Tổng Hợp Động Cơ Tìm Kiếm Sự Hiệu Quả - Lợi Thế Chi Phí Kí Hiệu Tên Biến Đo Lường Nguồn


2.2.2.3 Động cơ tìm kiếm sự hiệu quả

a. Khái niệm

Dunning và Lundan (2008) cho rằng: “động cơ tìm kiếm sự hiệu quả là động cơ hợp lý hóa cấu trúc đầu tư dựa trên tài nguyên hoặc thị trường họ hướng đến. Hay nói cách khác là giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp”.

b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm sự hiệu quả

Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 2 loại tìm kiếm sự hiệu quả:

Một là, tính khả dụng và chi phí tương đối của tài nguyên tự nhiên và lao động ở

quốc gia họ tìm kiếm, thấp hơn so với quốc gia hiện tại doanh nghiệp đang hoạt động.

Hai là, tận dụng các yếu tố khác nhau về môi trường kinh doanh, thể chế, cơ sở hạ tầng, luật pháp… từ đó tạo ra chi phí thấp hơn, có lợi hơn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như: chính sách ưu đãi đầu tư, giảm thuế, chi phí vận chuyển, cơ sở hạ tầng…

Như vậy, dựa vào 2 loại động cơ tìm kiếm sự hiệu quả trên, các nhà nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra các thành phần của động cơ tìm kiếm sự hiệu quả gồm 3 thành phần chính trong nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư du lịch đó là: (1) lợi thế chi phí; (2) lợi thế về cơ sở hạ tầng; (3) lợi thế về môi trường đầu tư.

b.1 Lợi thế chi phí

b.1.1. Khái niệm:

Theo Dunning và Lundan (2008) xác định: “Lợi thế chi phí là tính khả dụng và chi phí tương đối của tài nguyên tự nhiên, của lao động và những lợi thế khác có được do thị trường mới mang lại”. Chẳng hạn, nguyên vật liệu giá rẻ, nguồn nguyên liệu hải sản tự nhiên tươi sống, sự sẵn có của lực lượng lao động giá rẻ…

b.1.2. Các thành phần của nhân tố “Lợi thế chi phí”

Các nghiên cứu thực nghiệm về lợi thế chi phí, tác động đến tính hấp dẫn của

điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư được tác giả tổng hợp ở bảng dưới đây.


Bảng 2.5: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Lợi thế chi phí Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

Stobaugh (1969); Dunning (1973, 2002); Lale và Sevkiye (2005); Manjit và Leo

CP1 Chi phí lao động thấp hơn


CP2 Lao động có trình độ


CP3 Sự sẵn có của lao động


CP4 Sự sẵn có của nguyên vật liệu


Khuyến khích tài chính của

(2005); Wenfei và Qie (2009); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Anil và cộng sự (2014); Villaverde & Maza, (2015).

Lale và Sevkiye (2005); Manjit và Leo (2005); Wenfei và Qie (2009); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Anil và cộng sự (2014); Villaverde & Maza, (2015)

Stobaugh (1969); Dunning (1973, 2002); Lale và Sevkiye (2005); Manjit và Leo (2005); Wenfei và Qie (2009).

Stobaugh (1969); Dunning (1973, 2002); Vichea (2005); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Anil và cộng sự (2014); Villaverde & Maza, (2015); Puciato và cộng sự (2017).

Stobaugh (1969); Dunning (1973, 2002);

CP5

chính phủ (thuế, tiền thuê đất, lãi suất…)

Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015); Puciato và cộng sự (2017).

CP6 Gần nguồn cung cấp Stobaugh (1969); Dunning (1973, 2002)

CP7 Sự sẵn có của vốn và công nghệ

CP8 Mức chi phí chung thuận lợi hơn (ít bị ảnh hưởng lạm phát)

CP9 Giảm chi phí sản xuất khác

CP10 Giảm chi phí vận chuyển

Nguồn: tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Thực tế nghiên cứu thực nghiệm có thể liệt kê đến 10 thành phần trong “lợi thế chi phí”. Điều này là do cách đặt tên nhân tố, cách đặt tên biến đo lường có sự khác nhau ở các nghiên cứu. Tuy nhiên, về nội dung có những biến đo lường hàm ý giống



nhau. Do đó, về sau trong nghiên cứu chúng ta có thể gộp lại thành 3 nhóm (Dunning và Lundan, 2008) : (1) tính khả dụng và chi phí tương đối của tài nguyên tự nhiên đó là nguồn nguyên vật liệu sẵn có; (2) tính khả dụng và chi phí tương đối của lao động có chi phí thấp hơn nước sở tại của doanh nghiệp như: sự sẵn có của lao động, lao động có trình độ, chi phí lao động thấp hơn; (3) giảm chi phí khác do thị trường mang lại như: giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí sản xuất khác, mức chi phí chung giảm, gần nguồn cung cấp, giảm tiền thuế, tiền thuê đất, giảm chi phí sử dụng vốn…

b.2 Cơ sở hạ tầng

b.2.1 Khái niệm

Theo EPAC (1995) (Economic Planning and Advisory Commission – Hội đồng Kế hoạch và Tư vấn kinh tế) xác định: “Cơ sở hạ tầng là những tài sản cố định nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó Chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc tất cả các chức năng như kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý bằng pháp luật” (EPAC, Private Infrastructure Task Force, Final Report, Canberra, 1995)

Arndt (2000) xác định: “Cơ sở hạ tầng là những nhân tố cấu trúc nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản cho công nghiệp và tiêu dùng”.

b.2.2 Các thành phần của nhân tố “Cơ sở hạ tầng”

Aschauer (1989) một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên phân tích ảnh hưởng của đầu tư công đến tăng trưởng năng suất, theo sau là nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cơ sở hạ tầng công cộng của đường bộ, đường cao tốc, sân bay trung chuyển, bến cảng… và những thứ tương tự - được cho là có tác động trực tiếp và gián tiếp tích cực đến sản lượng của khu vực tư nhân và tăng trưởng năng suất.

Arndt (2000) phân chia cơ sở hạ tầng theo 2 loại khác nhau:

Một là, Cơ sở hạ tầng kinh tế: “là bộ phận cơ sở hạ tầng thuộc những ngành phục vụ cho quá trình trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông. Nó bao gồm có hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thuỷ lợi, cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, sân bay, bến cảng, ngân hàng…”.

Hai là, cơ sở hạ tầng xã hội: “là bộ phận cơ sở hạ tầng thuộc các ngành, các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho các hoạt động văn hoá, xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Đó có thể là các dịch vụ công như y tế, giáo dục, công trình công cộng như công viên, quảng trường…”.

Kết quả tổng hợp các thành phần của nhân tố “cơ sở hạ tầng” từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như sau:


Bảng 2.6: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Cơ sở hạ tầng Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

HT1


HT2


HT3

“Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương

tiện...) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển DL”

“Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các khu vực khác thuận tiện cho phát triển DL (đường thủy, hàng không, đường sắt...)”

“Các dịch vụ công cộng của địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, công viên, quảng trường...)”

Dunning (2002); Aykut et al.

(2004); Masron et al. (2010); Villaverde & Maza (2015).

Dunning (2002); Aykut et al. (2004); Snyman và Saayman (2009); Villaverde & Maza (2015).

Kayam (2009); Beerli và Martin (2004); Artuğer và cộng sự (2013); Villaverde & Maza (2015).

HT4 “Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế”

Kayam (2009)


Nguồn: tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Với bảng tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm trên, ta có thể thấy rằng các nhân tố cơ sở hạ tầng về cơ bản đầy đủ các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như: hệ thống giao thông tại địa phương và sự kết nối của địa phương với quốc tế, ngân hàng, điện, nước, giao thông thủy lợi, y tế, vệ sinh công cộng, công viên, quảng trường….

b.3 Môi trường đầu tư

b.3.1 Khái niệm

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của các tỉnh/ thành của Việt Nam. Do vậy, môi trường đầu tư trong nghiên cứu này có thể hiểu là nhân tố phản ánh về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh tại mỗi địa phương (PCI Việt Nam (2018), <http://pci2018.pcivietnam.vn/>, xem 16/01/2020).

b.3.2 Các thành phần của nhân tố “Môi trường đầu tư”

Chỉ số PCI gồm 10 thành phần chính:

1. Tiếp cận đất đai; 2. Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; 3. Tính Năng động; 4. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; 5. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin; 6. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước; 7. Chi phí không chính thức; 8. Mức độ cạnh tranh ở địa phương; 9. Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; 10. Chi phí gia nhập thị trường.

Nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố môi trường đầu tư cũng được tác giả tổng hợp ở bảng sau:


Bảng 2.7: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Môi trương đầu tư Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn


MT1


MT2

“Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và

luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài”.

“Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh

UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010).

chóng và công bằng” The Government of Ontario


MT3


MT4


MT5


MT6


MT7

“Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể”.

“Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh...)”

“Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng”.

“Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...)”

“Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp”

(2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu

định tính.


UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015).


Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); UNCTAD (2006); Villaverde & Maza (2015).

The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

The Government of Ontario (2009); Villaverde và Maza (2015).

Dunning (2002); Snyman và

MT8“Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng”


“Chi phí gia nhập thị trường thấp (thời gian

Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015b)

The Government of Ontario

MT10

hoàn thành thủ tục, xin cấp phép…)”

(2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu

định tính.


Nguồn: tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Trong 10 thành phần của chỉ số môi trường đầu tư thì nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra được 9 thành phần. Trong đó nghiên cứu định lượng xác định được có 6 thành phần chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư, nghiên cứu định tính chỉ ra thêm 4 thành phần. Còn thành phần chất lượng đào tạo lao động gần như các nhà nghiên cứu đều đề xuất ở phần lợi thế chi phí. Điều này cũng là hoàn toàn hợp lý đối với nhân tố môi trường đầu tư.


2.3 Mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đầu tư và ý định đầu tư

Có rất nhiều lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến và ý định đầu tư, tuy nhiên nỗi bật nhất phải kể đến Ajzen (1991) với lý thuyết hành vi dự định.

Ý định hành động

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn chủ quan

Niềm tin về kết quả

Hành vi

Lý thuyết về hành vi dự định (Ajzen, 1991) là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975). Trong lý thuyết hành động hợp lý có hai yếu tố quyết định ý định: thái độ đối với hành vi (AB) và chuẩn mực chủ quan (SN).


Niềm tin giới thiệu

Hình 2.1: Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1980)

Như trong lý thuyết ban đầu về hành động hợp lý, một yếu tố trung tâm trong l Lý thuyết về hành vi có kế hoạch là ý định hành động để thực hiện một hành vi

nhất định. Ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động lực ảnh hưởng đến một hành vi; chúng là những dấu hiệu cho thấy những người khó khăn sẵn sàng cố gắng như thế nào, về bao nhiêu nỗ lực mà họ dự định sẽ nỗ lực, để thực hiện hành vi. Theo nguyên tắc chung, ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện của nó càng cao (Ajzen, 1991).

Thái độ đối với hành động

Chuẩn

chủ quan

Ý định

Hành vi

Kiểm soát hành vi nhận thức

Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)



Thái độ đề cập đến ý kiến của một người về việc một hành vi là tích cực hay tiêu cực (Ajzen, & Fishbein, 1980).

Thái độ được định nghĩa là một hành vi tâm lý và nhận thức mà các cá nhân thể hiện bằng cách đánh giá bất kỳ yếu tố cụ thể nào với một mức độ phù hợp hoặc không phù hợp (Eagly và Chaiken, 1993). Trong nghiên cứu này, thái độ đề cập đến đánh giá của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến. Từ thái độ về sức hấp dẫn của điểm đến sẽ ảnh hưởng đến ý định đầu tư.

Chuẩn mực chủ quan đề cập đến một áp lực xã hội nhận thức phát sinh từ nhận thức của một người (Ajzen, & Fishbein, 1980). Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), chuẩn mực chủ quan có thể được hình thành thông qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người hoặc các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến nhà đầu tư (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông…)

Kiểm soát hành vi nhận thức đề cập đến nhận thức cá nhân về sự dễ dàng / khó khăn khi thực hiện hành vi quan tâm (Ajzen, 1991).

Trong nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến thái độ, niềm tin của nhà đầu tư về các yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư tác động đến ý định đầu tư. Nhân tố “chuẩn chủ quan” và “kiểm soát hành vi nhận thức” không được xem xét đến trong nghiên cứu này. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng đáng kể và cùng chiều của thái độ đối với ý định hành vi (Teo và Pok, 2003; Shih và Fang, 2004; Ramayah và Suki, 2006). Nhiều nghiên cứu về ý định đầu tư cũng đã chỉ ra điều tương tự là thái độ có tác động cùng chiều và lớn nhất đối với ý định đầu tư (Alleyne và Broome, 2010; Ali, 2011; Shanmugham và Ramya, 2012; Ali và cộng sự, 2014; Sudarsono,

2015; Cuccinelli và cộng sự, 2016).

Với lý thuyết hành vi dự định khẳng định thái độ, niềm tin của nhà đầu tư về các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến có tác động đến ý định đầu tư. Tuy nhiên, lý thuyết hành vi dự định chỉ mới chỉ ra tác động của thái độ, niềm tin nhà đầu tư mà chưa chỉ ra được các yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư. Do vậy, lý thuyết hành vi dự định sẽ được kết hợp với lý thuyết động cơ đầu tư sẽ góp phần khẳng định cho nghiên cứu của tác giả.

2.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch – khách sạn.

2.4.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế

Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế chỉ ra rằng nhà đầu tư lựa chọn 1 địa điểm kinh doanh mới thì dựa vào: (1) tìm kiếm lợi thế chi phí của địa điểm đó; (2) tìm kiếm



thị trường gần khách hàng, gần nhà cung cấp. Mục tiêu cuối cùng của họ là giảm chi phí, tăng doanh thu để tăng lợi nhuận. Do vậy, trong các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước đây, mặc dù có sự khác nhau trong việc xác định nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên tất cả các nhóm nhân tố đó đều nằm trong 2 mục đích là tìm kiếm lợi lợi thế chi phí và tìm kiếm thị trường. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này.

Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – địa điểm sản xuất quốc tế


Nhóm

Nhân tố tác động

Nghiên cứu


Tìm kiếm thị trường


Thị trường tiềm năng

Dunning và Kundu (1995); Kundu và Contractor (1999); Dunning (2002); Du Plessis (2002); Aykut và Ratha (2004); Johnson và Vanetti (2005); Newell và Seabrook (2006); Naude và Krugell (2007); Duanmu và Guney (2009); Masron và Shahbudin (2010); Anil và cộng sự (2014); Assaf và cộng sự (2015); Santos và cộng sự (2016); Tomohara (2016); Kristjánsdóttir (2016); Puciato

và cộng sự (2017); Li và cộng sự (2017).


Tìm kiếm lợi thế chi phí

1. Chất lượng nguồn nhân lực

Assaf & Josiassen (2012); Assaf và cộng sự (2015b); Kristjánsdóttir (2016).

2. Tính khả dụng và chi phí

Dunning (2002); Endo (2006); Masron và Shahbudin

(2010); Lu và cộng sự (2011); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017); Falk (2016).


3. Cơ sở hạ tầng

Dunning và Kundu (1995); UNESCAP (1991); Urata và Kawai (2000); Endo (2006); Nguyễn Mạnh Toàn (2010); Dunning (2002); Aykut et al. (2004); Beerli và Martin (2004); Assaf và cộng sự (2015); Lu và cộng sự (2011);

Kristjánsdóttir (2016); Puciato và cộng sự (2017).


4. Chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư

Aykut và Ratha (2004); Johnson và Vanetti (2005); Endo (2006); Duanmu và Guney (2009); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Kristjánsdóttir

(2016); Puciato và cộng sự (2017).

5. Những hạn chế và các quy định

Brouthers và cộng sự (2000); Johnson và Vanetti (2005); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015);

Falk (2016).

6. Sự ổn định chính trị

Dunning và Kundu (1995); Urata và Kawai (2000); Anil và cộng sự (2014).

7. Môi trường đầu tư

Kundu and Contractor (1999); Dunning (2002); Endo

(2006); Santos và cộng sự (2016); Tomohara (2016); Li và cộng sự (2017); Li và cộng sự (2018).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 6

Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí