So Sánh Và Tính Toán Sai Khác Giữa Mô Hình Khả Biến Và Mô Hình Bất Biến


Sau khi tiến hành ước lượng hai mô hình bất biến và mô hình khả biến, nghiên cứu nhận được kết quả sau:

Bước 2 được thực hiện với 02 giả thuyết được đưa ra:

Sau khi phân tích SEM cho hai mô hình khả biến và bất biến, thu được giá trị Chi-square và bậc tự tự do df ở từng mô hình. Thực hiện kiểm định sự khác biệt Chi- square theo bậc tự do giữa hai mô hình này, giả thiết đặt ra:

H0: Không có sự khác biệt giữa hai mô hình bất biến và khả biến H1: Có sự khác biệt giữa hai mô hình bất biến và khả biến

Bảng 4.19. So sánh và tính toán sai khác giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến



Chi-square

Df

Mô hình khả biến

2082.1

1046

Mô hình bất biến

2083.4

1052

Sai biệt

1.356

6

P-value

0.9685


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17

Nguồn: Phân tích số liệu bằng Amos trên phần mềm SPSS22 và tính toán bằng excel

Giá trị p-value là 0.9685 > 0.05 (độ tin cậy 95%), chấp nhận giả thiết H0, như vậy không có sự khác biệt Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Nghiên cứu chọn mô hình bất biến để đọc kết quả vì có bậc tự do cao hơn. Kết luận: Không có sự khác biệt mối tác động các biến trong mô hình giữa Tính hiệu lực kiểm toán nội bộ của NHTMNN và NHTMCP.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày thực trạng về kiểm toán nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, gồm có: lịch sử hình thành và phát triển, cơ sơ pháp lý hoạt động, các đặc điểm trong hoạt động KTNB. Đồng thời, chương 4 đã đã tổng kết các kết quả nghiên cứu và đánh giá mô hình lý thuyết được trình bày tại chương 3 thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS22 và AMOS22.

Thông qua thu thập kết quả từ Phiếu khảo sát, chương 4 đã có những dữ liệu cơ bản về đối tượng, khu vực khảo sát, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số giờ đào tạo trong năm, số năm kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng… của 455 nhân viên đến từ 31 Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Sau khi thực hiện kiểm định thang đo thông qua Cronbach Alpha, nghiên cứu sinh tiếp tục sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến chưa phù hợp, và đánh giá sơ bộ các giá trị của thang đo. Cuối cùng, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được thực hiện để kiểm định các giả thuyết đã đưa ra. Kết quả chỉ ra các giả thuyết về các nhân tố được đưa vào đều có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Các nhân tố năng lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ, các hoạt động của kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của các nhà quản lý, việc sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đối với kiểm toán nội bộ đều là những nhân tố có sức ảnh hưởng nhất định đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại. Dựa trên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, các khuyến nghị, đề xuất chi tiết nhằm nâng cao tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các NHTM sẽ được trình bày chi tiết tại chương 5.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

5.1.1. Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTMVN

Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, trong nghiên cứu này là mức độ đạt được các mục tiêu và kỳ vọng đã thiết lập, được xác định bởi đánh giá của các chủ thể hưởng lợi từ dịch vụ KTNB của tổ chức, đặc biệt là các nhà quản lý, đối với chức năng KTNB. Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ đạt được khi chức năng kiểm toán nội bộ thỏa mãn những mục tiêu và kỳ vọng của các nhà quản lý đặt ra trong bối cảnh cụ thể của tổ chức.

Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ được đưa vào khảo sát và đo lường theo 04 khía cạnh, cụ thể:

(i) Chất lượng kiểm toán nội bộ đạt kỳ vọng của Ban lãnh đạo cấp cao

(ii) KTNB đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ chính trong cuộc kiểm toán

(iii) KTNB tạo được giá trị gia tăng cho ngân hàng (trên các phương diện: tăng uy tín ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí…)

(iv) KTNB đạt được kết quả mong muốn trong việc đưa ra những ý kiến tư vấn xác đáng nhằm cải thiện hoạt động quản lý rủi ro, gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức.

5.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTMVN

Từ kết quả mô hình SEM cùng các phân tích khác, nghiên cứu cho thấy cả 6 giả thuyết đều có kết quả đúng theo kỳ vọng của luận án là: các nhân tố nguồn lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ, các hoạt động kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của ban quản lý đối với kiểm toán nội bộ, việc sử dụng kiểm toán nội bộ trong quá trình đào tạo nhân lực, mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đều có tác động thuận chiều đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam, đồng thời mức độ ảnh hưởng cũng được xác định rõ ràng.


Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết



Giả thuyết


Diễn tả giả thuyết

Kết quả kiểm

định

Giả thuyết với nhân tố nguồn lực của KTNB

H11: Nguồn lực của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Chấp nhận giả thuyết H11

Giả thuyết với nhân tố tính độc lập của KTNB

H12: Tính độc lập của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Chấp nhận giả thuyết H12

Giả thuyết với nhân tố các hoạt động của KTNB

H13: Các hoạt động của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Chấp nhận giả thuyết H13

Giả thuyết với nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB

H14: Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ


Chấp nhận giả thuyết H14

Giả thuyết với nhân tố sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực


H15: Sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ


Chấp nhận giả thuyết H15

Giả thuyết với nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập

H16: Mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ


Chấp nhận giả thuyết H16

Như vậy các giả thuyết H11, H12, H13, H14, H15, H16 được chấp nhận. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ như Hình 5.1 như sau:

- Nhân tố nguồn lực của KTNB có tác động lớn nhất tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Nhân tố nguồn lực của KTNB có tác động tích cực đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, có kết quả phù hợp với các nghiên cứu của Ramachandran và cộng sự (2012), Abdulaziz Alzeban (2014), Adhista Cahya Mustika (2015), Marika Arena and Giovanni Azzone (2009), Firehiwet Weldu Kahsay (2017) và Tadiwos Misganaw (2016). Cụ thể, β(NLNL) = 0.309 cho thấy, khi các nhân tố khác không thay đổi, Nhân tố nguồn lực của KTNB tăng lên 1 đơn vị, thì tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tăng lên 0.309 đơn vị.


Tính độc lập

Nguồn lực và năng lực

Các hoạt động

Tính hiệu lực của KTNB

Sự hỗ trợ

Sử dụng KTNB trong

đào tạo và phát triển NL

Mối quan hệ


Đường hệ số tác động thuận chiều


Đường hệ số tác động nghịch chiều

Hình 5.1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

- Nhân tố tính độc lập của KTNB có tác động tích cực đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, có kết quả phù hợp với các nghiên cứu Abdulaziz Alzeban(2014), Hella Dellai và Mohamed Ali Brahim Omri (2016), Adhista Cahya Mustika (2015), Aaron Cohen & Gabriel Sayag (2010), Firehiwet Weldu Kahsay (2017) và Tadiwos Misganaw (2016). Cụ thể, β(TDL) = 0.163 cho thấy khi các nhân tố khác không thay đổi, Nhân tố tính độc lập của KTNB tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tăng lên 0.163 đơn vị.

- Nhân tố các hoạt động của KTNB có tác động tích cực đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, có kết quả phù hợp với các nghiên cứu Firehiwet Weldu Kahsay (2017), Aaron Cohen & Gabriel Sayag (2010), Marika Arena and Giovanni Azzone (2009) và Tadiwos Misganaw (2016). Cụ thể, β(CHD) = 0.095 cho thấy khi các nhân tố khác không thay đổi, Nhân tố các hoạt động của KTNB tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tăng lên 0.095 đơn vị.

- Nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB có tác động tích cực đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, có kết quả phù hợp với các nghiên cứu Abdulaziz Alzeban(2014), Hella Dellai và Mohamed Ali Brahim Omri (2016), Tadiwos


Misganaw (2016), Aaron Cohen & Gabriel Sayag (2010) và Firehiwet Weldu Kahsay (2017). Cụ thể, β(HNQL) = 0.217 cho thấy khi các nhân tố khác không thay đổi, Nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tăng lên 0.217 đơn vị.

- Nhân tố sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tác động tích cực đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, có kết quả phù hợp với các nghiên cứu Hella Dellai và Mohamed Ali Brahim Omri (2016) và Firehiwet Weldu Kahsay (2017). Cụ thể, β(SDDP) = 0.034 cho thấy khi các nhân tố khác không thay đổi, Nhân tố sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tăng lên 0.034 đơn vị.

- Nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập có tác động tích cực đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, có kết quả phù hợp với các nghiên cứu Abdulaziz Alzeban (2014). Cụ thể, β(QHND) = 0.039 cho thấy khi các nhân tố khác không thay đổi, Nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tăng lên 0.039 đơn vị.

Như vậy, phương trình hồi quy đo lường tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

IAE = 0.309 NLNL + 0.163 TDL + 0.095 CHD + 0.217 HNQL

+ 0.034 SDDP + 0.039 QHND

Xếp theo thứ tự ảnh hưởng, các nhân tố có sức ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

(1) Nguồn lực của KTNB (NLNL)

(2) Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB (HNQL)

(3) Tính độc lập của KTNB (TDL)

(4) Các hoạt động của KTNB (CHD)

(5) Mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập (QHND)

(6) Sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (SDDP)

Như vậy, để nâng cao tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, các Ngân hàng cần cải thiện toàn bộ 06 khía cạnh trên, đặc biệt chú trọng nhân tố nguồn lực của kiểm toán nội bộ.


