Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Công Tác Thu Bhxh



Nghiên cứu định tính


-Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp tổng hợp phân tích và so sánh

-Phỏng vấn chuyên gia


Thang đo nháp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sơ bộ Thảo luận nhóm Tham khảo ý kiến chuyên gia

Phỏng vấn thử

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương - 6


Nghiên cứu định lượng

Thang đo chính thức

Hiệu chỉnh thang đo



Kiểm định thang đo

Kiểm tra Cronbach’s Alpha



Phân tích nhân tố

EFA

Kiểm tra Phương sai trích Loại biến có trọng số EFA nhỏ

Kiểm tra các nhân tố rút ra


Điều chỉnh mô hình


Kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

Kiểm tra các giả thiết

nghiên cứu

Phân tích hồi quy

đa biến


Đề xuất các giải pháp


Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nguyên cứu


3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp tiếp cận hệ thống: phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, …. của 20 năm gần đây.

Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Tác giả sẽ tổng hợp các nhân tố đã tìm hiểu trong các tài liệu trong và ngoài nước. Từ đó, tiến hành phân tích và so sánh những khác biệt.

Phỏng vấn chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 chuyên gia (gồm giám đốc, phó giám đốc và trưởng phòng) có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ để tìm hiểu các chủ đề cụ thể xoay xung quanh việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH. Từ đó tiến hành thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu.

Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được tác giả chuẩn bị từ trước để tham khảo ý kiến chuyên gia cho biết ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH. Sau khi tổng hợp ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ thảo luận với các chuyên gia để đi đến thống nhất cao về việc bổ sung, hiệu chỉnh và giữ lại những nhân tố được cho là phù hợp nhất đối với đặc thù riêng biệt tại Bình Dương. Bảng câu hỏi sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi email đến các chuyên gia để tham khảo ý kiến một lần nữa để kiểm tra lại và thống nhất về ngôn ngữ trình bày trước khi gửi đến các đơn vị để khảo sát. Tất cả các biến quan sát trong bảng câu hỏi (thành phần thang đo) đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với việc lựa chọn số 1 là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu và việc lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

a. Xây dựng thang đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào các nghiên cứu trước và lý thuyết đã có trong nước và trên thế giới. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm thực tế của tỉnh Bình Dương. Dựa vào kết quả định tính với kỹ thuật xin ý kiến của chuyên gia, có 7 thang đo trong nghiên cứu này, lần lượt như sau:

- Thang đo môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát được ký hiệu là MTKS và được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:

MTKS 1: Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của cán bộ, viên chức BHXH


MTKS 2: Năng lực quản lý và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công việc của lãnh đạo

MTKS 3: BHXH tỉnh Bình Dương giải quyết hồ sơ đúng thời hạn quy định MTKS 4: Cách thức thiết lập quyền lực và trách nhiệm cũng như khả năng tổ

chức và phát triển công việc tại đơn vị

MTKS 5: Những chỉ đạo, hướng dẫn của ban lãnh đạo trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, viên chức

MTKS 6: Sự minh bạch trong hoạt động về kiểm soát thu, chi các chế độ BHXH MTKS 7: Chính sách tuyển dụng nhân sự chú trọng đến chuyên môn và đạo đức

lao động.

- Thang đo đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro được ký hiệu là DGRR và được đo lường bằng 8 biến quan sát

sau:


DGRR 1: Việc bố trí nhân sự của Ban lãnh đạo trong chuyên môn, nghiệp vụ DGRR 2: Sự thận trọng của Ban lãnh đạo trong việc xem xét và giải quyết những

rủi ro tiềm ẩn tại đơn vị

DGRR 3: Biện pháp và cách giải quyết vấn đề của Ban lãnh đạo khi xảy ra rủi ro tiềm ẩn tại đơn vị

DGRR 4: Cảnh báo của Ban lãnh đạo cơ quan BHXH đối với đơn vị trực thuộc để ngăn chặn rủi ro

DGRR 5: Chế độ báo cáo định kỳ về đánh giá rủi ro của các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH

DGRR 6: Xây dựng các quy trình đánh giá rủi ro tại đơn vị DGRR 7: Có các phương pháp đánh giá rủi ro

DGRR 8: Đề ra các biện pháp để quản lý rủi ro.

