Tổng Hợp Kết Quả Nghiên Cứu Định Lượng Sơ Bộ



Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,873 lớn hơn 0,7 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016); tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5. Trong khi yêu cầu hệ số này chỉ cần lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010) thì chứng tỏ các biến đo lường này rất tốt. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,873, chứng tỏ thang đo này rất tốt.

b. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng”

Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng” như sau:


Bảng 3.38: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

,875

,877

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 12


Bảng 3.39: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

KT1

17,43

12,296

,632

,863

KT2

17,36

11,339

,695

,851

KT3

17,33

11,255

,716

,848

KT4

17,34

11,170

,684

,853

KT5

17,65

11,060

,653

,860

MT8

17,51

11,133

,707

,849

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,875 lớn hơn 0,7 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016); tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5. Trong khi yêu cầu hệ số này chỉ cần lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010) thì chứng tỏ các biến đo lường này rất tốt. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,875, chứng tỏ thang đo này rất tốt.

c. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch”

Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch” như sau:


Bảng 3.40: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

,863

,864

5


Bảng 3.41: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics


Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

HT1

15,62

5,045

,673

,838

HT2

15,36

5,039

,699

,831

HT3

15,44

5,105

,729

,824

HT4

15,39

5,332

,613

,852

MT1

15,28

5,174

,705

,830

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Ta thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha = 0,863 lớn hơn 0,7 là rất tốt; hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0,6 là rất tốt (theo yêu cầu chỉ cần lớn hơn 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,863. Vậy thang đo này các biến đo lường cho nhân tố cơ sở hạ tầng du lịch là rất tốt.

d. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Môi trường đầu tư

Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Môi trường đầu tư” như sau:


Bảng 3.42: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

,924

,925

6


Bảng 3.43: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics


Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

MT2

20,44

17,142

,735

,916

MT3

20,30

16,063

,821

,904

MT4

20,42

17,152

,787

,910

MT5

20,40

16,116

,808

,906

MT6

20,48

16,624

,736

,916

MT7

20,44

15,552

,808

,907

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0



Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,924 lớn hơn 0,7 là rất tốt (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016); tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,7. Trong khi yêu cầu hệ số này chỉ cần lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010) thì chứng tỏ các biến đo lường này rất tốt. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,924, chứng tỏ thang đo này rất tốt.

e. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lợi thế chi phí”

Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Lợi thế chi phí” như sau:


Bảng 3.44: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

,714

,713

4



Bảng 3.45: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics


Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CP1

10,46

3,579

,533

,633

CP2

10,64

3,337

,598

,591

CP3

10,57

3,389

,537

,630

MT9

10,25

4,050

,449

,708

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,714 lớn hơn 0,7 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016); tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,714, chứng tỏ thang đo này đạt yêu cầu.

3.2.2.4 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

a. Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc “Tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến đầu tư”

Bảng 3.46: KMO and Bartlett's Test – Nhân tố Hấp dẫn đầu tư

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

,839

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

296,031

Df

10

Sig.

,000

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0



Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy, kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,839 thì chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu này rất tốt, đạt yêu cầu để phân tích EFA (Kaiser, 1974; Kaiser và Rice, 1974).

Kết quả kiểm định Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường biến tổng có tương quan với nhau (Bartlett, 1937; Bartlett, 1950).

Bảng 3.47: Total Variance Explained – Nhân tố hấp dẫn đầu tư


Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

%

Total

% of

Variance

Cumulative

%


1

3,053

61,067

61,067

3,053

61,067

61,067

2

,678

13,557

74,625




3

,464

9,289

83,913




4

,434

8,688

92,601




5

,370

7,399

100,000




Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết quả phân tích ở bảng 3.45 cho thấy hệ số trích xuất nhân tố Eigenvalue = 3,053 > 1 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả phân tích hệ số Total Variance Explained = 61,067% chứng tỏ 5 biến quan sát giải thích được cho sự thay đổi của nhân tố hấp dẫn đầu tư được 61,067%. Chỉ số này như vậy là rất tốt (Hair và cộng sự, 2010).

b. Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc “Dự định đầu tư du lịch”

Bảng 3.48: KMO and Bartlett's Test – Ý định đầu tư du lịch

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

,711

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

176,089

Df

3

Sig.

,000

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy, kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,711 thì chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu này tốt, đạt yêu cầu để phân tích EFA (Kaiser, 1974; Kaiser và Rice, 1974).

Kết quả kiểm định Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường biến tổng có tương quan với nhau (Bartlett, 1937; Bartlett, 1950).


Bảng 3.49: Total Variance Explained – Ý định đầu tư du lịch


Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

%

Total

% of

Variance

Cumulative %

1

2,220

73,992

73,992

2,220

73,992

73,992

2

,447

14,885

88,877




3

,334

11,123

100,000




Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết quả phân tích ở bảng 3.47 cho thấy hệ số trích xuất nhân tố Eigenvalue = 2,220 > 1 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả phân tích hệ số Total Variance Explained = 73,992% chứng tỏ 3 biến quan sát giải thích được cho sự thay đổi của nhân tố dự định đầu tư du lịch được 73,992%. Chỉ số này như vậy là rất tốt (Hair và cộng sự, 2010).

Như vậy với kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, về cơ bản bộ thang đo “Đo lường các nhân tố hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch” là rất tốt. Bộ thang đo này về cơ bản có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn định lượng dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.


