụng lao động nông thôn là chính, không có sự gắn bó lâu dài giữa chủ sử dụng lao động và người lao động nên chủ sử dụng lao động không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động và bản thân người lao động cũng chỉ muốn nhận được toàn bộ số tiền công mà chủ sử dụng lao động trả. Ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thu nhập cao, mặc dù người lao động biết chủ sử dụng lao động cố tình làm sai quy định của Luật BHXH, không đăng ký tham gia BHXH cho họ nhưng vì sợ mất việc nên không dám đòi hỏi. Việc thất thoát nguồn thu BHXH phổ biến vẫn là kê khai không đủ số lao động thuộc diện đóng bắt buộc, kê khai tiền công tháng đóng BHXH thấp hơn so với tiền công thực lĩnh, nhưng chủ sử dụng lao động tìm mọi cách bao biện hành vi trên và thực tế khó kiểm soát.

Ngoài các nguyên nhân trên gây ảnh hưởng đến công tác thu BHXH những tháng đầu năm, là những yếu tố khách quan khác tác động đến việc tham gia BHXH của doanh nghiệp như: ảnh hưởng của việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng của Nhà nước; đặc thù của tỉnh ta là nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt, may, sản phẩm may chủ yếu là gia công đơn hàng cho nước ngoài nên phụ thuộc rất nhiều vào đối tác, không chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ. Cơ quan BHXH chưa nắm chắc hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập hoặc hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động… Khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, các quán bar, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ… không ký kết hợp đồng với người lao động nên việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở các đơn vị này không đơn giản.

Mặt khác thì cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương cồng kềnh, chồng chéo do tồn tại thủ tục hành chính còn rượm rà, việc trao đổi thông tin trong tổ chức không kịp thời, kém hiệu quả. Khối lượng công việc quá nhiều do đó không tránh khỏi việc sai phạm của nhân viên và khó có thể kiểm soát được, năng lực nhân viên còn yếu kém về nghiệp vụ nên khi giải quyết công việc không thỏa đáng và dễ sai sót.


Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công việc còn gặp nhiều khó khăn do trình độ nhân viên còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa xây dựng một quy trình giám sát chặc chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách. Việc đánh giá rủi ro hiện nay còn mang tính chủ quan, cảm tính nên việc thu BHXH chủ yếu dựa trên sự đánh giá của chuyên quản thu, thiếu sự kiểm tra lại thông tin. Chưa xây dựng được quy trình mô tả công việc đầy đủ cho cán bộ nhân viên thực hiện kiểm soát quy trình thu BHXH của chuyên quản thu để ngăn ngừa sai phạm. Chưa có quy định rõ ràng và đầy đủ các hình thức xử lý sai phạm của cán bộ nhân viên, chỉ dựa vào pháp lệnh cán bộ công chức, việc xử lý sai phạm diễn ra chậm trễ, xử lý không nghiêm khắc nên không nâng cao được ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Các thông tin sai phạm trong các phòng ban thường bị che dấu do tính cục bộ, vì vậy phản ứng đối với các sai phạm xảy ra không kịp thời. Sự truyền đạt thông tin trong hệ thống yếu kém, không kịp thời. Việc bảo mật thông tin, dữ liệu không kiểm soát được tốt, phần mềm TST quản lý thu còn chậm không đáp ứng được với yêu cầu của công việc.

4.3. Kết quả nghiên cứu phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tính

hữu hiệu của hệ thống KSNB trong công tác thu BHXH tại tỉnh Bình Dương

4.3.1. Thống kê mô tả

Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu đã đặt ra ở các chương trước, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát với các đối tượng là lãnh đạo, cán bộ công nhân viên BHXH tỉnh Bình Dương. Sau khi tiến hành phân loại, loại bỏ các quan sát không thích hợp. Kết quả thu được 192 phiếu điều tra (đạt yêu cầu trong tổng số phiếu thu về) đủ để phân tích dữ liệu có ý nghĩa về mặt khoa học trong đề tài nghiên cứu này.

Thống kê chung về thông tin người được điều tra cho thấy tỷ lệ nam nữ là tương đối chênh lệch với khoảng 29.69% là nam và 70.31% là nữ. Mặc dù mẫu điều tra có sự mất cân đối về số lượng nhân viên nữ và nhân viên nam, tuy nhiên tỷ lệ trên vẫn được chấp nhận vì phù hợp với tỷ lệ nam nữ tại môi trường làm việc của đơn vị thực hiện khảo sát. Bên cạnh đó, đối tượng khảo sát đáp ứng được sự am hiểu về lĩnh vực này. Điều này rất quan trọng trong đề tài nghiên cứu của tác giả vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích dữ liệu và thiết lập các mô hình nghiên cứu.

Nữ

Nam


29.688%


70.313%


Hình 4.6: Thống kê mẫu khảo sát theo giới tính


Trong tổng số nhân viên đã khảo sát, có 13 người có trình độ sau đại học chiếm 6.77%, 170 người có trình độ đại học chiếm 88.54% và 2 người trình độ cao đẳng chiếm 1.04% và 7 người trình độ trung cấp chiếm 3.65%.

Sau đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

3.646%

6.771%

1.042%

88.542%

Hình 4.7: Thống kê mẫu theo trình độ học vấn


Trong tổng số 192 nhân viên đã khảo sát, chiếm đa số là nhân viên ở độ tuổi từ 25-34 với 107 nhân viên (55.73%), tiếp theo đó là độ tuổi từ 35-44 và trên 45 với tỷ số lần lượt là 37.5% và 5.73%. Cuối cùng nhân viên dưới 25 tuổi chỉ chiếm 1.04%. Độ tuổi của nhân viên được phỏng vấn tập trung chủ yếu từ 25-44, độ tuổi nhân viên còn khá trẻ và còn có thời gian dài đóng góp cho tổ chức.


Dưới 25

25-34

35-44

Trên 45

5.729%

1.042%

37.500%

55.729%


Hình 4.8: Thống kê mẫu theo độ tuổi


Trong tổng số nhân viên đã khảo sát, phòng ban có số lượng nhân viên trên 50 người chiếm tỳ lệ cao nhất với 55.2%, tiếp theo đó số nhân viên có phòng ban dưới 30 người là 58 chiếm 30.2% và cuối cùng là phòng ban có từ 31-50 người chiếm 14.6%.


Dưới 30

31-50

Hơn 50


30.208%


55.208%

14.583%


Hình 4.9: Thống kê số lượng nhân viên tại phòng ban công tác

Trong tổng số nhân viên đã khảo sát, đa số nhân viên đang công tác ở vị trí chuyên viên với 130 nhân viên chiếm 67.71%. 22 nhân viên đang công tác ở vị trí trưởng phó phòng chiếm 11.5%, có 3 đáp viên ở vị trí phó giám đốc và 1 đáp viên ở vị trí giám đốc. Bên cạnh đó còn có 36% đáp viên đang công tác ở những vị trí khác.


GĐ PGĐ

Trưởng phó phòng

Chuyên viên Khác

.521% 1.563%

11.458%


18.750%


67.708%


Hình 4.10: Thống kê vị trí công tác của đáp viên


Trong tổng số nhân viên đã khảo sát, khi được hỏi về quyền tự chủ trong việc bổ nhiệm nhân sự tại phòng ban đang công tác thì có 102 trong tổng số 192 nhân viên được khảo sát cho là phòng ban của họ không có quyền, còn lại 46.88% cho là phòng ban của họ có quyền tự chủ trong việc lựa chọn nhân sự. Bên cạnh đó ở một kết quả khảo sát khác thì có 100% nhân viên tự chủ nguồn tài chính hiện tại của mình.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí