0,094 điểm. Cho thấy nhân tố môi trường kiểm soát nội bộ có tác động tương đối đến sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu BHXH.
4.3.5.2. Môi trường kiểm soát nội bộ
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H2: Môi trường kiểm soát nội bộ ảnh hưởng dương đến hệ thống KSNB
Kết quả kiểm định của biến MTKSNB – Môi trường kiểm soát nội bộ (P-value = 0.245>0.05) cho thấy yếu tố môi trường kiểm soát nội bộ không có tác động đến hệ thống KSNB. Do đó bác bỏ giả thuyết H2 và loại biến MTKSNB khỏi mô hình.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Khi phân tích EFA, mô hình sau điều điều chỉnh khám phá ra được nhân tố Môi trường kiểm soát nội bộ, tuy nhiên nhân tố này sau khi kiểm định hồi quy có P-value
>0,05 nên bị loại
4.3.5.3. Đánh giá rủi ro
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H3: Đánh giá rủi ro ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kết quả kiểm định của biến DGRR – đánh giá rủi ro (P-value = 0.01<0.05) cho thấy yếu tố Đánh giá rủi ro có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ số hồi quy của biến DGRR là 0.139 là yếu tố quan trọng thứ tư trong mô hình.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Nhân tố đánh giá rủi ro có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì đánh giá rủi ro tăng 0,139 điểm. Cho thấy nhân tố đánh giá rủi ro có tác động tương đối đến sự ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu BHXH.
4.3.5.4. Hoạt động kiểm soát
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H4: Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng dương đến sự hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kết quả kiểm định của biến HĐKS – Hoạt động kiểm soát (P - value = 0.00<0.05) cho thấy yếu tố Hoạt động kiểm soát có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Với hệ số hồi quy là 0.195, là hệ số hồi quy lớn thứ ba trong các yếu tố có sự tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Nhân tố hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì hoạt động kiểm soát tăng 0,195 điểm. Cho thấy nhân tố hoạt động kiểm soát có tác động tương đối đến sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu BHXH.
4.3.5.5. Thông tin và truyền thông
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H5: Thông tin và truyền thông ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết quả kiểm định của biến TTTT – Thông tin và truyền thông (P - value = 0.00<0.05) cho thấy thông tin truyền thông tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ số hồi quy là 0.243 là yếu tố có mức độ quan trọng thứ hai trong các yếu tố trong mô hình về sự ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Nhân tố thông tin truyền thông có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì thông tin và truyền thông tăng 0,243 điểm. Cho thấy nhân tố hoạt động kiểm soát có tác động tương đối mạnh đến sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu BHXH.
4.3.5.6. Thông tin phản hồi
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H6: Thông tin phản hồi ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết quả kiểm định của biến TTPH – Thông tin phản hồi (P - value = 0.128>0.05) cho thấy thông tin phản hồi không tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó bác bỏ giả thuyết H6 và loại biến TTPH khỏi mô hình.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Khi phân tích EFA, mô hình sau điều điều chỉnh khám phá ra được nhân tố thông tin phản hồi, tuy nhiên nhân tố này sau khi kiểm định hồi quy có P-value >0,05 nên bị loại.
4.3.5.7. Giám sát
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H7: Giám sát ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết quả kiểm định của biến GS – Giám sát (P-value = 0.000 <0.05) cho thấy yếu tố Giám sát có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ số hồi quy của biến GS là
0.318 là yếu tố có mức quan trọng nhất trong mô hình về sự ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Nhân tố giám sát có ảnh hưởng mạnh đến hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì nhân tố giám sát tăng 0,318 điểm. Cho thấy nhân tố giám sát có tác động tương đối mạnh nhất đến sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu BHXH.
4.3.5.8. Ý thức tham gia BHXH
a. Kết quả về mặt giả thuyết
H8: Ý thức tham gia BHXH ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết quả kiểm định của biến YTTG – Ý thức tham gia BHXH (P - value = 0.45>0.05) cho thấy ý thức tham gia BHXH không tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó bác bỏ giả thuyết H8 và loại biến YTTG khỏi mô hình.
b. Kết quả về nghiên cứu định lượng
Khi phân tích EFA, mô hình sau điều điều chỉnh khám phá ra được nhân tố ý thức tham gia, tuy nhiên nhân tố này sau khi kiểm định hồi quy có P-value >0,05 nên bị loại.
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định nghiên cứu
Kết quả kiểm định giả thuyết | Kết quả định lượng | |
Môi trường kiểm soát ảnh hưởng dương đến hệ thống KSNB | H1: Cùng chiều (P-value < 0.05) Được chấp nhận | 0.094 |
Môi trường kiểm soát nội bộ ảnh hưởng dương đến hệ thống KSNB | H2: Cùng chiều (P-value > 0.05) Không được chấp nhận | 0.064 |
Đánh giá rủi ro ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ. | H3: Cùng chiều (P-value < 0.05) Được chấp nhận | 0.139 |
Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng dương đến sự hệ thống kiểm soát nội bộ. | H4: Cùng chiều (P-value < 0.05) Được chấp nhận | 0.195 |
Thông tin và truyền thông ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ | H5: Cùng chiều (P-value < 0.05) Được chấp nhận | 0.243 |
Thông tin phản hồi ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ | H6: Cùng chiều (P-value > 0.05) Không được chấp nhận | 0.089 |
Giám sát ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ | H7: Cùng chiều (P-value < 0.05) Được chấp nhận | 0.318 |
Ý thức tham gia BHXH ảnh hưởng dương đến hệ thống kiểm soát nội bộ | H8: Cùng chiều (P-value > 0.05) Không được chấp nhận | 0.037 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Số Liệu Chi Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Bhxh Từ Năm
- Thống Kê Quyền Tự Chủ Nhân Sự Tại Các Phòng Ban
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Cho Các Nhân Tố Phụ Thuộc
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Trong Công Tác Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Bình Dương
- Những Kiến Nghị Hỗ Trợ Nhằm Nâng Cao Việc Thực Hiện Giải Pháp
- Hệ Thống Các Văn Bản Pháp Lý Liên Quan Công Tác Bhxh
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
Nguồn: kết quả xử lý số liệu tác giả tháng 8/2018
Sau khi loại bỏ các biến không được chấp nhận do P-value > 0.05, phương trình hồi quy có dạng như sau:
KSNB = 0.094*MTKS + 0.139*DGRR + 0.195*HĐKS + 0.243*TTTT + 0.318*GS
- Từ phương trình hồi quy trên ta có vị trí quan trọng của các nhân tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH theo bảng sau :
Bảng 4.17 : Vị trí quan trọng của các nhân tố
Nhân tố | Số tuyệt đối | Số tương đối (%) | |
1 | Giám sát | 0.318 | 32.2% |
2 | Thông tin truyền thông | 0.243 | 24.6% |
3 | Hoạt động kiểm soát | 0.195 | 19.7% |
4 | Đánh giá rủi ro | 0.139 | 14% |
5 | Môi trường kiểm soát | 0.094 | 9.5% |
Cộng : | 0.989 | 100% |
Theo thống kê của tác giả
Theo bảng vị trí quan trọng của các nhân tố trên ta thấy nhân tố tác động mạnh nhất đến khả năng kiểm soát nội bộ về thu BHXH là nhân tố giám sát khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì nhân tố giám sát tăng 0,318 điểm tương ứng với tỷ lệ 32.2% trong 05 nhân tố có vị trí quan trọng trên. Tiếp theo là nhân tố thông tin truyền thông khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì nhân tố thông tin truyền thông tăng 0,243 điểm tương ứng với tỷ lệ 24.6% trong 05 nhân tố có vị trí quan trọng. Kế đến là nhân tố hoạt động kiểm soát khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì nhân tố hoạt động kiểm soát tăng 0,195 điểm tương ứng với tỷ lệ 19.7% trong 05 nhân tố có vị trí quan trọng và tiếp đến là nhân tố đánh giá rủi ro khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì nhân tố đánh giá rủi ro tăng 0,139 điểm tương ứng với tỷ lệ 14% trong 05 nhân tố có vị trí quan trọng. Cuối cùng nhân tố có tác động yếu nhất trong 05 nhân tố quan trọng là nhân tố môi trường kiểm soát khi mức độ hệ thống kiểm soát nội bộ tăng 1 điểm thì nhân tố môi trường kiểm soát tăng 0,094 điểm tương ứng với tỷ lệ 9.5% trong 05 nhân tố có vị trí quan trọng.
4.4. Phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH tại Tỉnh Bình Dương
4.4.1. Môi trường kiểm soát
Cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đang từng bước nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức để nâng cao tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của cán bộ, viên
chức BHXH, giúp cho hoạt động của cơ quan BHXH ngày càng tốt và đáp ứng tốt cho mọi đối tượng tham gia BHXH và hưởng các chế độ BHXH.
Ban lãnh đạo từng bước ý thức được sự quản lý các rủi ro và kiểm soát rủi ro đối với quản lý thu BHXH và chi các chế độ chính sách.
Ban lãnh đạo luôn nâng cao năng lực quản lý và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công việc của mình.
Trong quản lý thu BHXH, cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của chuyên quản thu, thường xuyên cử cán bộ chuyên quản thu, cán bộ thanh tra, cán bộ khai thác và thu nợ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn của ngành, từng bước cải thiện thủ tục hành chính để giải quyết công việc kịp thời và hiệu quả. Quy trình nghiệp vụ thu BHXH được xây dựng bằng văn bản dưới hình thức dạng mô tả công việc để hướng dẫn và kiểm soát được cán bộ nhân viên khi thực hiện công việc của cơ quan.
Tuy nhiên hiện tại việc phân công công việc còn chưa phù hợp với trình độ chuyên môn của một số cán bộ nhân viên, chưa xây dựng được một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho cán bộ nhân viên tại cơ quan mình nên vẫn xảy ra những trường hợp mâu thuẩn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHXH và cán bộ nhân viên BHXH. Bên cạnh đó có thể nói là ban lãnh đạo chưa thật sự chú trọng trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận công việc và cũng chưa tổ chức thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới trong các hoạt động của cơ quan.
4.4.2. Đánh giá rủi ro
Ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương luôn luôn chú trọng vào việc bố trí nhân sự làm theo đúng chuyên môn và nghiệp vụ của nhân viên, thận trọng trong việc xem xét và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn của đơn vị mình. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về đánh giá rủi ro của các đơn vị trực thuộc.
Tuy nhiên cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương chỉ căn cứ theo đúng quy định Nhà nước thu BHXH và giải quyết chế độ BHXH, chưa phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến công tác thu chi BHXH. Chưa xây dựng quy trình giám sát chặc chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách. Mục tiêu quản lý thu BHXH thường đặt ra ngay từ đầu năm vì vậy khi mục tiêu có thể đạt được thì việc đánh giá cũng như đưa ra phương hướng phòng chóng rủi ro về việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, mức đóng, nợ đọng lại xem nhẹ, thiếu chú trọng.
4.4.3. Hoạt động kiểm soát
Ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương có sự phân công, phân nhiệm giữa các cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nghiệp vụ được quy định rõ ràng trong văn bản theo hướng dẫn của ngành. Đảm bảo tính độc lập giữa chức
năng thực hiện nghiệp vụ thu chi BHXH và chức năng kế hoạch tài chính, việc xét duyệt và phê chuẩn được quy định khá chặc chẽ theo quy định của ngành. Một công việc đảm bảo được kiểm soát bởi hai người.
Tuy nhiên việc luân chuyển viên chức, luân phiên công việc giữa các phòng ban còn mang nặng hình thức, thường không quan tâm nhiều đến năng lực, sở trường của viên chức và thường làm sơ sài cho có. Chế tài về việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, nợ BHXH kéo dài hiện nay chưa đủ sức răng đe. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành chưa chú trọng đúng mức và thật sự xem đây là một trong những biện pháp trọng yếu trong công tác quản lý thu BHXH. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp chính quyền địa phương và đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật như Công an, Tòa án,….. chưa đồng hành cùng phối hợp, hỗ trợ cho cơ quan BHXH để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tầm am hiểu và nhận thức các văn bản vi phạm pháp luật về BHXH của một số viên chức BHXH chưa thật sự hiểu hết, chưa thường xuyên trao đổi hỗ trợ nhau về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý thu BHXH , tạo kẻ hở cho các doanh nghiệp vận dụng khai thác để gian lận đóng BHXH, trốn đóng.
4.4.4. Thông tin và truyền thông
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động BHXH đến mọi đối tượng, quản lý thông tin với khối lượng lớn và mang tính lâu dài, cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương có chú trọng và quan tâm đến việc áp dụng công nghệ vào quản lý thu BHXH chính xác và kịp thời. Cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đã được BHXH Việt Nam xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để chia sẽ cơ sở dữ liệu với các đơn vị BHXH khác trên cả nước, đồng thời có thể khai thác thông tin từ các ban ngành có liên quan để hỗ trợ về BHXH. Đường truyền thông tin có thể kết nối trong toàn bộ hệ thống của đơn vị để trao đổi, truyền đạt các chính sách và kiểm tra giám sát.
Tuy nhiên trình độ công nghệ thông tin của viên chức BHXH còn yếu, chưa thật sự đáp ứng cho nhu cầu công việc. Các ứng dụng công nghệ thông tin chưa theo kịp sự thay đổi của chính sách mới, thiếu nguồn thông tin hỗ trợ từ các cơ quan bên ngoài ngành BHXH để phục vụ công tác quản lý thu BHXH. Viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra BHXH chưa được phân quyền sử dụng phần mềm đầy đủ để tra cứu các thông tin quản lý BHXH và thậm chí còn có trường hợp viên chức chưa thông thạo về tra cứu thông tin dẫn đến trở ngại trong việc kiểm soát dữ liệu cũng như gắn trách nhiệm nếu như có sai sót xảy ra. Ngoài ra, thông tin từ các cơ quan quản lý khác chưa đầy đủ nên nhìn một cách tổng quát thì việc kiểm soát nguồn thu trên địa bàn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
4.4.5. Hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát thường xuyên của cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương được thực hiện thông qua các cấp quản lý tại mỗi phòng, tổ công tác. Các đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc được kiểm tra, giám sát bởi các phòng nghiệp vụ
của cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương. Hàng năm BHXH tỉnh Bình Dương đều có lên kế hoạch kiểm tra nội bộ các BHXH huyện, thị xã, thành phố để kịp thời phát hiện ra những sai sót để khắc phục và hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để tránh những sai sót. Hiện nay phòng thanh tra, kiểm tra BHXH tỉnh Bình Dương hàng năm đều có kế hoạch để thanh tra, kiểm tra các đơn vị tham gia BHXH, kết hợp với các cơ quan liên ngành để thanh kiểm tra kịp thời phát hiện sai phạm của đơn vị để khắc phục. Ngoài ra, cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương hàng năm đều chịu sự kiểm tra định kỳ của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cơ quan BHXH Việt Nam.
Tuy nhiên nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra BHXH chưa đủ về số lượng và chất lượng. Thiếu thông tin, thiếu sự phối hợp, kiểm tra giám sát lẫn nhau. Chưa chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, chưa thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra, lớp đào tạo công nghệ thông tin. Hiện nay chế tài xử phạt các hành vi vi phạm về BHXH chưa quyết liệt, không đủ sức răn đe. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành chưa được chú trọng đúng mức và chưa thật sự xem đây là một trong những biện pháp trọng yếu trong công tác quản lý thu BHXH. Ngoài ra, các Ngành, các cấp chính quyền địa phương và đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật như cơ quan công an, tòa án,…. chưa đồng hành cùng phối hợp, hỗ trợ cho cơ quan BHXH.
4.5. Kết hợp đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng và định tính
4.5.1. Những ưu điểm
- Cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đang từng bước nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức để nâng cao tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của cán bộ, viên chức BHXH, giúp cho hoạt động của cơ quan BHXH ngày càng tốt và đáp ứng tốt cho mọi đối tượng tham gia BHXH và hưởng các chế độ BHXH. Ban lãnh đạo từng bước ý thức được sự quản lý các rủi ro và kiểm soát rủi ro đối với quản lý thu BHXH và chi các chế độ chính sách, luôn nâng cao năng lực quản lý và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công việc của mình. Trong quản lý thu BHXH, cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của chuyên quản thu, thường xuyên cử cán bộ chuyên quản thu, cán bộ thanh tra, cán bộ khai thác và thu nợ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn của ngành, từng bước cải thiện thủ tục hành chính để giải quyết công việc kịp thời và hiệu quả.
- Ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương luôn luôn chú trọng vào việc bố trí nhân sự làm theo đúng chuyên môn và nghiệp vụ của nhân viên, thận trọng trong việc xem xét và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn của đơn vị mình. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về đánh giá rủi ro của các đơn vị trực thuộc.
- Ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương có sự phân công, phân nhiệm giữa các cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nghiệp vụ được quy định
rõ ràng trong văn bản theo hướng dẫn của ngành. Đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ thu chi BHXH và chức năng kế hoạch tài chính, việc xét duyệt và phê chuẩn được quy định khá chặc chẽ theo quy định của ngành. Một công việc đảm bảo được kiểm soát bởi hai người.
- Cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương có chú trọng và quan tâm đến việc áp dụng công nghệ vào quản lý thu BHXH chính xác và kịp thời. Cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đã được BHXH Việt Nam xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để chia sẽ cơ sở dữ liệu với các đơn vị BHXH khác trên cả nước, đồng thời có thể khai thác thông tin từ các ban ngành có liên qua để hỗ trợ về BHXH. Đường truyền thông tin có thể kết nối trong toàn bộ hệ thống của đơn vị để trao đổi, truyền đạt các chính sách và kiểm tra giám sát.
- Hoạt động giám sát thường xuyên của cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương được thực hiện thông qua các cấp quản lý tại mỗi phòng, tổ công tác. Các đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc được kiểm tra, giám sát bởi các phòng nghiệp vụ của cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương. Hàng năm BHXH tỉnh Bình Dương đều có lên kế hoạch kiểm tra nội bộ các BHXH huyện, thị xã, thành phố để kịp thời phát hiện ra những sai sót để khắc phục và hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để tránh những sai sót. Hiện nay phòng thanh tra, kiểm tra BHXH tỉnh Bình Dương hàng năm đều có kế hoạch để thanh tra, kiểm tra các đơn vị tham gia BHXH, kết hợp với các cơ quan liên ngành để thanh kiểm tra kịp thời phát hiện sai phạm của đơn vị để khắc phục.
4.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
4.5.2.1. Môi trường kiểm soát
- Theo kết quả định lượng, nhân tố môi trường kiểm soát có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ (9.5%). Đồng thời, theo phân tích định tính môi trường kiểm soát, trong đó việc phân công công việc còn chưa phù hợp với trình độ chuyên môn của một số cán bộ nhân viên, chưa xây dựng được một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho cán bộ nhân viên tại cơ quan mình nên vẫn xảy ra những trường hợp mâu thuẩn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHXH và cán bộ nhân viên BHXH. Bên cạnh đó có thể nói là ban lãnh đạo chưa thật sự chú trọng trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận công việc và cũng chưa tổ chức thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới trong các hoạt động của cơ quan.
- Nguyên nhân là do ban lãnh đạo chưa nắm hết được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ viên chức nên việc phân công trong công việc còn chưa phù hợp, chưa xây dựng được một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho đơn vị mình. Việc truyền đạt thông tin từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới chưa được phổ biến rộng rãi, nên việc nắm bắt thông tin của cán bộ viên chức còn chưa được tốt.
4.5.2.2. Đánh giá rủi ro