Tiểu kết chương 3

Chương này tập trung về quy trình nghiên cứu gồm 2 phần đó là: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu định lượng chính thức. Trong nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính (nghiên cứu khám phá, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, khảo sát thử nghiệm) và nghiên cứu định lượng sơ bộ (khảo sát với mẫu 162 quan sát, tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s alpha và phân tích EFA).

Trong chương này nghiên cứu cũng tập trung làm rõ các cơ sở khoa học về nghiên cứu định tính, số quan sát của một nghiên cứu định tính thông thường là bao nhiêu, dựa vào cơ sở khoa học nào. Về nghiên cứu định lượng tác giả cũng chỉ ra số quan sát tối thiểu của 1 nghiên cứu định lượng là bao nhiêu, dựa vào cơ sở khoa học nào. Các chỉ số đo lường thang đo gồm phân tích Cronbach’s alpha, EFA, CFA, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu thì cần phải đo lường chỉ tiêu gì, bao nhiêu là đạt yêu cầu và dựa trên cơ sở khoa học nào là vấn đề chính được tập trung ở chương này.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn

đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ


4.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Với kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ở phần trên, các biến đo lường cho mỗi nhân tố có sự thay đổi như sau:

Nhân tố: “Cơ sở hạ tầng du lịch” có thêm biến đo lường MT1: “Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài” được chuyển từ nhân tố “Môi trường đầu tư” sang. Với kết quả này, tác giả cho rằng hoàn toàn phù hợp. Với kết quả trên, 4 nhóm biến đo lường cho 4 nhân tố HT: “Cơ sở hạ tầng du lịch”; MT: “Môi trường đầu tư”; KT: “Thị trường du lịch tiềm năng”; CP: “Lợi thế chi phí” có sự thay đổi như sau:

Bảng 4.1 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch” Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

HT1 Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện...) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch

Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các

Aykut et al. (2004); Dunning (2002)

HT2 khu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch (đường thủy, hàng không, đường sắt...)


HT3 Các dịch vụ công cộng của địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM...)


HT4 Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế


MT1 Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo

điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài.

Aykut et al. (2004); Dunning (2002)


Kayam (2009); Artuğer và cộng sự (2013); Beerli

và Martin (2004)

Kayam (2009) UNCTAD (2006a);

Masron và Shahbudin

(2010)


Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Với kết quả trên, để tiện cho việc nghiên cứu định lượng chính thức tác giả xin chuyển đổi mã biến “MT1” thành “HT5” để tạo sự thuận tiện cho nghiên cứu, tránh sự nhầm lẫn.



Với việc biến MT1 chuyển sang đo lường cho nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” thì nhân tố “Môi trường đầu tư” còn lại các biến đo lường như sau:

Bảng 4.2 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trường đầu tư” Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn


MT2


MT3


MT4


MT5


MT6

Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng

Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể.

Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh...)

Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng.

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...)

The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.


UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015).


UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015).

The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

MT7 Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp The Government of Ontario (2009);

Villaverde và Maza (2015).

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Với kết quả trên, nhân tố “Môi trường đầu tư” chỉ còn lại 6 biến đo lường từ MT2 đến MT7. Để tạo sự thuận tiện cho nghiên cứu, tránh sự nhầm lẫn, ở phần nghiên cứu chính thức tác giả xin mã hóa lại các biến đo lường từ MT2 đến MT7 thành MT1 đến MT6.

Với việc biến MT9 chuyển sang thang đo CP: “Lợi thế chi phí” thì thang đo này gồm những biến sau:


Bảng 4.3 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế chi phí” Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

CP1 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ


Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách

Dunning (2002); Vichea (2005); Puciato và cộng sự (2017)

Dunning (2002); Snyman và

CP2


CP3


MT9

(thuế thu nhập, VAT, giải phóng mặt bằng…)


Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác.

Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp với giá rẻ

Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015); Puciato và cộng sự (2017)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Puciato và cộng sự (2017)


Duning (2002); Phiếu khảo sát PCI Việt Nam 2018.


Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Thang đo này biến CP4 ban đầu đã bị loại nhưng biến MT9 được thay thế để đo lường cho thang đo lợi thế chi phí. Để tạo thuận tiện cho quá trình khảo sát và phân tích sau này nên tác giả chuyển biến MT9 thành CP4.

Kết quả phát triển thang đo sơ bộ KT: “Thị trường du lịch tiềm năng”

Bảng 4.4 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Thị trường du lịch tiềm năng” Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

KT1 Lượng khách đến du lịch ở địa phương đó có quy mô lớn

KT2 Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao

KT3 Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao

KT4 Tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu dễ dàng


Sự chào đón của địa phương đối

Anil và cộng sự (2014); Dunning (2002); Puciato và cộng sự (2017)

Anil và cộng sự (2014); Dunning (2002); Puciato và cộng sự (2017)

Anil và cộng sự (2014); Aykut và Ratha (2004); Sun (2002); Dunning (2002)

Snyman và Saayman (2009); Anil và cộng sự (2014); Assaf và cộng sự (2015);

Dunning (2002); Snyman và Saayman

KT5


MT8

với khách du lịch và nhà đầu tư


Mức độ cạnh tranh ở địa phương

đó thấp và bình đẳng

(2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)


Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023