5.2. Các khuyến nghị nâng cao tính hiệu lực của KTNB trong các NHTM Việt Nam

Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

5.2.1. Nâng cao nguồn lực của Kiểm toán nội bộ

Năng lực của kiểm toán nội bộ là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ (β = 0.309). Kết quả khảo sát chỉ ra chỉ có duy nhất tiêu chí “Trưởng kiểm toán nội bộ đủ năng lực xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro nhằm xác định các hoạt động ưu tiên của bộ phận kiểm toán nội bộ, nhất quán với các mục tiêu của tổ chức” đạt mức điểm trên 4, cho thấy ngoài tiêu chí này, các tiêu chí về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng của chuyên viên kiểm toán nội bộ, đặc biệt mối quan hệ hợp tác giữa KTNB với đơn vị được kiểm toán – những tiêu chí đạt điểm thấp nhất đều chưa đạt được kỳ vọng của các bên liên quan được khảo sát, cần được cải thiện nhiều hơn.

Do đó, để đẩy mạnh tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, nâng cao năng lực của kiểm toán nội bộ là việc tất yếu và cần thiết, có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như:

- Ưu tiên tuyển dụng kiểm toán viên nội bộ đã có chứng chỉ hành nghề liên quan đến lĩnh vực kiểm toán, hoặc khuyến khích kiểm toán viên nội bộ theo đuổi các chứng chỉ hành nghề này.

- Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức định kỳ cho kiểm toán viên nội bộ: kết quả khảo sát cho thấy có 33.9% ngân hàng khảo sát có số giờ đào tạo dưới 40 giờ/năm, thấp hơn số giờ đào tạo bắt buộc quy định bởi các Chứng chỉ hành nghề uy tín trên thế giới (CIA, ACCA, CPA Australia, CPA Việt Nam), do đó tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức định kỳ, tăng tần suất đào tạo là nhân tố cần thiết để cải thiện, nâng cao năng lực của kiểm toán viên nội bộ.

- Công tác tự đánh giá chất lượng kiểm toán được thực hiện thường xuyên: Ngân hàng tổ chức các cuộc đánh giá nhằm luôn duy trì chất lượng kiểm toán đạt yêu cầu cả về chất lượng chuyên môn và mức độ phù hợp với môi trường kinh doanh. Ngân hàng có thể tự thực hiện công tác này hoặc thuê công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

- Bổ sung quy định về số năm công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán và số năm kinh nghiệm trong ngành đối với cán bộ làm KTNB. Đặc biệt với các chức


danh Trưởng, phó KTNB, nên tăng số năm kinh nghiệm (tối thiểu phải 5 năm) làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Người làm công tác kiểm toán nội bộ cần có đủ kiến thức về các rủi ro và kiểm soát chính liên quan đến công nghệ thông tin cũng như các kỹ thuật kiểm toán sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện công việc được giao.

- Xây dựng văn hóa ứng xử trong tổ chức nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở và hợp tác giữa các đơn vị được kiểm toán với kiểm toán nội bộ, đảm bảo các ý kiến tư vấn do KTNB đưa ra được chú trọng xem xét và đưa vào thực thi áp dụng.

5.2.2. Đẩy mạnh sự hỗ trợ của các nhà quản lý với KTNB

Bên cạnh việc phê duyệt các tài liệu quan trọng như quy chế, quy trình, … cấp lãnh đạo cao nhất phải bảo đảm các tài liệu này phải thực sự có hiệu lực trên thực tế bằng những thái độ và hành động phù hợp để bảo đảm kiểm toán nội bộ có thể thực hiện đầy đủ các quyền hạn và chức năng của mình. Những trao đổi và đề xuất của bộ phận kiểm toán nội bộ cần được cấp lãnh đạo cao nhất quan tâm và ủng hộ, thay vì bỏ qua hoặc trì hoãn. Có thể nói, hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ chỉ là hình thức nếu không có được sự ủng hộ từ cấp cao nhất.

Số liệu khảo sát cho thấy một kết quả tương tự, sự hỗ trợ của các nhà quản lý với kiểm toán nội bộ là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ 2, chỉ sau nhân tố Nguồn lực của kiểm toán nội bộ (β = 0.217). Đồng thời, kết quả thống kê mô tả cho thấy nhóm tiêu chí về nhận thức, hành động hỗ trợ và sự ghi nhận của ban lãnh đạo đối với kiểm toán nội bộ đã đạt mức điểm trên 4, tức được sự công nhận của các bên liên quan, cần tiếp tục phát huy, trong khi đó các tiêu chí về khuyến khích đào tạo, nguồn lực và ngân sách là các nhân tố cần cải thiện. Như vậy, để đẩy mạnh sự hỗ trợ của các nhà quản lý với KTNB, các Ngân hàng cần:

(i) Nhận thức đúng về vai trò quan trọng và những lợi ích của hệ thống KTNB trong công tác quản trị kinh doanh.

(ii) Ban lãnh đạo tiếp tục có các hành động hỗ trợ phù hợp để kiểm toán nội bộ có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

(iii) Đánh giá và phê duyệt, đưa vào áp dụng các kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ, đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện các kiến nghị đó trong các phòng ban chuyên môn

(iv) Phê duyệt ngân sách và nguồn nhân lực phù hợp phục vụ công tác KTNB

(v) Khuyến khích đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm toán nội bộ có năng lực đáp ứng nhiệm vụ của công tác kiểm toán nội bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023