- Thang đo hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát được ký hiệu là HDKS và được đo lường bằng 7 biến quan

sát:


HDKS 1: Để kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ

HDKS 2: Việc triển khai chính sách pháp luật BHXH trong hoạt động quản lý

quỹ BHXH

HDKS 3: Nắm rõ các quy định nghiệp vụ chuyên môn về luật BHXH của Ban lãnh đạo.

HDKS 4: Việc phê duyệt các quyết định, văn bản hướng dẫn về luật BHXH của các cấp lãnh đạo

HDKS 5: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý quỹ BHXH

HDKS 6: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra về thực hiện quy định BHXH, BHYT, BHTN hàng năm


HDKS 7: Kế hoạch luân phiên luân chuyển các bộ, viên chức trong cơ quan BHXH.

- Thang đo Thông tin và Truyền Thông

Thang đo Thông tin và Truyền Thông được ký hiệu là TTTT và gồm 7 biến quan

sát:


thời.


TTTT 1: Cập nhật thông tin chính xác, kịp thời

TTTT 2: Thông tin được cung cấp đúng chỗ, đủ chi tiết trình bày thích hợp và kịp


TTTT 3: Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác từ cấp trên xuống cấp dưới TTTT 4: Sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với việc phát triển hệ thống thông tin TTTT 5: Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp nhận đầy đủ, trung thực

TTTT 6: Đảm bảo truyền thông giữa các bộ phận phòng nghiệp vụ và đơn vị trực

thuộc BHXH Bình Dương

TTTT 7: Theo dõi phản hồi thông tin.

- Thang đo giám sát

Thang đo Giám sát được ký hiệu là GS và gồm 6 biến quan sát:

GS 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra về BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp tham gia BHXH

GS 2: Sự giám sát tình hình và kết quả hoạt động của Ban lãnh đạo đối với bộ phận kiểm soát nội bộ

GS 3: Biện pháp khắc phục khi phát hiện hạn chế yếu kém trong quá trình thanh tra, kiểm tra

GS 4: Sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật BHXH

GS 5: Biện pháp xử lý khi có kết luận về dấu hiệu vi phạm khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát

GS 6: Sự đồng tình của tổ chức cá nhân trong công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Thang đo ý thức tham gia BHXH

Thang đo Ý thức tham gia BHXH được ký hiệu là YTTG và gồm 4 biến quan sát:

YTTG 1: Người sử dụng lao động có ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHXH cho người lao động

YTTG 2: Người lao động có ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHXH có lợi ích cho bản thân

YTTG 3: Cơ quan BHXH có thanh tra, kiểm tra về việc tham gia BHXH cho người lao động

YTTG 4: Cơ quan BHXH có thường xuyên tuyên truyền đến người sử dụng lao động và người lao động về tầm quan trọng của việc tham gia BHXH.

- Thang đo khả năng kiểm soát thu


Thang đo Khả năng kiểm soát thu được ký hiệu là KSNB và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

KSNB 1: Việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH Bình Dương luôn có lợi ích lớn hơn chi phí

KSNB 2: Hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH Bình Dương làm hài lòng mọi người thực hiện

KSNB 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH Bình Dương đã đạt được mục đích đề ra của tập thể

KSNB4: Hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH Bình Dương đã giảm thiểu được các rủi ro trong quản lý.

b. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng trong quá trình tổng hợp các biến quan sát cùng một nhóm nhân tố cũng như mối quan hệ giữa mỗi nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH của BHXH tỉnh Bình Dương.

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này giúp tác giả có thể đưa ra được nhận định khách quan. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (dựa trên quá trình nghiên cứu kết hợp với ý kiến từ phía các chuyên gia) và gửi đến các chuyên quản thu, cán bộ nhân viên BHXH để tiến hành khảo sát. Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê và củng cố quan điểm đánh giá của mình.

Kiểm định chất lượng thang đo: sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để xác định chất lượng thang đo xây dựng. Theo Nunnally và Bernstein (1994) thì một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,70-0,80]. Nếu Cronbach’s Alpha

≥ 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Và một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu. (Trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích nhân tố khám phá EFA: sử dụng kiểm định KMO, Bartlett và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.

- Hệ số tải nhân tố (factor loading) tượng trưng cho sự tương quan giữa biến ban đầu (items) và nhân tố. Để xác định hệ số tải nhân tố, theo Hair et al (2009) thì nó được xác định theo kích cỡ mẫu và nếu hệ số tải càng nhỏ thì kích thước mẫu nghiên cứu càng lớn. Hệ số tải nhân tố > 0,5 là có ý nghĩa thực tế. (dẫn theo Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh, 2012). Đạt giá trị hội tụ nếu biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 thì sẽ bị loại, hệ số tải nhân tố lớn nhất ở cột nào thì thuộc vào nhân tố đó. Đạt giá trị phân biệt nếu hệ số tải nhân tố xuất hiện 2 nhân tố thì khoảng cách giữa 2 nhân tố phải lớn hơn 0,3, khi đấy lấy biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn.

- Dùng phương pháp trích principal axis factoring với phép xoay Promax (oblique rotation – xoay không vuông góc) (Theo Anderson and Gerbing (1988) phương pháp


này sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích principal components với phép xoay varimax (orthogonal rotation- xoay vuông góc).

- Kiểm định Bartlett: Kiểm định này dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1. Nếu phép kiểm định Bartlett có p < 5%, chúng ta từ chối giả thuyết H0, nghĩa là các biến có quan hệ nhau. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Kiểm định KMO: Theo Norusis (1994) kiểm định KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến Xi và Xj với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0,50. (Trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Tổng phương sai trích: Khi đánh giá kết quả EFA, chúng ta cần xem xét phần tổng phương sai trích. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Tiêu chí eigenvalue: là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dùng ở nhân tố) có eigenvalue ≥ 1. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương pháp kiểm định được sử dụng trong quá trình phân tích định lượng:

Phân tích phương sai ANOVA: Trong phạm vi luận văn, tác giả so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Do vậy, tác giả sẽ sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance – ANOVA). Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm. Dựa trên hai ước lượng này của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tác giả sử dụng phân tích phương sai ANOVA một chiều. Vì chỉ sử dụng 1 biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau. Nếu sig. ≤ 𝛼, kết luận đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết và chấp nhận đối thuyết. Nếu sig. > 𝛼, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết, tức là chưa đủ cơ sở để chấp nhận đối thuyết. (Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh, 2012).

3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: tiến hành kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp kết hợp với gửi bảng câu hỏi qua email. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất thuận tiện, tức là chọn các đối tượng có thể tiếp cận được có hiểu biết và liên quan đến việc thực hiện kiểm soát nội bộ về thu BHXH.

Phương pháp chọn mẫu này có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông.


Cỡ mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, mô hình hồi quy. Kích thước mẫu phải lớn và đáp ứng các tiêu chuẩn chọn mẫu sử dụng các công cụ phân tích đã nêu trên. Để sử dụng EFA, cần có kích thước mẫu lớn. Theo Hair et al (2009), trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường. Cỡ mẫu tối thiểu được sử dụng là 50, tốt hơn hết là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1 trở lên.

Do vậy, luận văn chọn hướng tiếp cận cỡ mẫu có số lượng tối thiểu là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1. Tuy nhiên, nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra trên 220 đối tượng.

Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ viên chức BHXH và cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH tỉnh Bình Dương.

Công cụ: Sau khi thu thập xong, các bảng khảo sát sẽ được rà soát lại để loại bỏ những khảo sát không đạt yêu cầu. Tiếp đó sẽ tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào máy, làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và Excel.

3.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH

Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về INTOSAI 2013, lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ và kiểm soát rủi ro trong ngành BHXH và các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH và ý kiến của các chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH như sau: nhân tố môi trường kiểm soát, nhân tố đánh giá rủi ro, nhân tố hoạt động kiểm soát, nhân tố thông tin và truyền thông, nhân tố giám sát và nhân tố ý thức tham gia đóng BHXH.

+


+

Hoạt động kiểm soát

+

Khả năng kiểm soát thu

+


+


+

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Thông tin và truyền thông

Giám sát

Ý thức tham gia BHXH


Nguồn: Tác giả tổng hợp


Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH

3.4.2. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu trên, kết hợp với kết quả thảo luận của các chuyên gia, tác giả đề xuất 6 giả thuyết cần phải kiểm định, bao gồm:

Giả thuyết (H1): Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đến khả năng kiểm soát thu.

Giả thuyết 2 (H2): Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến khả năng kiểm soát thu.

Giả thuyết 3 (H3): Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đến khả năng kiểm soát thu.

Giả thuyết 4 (H4): Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đến khả năng kiểm soát thu.

Giả thuyết 5 (H5): Giám sát có tác động cùng chiều đến khả năng kiểm soát thu.

Giả thuyết 6 (H6): Ý thức tham gia BHXH có tác động cùng chiều đến khả năng kiểm soát thu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023