Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 2


2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa lý luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp vận dụng tác động các nhân tố nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Về nội dung: Cụ thể là nghiên cứu rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là chủ thẻ tín dụng thông qua việc chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ nhưng không thể thanh toán hoặc thanh toán chậm các khoản nợ đến hạn

- Về không gian: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 2

- Về thời gian: Căn cứ vào các dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm

2014.


5. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng

thống kê mô tả, chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập cơ sở dữ liệu thống kê khách hàng có sử dụng thẻ tín dụng theo tiêu chí lựa chọn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trên cơ sở dữ liệu này, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín


dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, tôi sử dụng mô hình Logistic. Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Cụ thể hơn, mô hình này có thể giúp xác định khả năng khách hàng sẽ có rủi ro tín dụng trên cơ sở sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khách hàng.‌

6. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Chương 4: Giải pháp vận dụng tác động các nhân tố nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại:‌

1.1.1. Khái niệm thẻ tín dụng:

Theo các quan điểm kinh tế học, thẻ thanh toán có thể được hiểu là “chìa khóa đa năng để chủ thẻ kết nối với các chủ thể khác tham gia hệ thống thanh toán thẻ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ được thỏa thuận trước nhằm thực hiện các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình”. Thẻ thanh toán “là công cụ thanh toán do tổ chức phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ”.

Xét từ góc độ luật học, khái niệm thẻ thanh toán đã xuất hiện trong văn bản pháp luật Việt Nam từ năm 1994 mặc dù chưa được định nghĩa chính thức. Tại Điều 24 của Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, được ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thẻ thanh toán mới chỉ được giải thích là “do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động”. Cũng tại Điều 24 Thể lệ này, thẻ thanh toán được phân loại gồm thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán và thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng, mặc dù chưa được định nghĩa trong văn bản này, nhưng cũng đã được mô tả như sau: “Thẻ tín dụng áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản”.

Mới đây nhất, năm 2007, khái niệm về các loại thẻ đã được sửa đổi lại trong Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày


15/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, không sử dụng khái niệm thẻ thanh toán mà sử dụng khái niệm thẻ ngân hàng và thẻ ngân hàng được hiểu là “phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”. Thẻ ngân hàng sẽ bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Khoản 5 Điều 2 Quy chế này có định nghĩa “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép Chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”. Trong đó, khái niệm “giao dịch thẻ” được hiểu là “việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng”.

Các quan điểm nêu trên đều có những hạt nhân cơ bản thể hiện bản chất của thẻ tín dụng. Tuy nhiên theo tác giả, thẻ tín dụng cần được định nghĩa sát với bản chất của thẻ hơn nữa. Vì lý do đó, tác giả đưa ra định nghĩa sau về thẻ tín dụng: “Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán do ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng phát hành theo thỏa thuận với Chủ thẻ để đáp ứng các nhu cầu tín dụng, thanh toán trong một hạn mức tiền nhất định thông qua việc xác lập quan hệ thanh toán giữa Chủ thẻ với Đơn vị chấp nhận thẻ, đồng thời cũng xác lập quan hệ vay nợ giữa Chủ thẻ với tổ chức đã phát hành thẻ”.

1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng đầu tiên của thế giới là thẻ của Diners Club do Frank McNamara và Ralph Schneider thành lập tháng 2/1950, dành riêng cho khoảng gần 30 bạn bè và người quen của họ và có thể sử dụng ở một số nhà hàng trong thành phố New York. Với lệ phí hàng năm là 5USD, những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được chi tiêu bằng thẻ này tại Mỹ. Tháng 5/1951, Franklin National Bank ở New York là ngân hàng đầu tiên trên thế giới phát hành thẻ tín dụng.

Chính vì sự tiện lợi của Diners Club cũng như sự ưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời ở Mỹ như: Trip


Charge, Golden Key, Gourment, Guest Club, Esquire Club. Năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh đa số thị trường. Trong giai đoạn này, phần lớn các thẻ này chỉ dành cho giới doanh nhân và những người giàu có lúc bấy giờ, nhưng các ngân hàng đã dự báo rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Năm 1960, một ngân hàng lớn của Mỹ là Bank of America đã phát hành thẻ Bank Americard. Để mở rộng qui mô hoạt động, ngân hàng này cấp giấy phép cho các định chế tài chính trong khu vực được phát hành thẻ Bank Americard. Năm 1966, để cạnh tranh với sự thành công của ngân hàng Bank of America, mười bốn ngân hàng lớn của Mỹ thành lập Hiệp hội thẻ liên hàng quốc tế (Interbank Card Association –ICA) và cho ra đời thẻ Master Charge. Vào năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard được đổi tên thành thẻ Visa. Tổ chức thẻ Visa quốc tế hình thành và phát triển nhưng không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên phát hành khiến cho tổ chức thẻ Visa nhanh chóng mở rộng thị trường. Đến nay, thẻ Visa có quy mô lớn nhất và số lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới, sau Visa, góp phần đưa thị trường thẻ thanh toán ngày càng phát triển trên toàn cầu.

Sau Mỹ, ở các nước châu Âu và tiếp sau là châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi với chất lượng ngày càng cao nhờ vào sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Ngày nay, ngoài hai loại thẻ Visa và Master đã và đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới, thị trường thẻ còn có một số loại thẻ JCB, Diners Club và AMEX cũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn. Nhìn chung, các thẻ trên là những loại thẻ được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên thế giới. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn những tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn và tiện lợi.


1.1.3. Mô tả và phân loại thẻ tín dụng:‌

1.1.3.1. Căn cứ vào công nghệ sản xuất:

+ Thẻ từ: Là chiếc thẻ nhựa có một dải từ ở mặt sau ghi thông tin về thẻ, chủ thẻ và một phần dành riêng để chứa chữ ký của chủ thẻ.

+ Thẻ thông minh: Sử dụng một con chíp máy tính được gắn lên thẻ nhựa với kích thước tương tự như chiếc thẻ từ. Khác biệt duy nhất mà chủ thẻ thấy được là một vùng kim loại nhỏ trên mặt thẻ, chứa tiếp xúc điện tử. Thẻ cung cấp rất nhiều tính năng vượt trội so với thẻ từ truyền thống như khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an toàn thông tin, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ. Ngoài ra thẻ thông minh rất bền, có tuổi thọ khá cao.

1.1.3.2. Căn cứ vào chủ thể phát hành:

+ Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ này do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Nó hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất và nó có thể lưu hành trên toàn cầu.

+ Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành : đó là thẻ du lịch, giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners club, Amex …

1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:

+ Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.

+ Thẻ quốc tế: là loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Nó được khách du lịch rất ưu chuộng vì sự an toàn, tiện lợi.

1.1.3.4. Căn cứ vào đối tượng sử dụng:

+ Thẻ công ty: được phát hành cho các tổ chức, công ty có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó. Tổ chức, công ty xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân thuộc tổ chức, công ty sử dụng thẻ và chỉ định rò việc uỷ quyền trong đơn xin phát hành.


+ Thẻ cá nhân: là loại thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của mình. Thẻ cá nhân gồm hai loại:

- Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính.

- Thẻ phụ: do chủ thẻ chính đứng tên xin phát hành cho một người khác sử dụng và chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi tiêu.

1.1.3.5.Căn cứ vào hạng thẻ:

+ Thẻ thường (Standard card): là một loại thẻ tín dụng mà bất kỳ người dùng phổ thông nảo cũng có thể đăng ký mở thẻ, có các tính năng sử dụng cơ bản đồng thời sẽ có thêm những ưu đãi, tiện ích riêng tùy theo ngân hàng.

+ Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ phục vụ cho thị trường cao cấp phù hợp với khách hàng có thu nhập cao, có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn.

1.1.4. Lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng thẻ tín dụng:

1.1.4.1. Nhỏ gọn và tiện lợi

Một chiếc thẻ nhựa có kích cỡ tương đương danh thiếp thông thường thể hiện yếu tố nhỏ gọn. Bên cạnh đó, tại các trung tâm mua sắm và đa số các cửa hàng mua bán sản phẩm, dịch vụ đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ đã thể hiện sự tiện lợi vô cùng lớn. Thay vì giữ trong bóp thật nhiều tiền mặt, giờ đây chủ thẻ chỉ cần mang chiếc thẻ tín dụng là có thể thỏa sức mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

1.1.4.2. An toàn

Với thẻ tín dụng, một khi bị mất, chủ thẻ chỉ cần báo với ngân hàng phát hành thẻ của mình để khóa thẻ lại và hoàn tất các thủ tục để được cấp thẻ mới.

1.1.4.3. Chấp nhận trên toàn cầu

Ưu điểm vượt trội của thẻ tín dụng chính là khả năng thanh toán trong phạm vi toàn cầu, kể cả giao dịch bên ngoài lẫn trên mạng internet. Không những thế, nếu cần tiền mặt, chủ thẻ cũng có thể dùng thẻ tín dụng để rút ở các máy ATM đặt khắp mọi nơi.


1.1.4.4. Linh hoạt trong chi tiêu‌

Với thẻ tín dụng trong tay, chủ thẻ có thể thực hiện mua ngay một món hàng nào đó yêu thích trong trường hợp không có sẵn tiền mặt hay không đủ tiền trong tài khoản để mua chỉ bằng thao tác thanh toán thẻ đơn giản và đem món hàng ấy về nhà. Hình thức dùng trước trả sau không tính lãi suất đến 45 ngày (tùy ngân hàng) sẽ giúp chủ thẻ linh hoạt trong chi tiêu.

1.1.4.5. Sử dụng cho các thanh toán đặc biệt

Với thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể mua hàng trên mạng, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay trực tuyến... trong trường hợp không thể làm điều này bằng tiền mặt hoặc không muốn mang tiền mặt trực tiếp đến nơi thanh toán.

1.1.4.6. Theo dòi chi tiêu cụ thể

Vào ngày cố định trong tháng, ngân hàng cấp thẻ tín dụng sẽ gửi bảng sao kê chi tiết những giao dịch đã thực hiện thanh toán trong tháng, bao gồm số tiền, ngày tháng sử dụng, nhà cung cấp ở đâu... qua email hoặc thư đảm bảo. Nội dung của bảng sao kê còn thông báo hạn mức tín dụng còn lại của bạn cùng với số tiền cần thanh toán. Ngoài ra, nếu còn dư nợ tháng trước đó, bảng sao kê sẽ thể hiện rò khoản lãi suất phát sinh. Chủ thẻ có thể xem chi tiết và tự quản lý một cách chính xác hàng tháng.

1.1.4.7. Những giá trị ưu đãi cộng thêm

Để khuyến khích người sử dụng thẻ, nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi như quà tặng ngay khi đăng ký sử dụng thẻ, tích lũy điểm thưởng, hoàn tiền đã sử dụng, liên kết với các thương hiệu được ưa chuộng và các trung tâm mua sắm để giảm giá cho người sử dụng thẻ của họ. Một số các cửa hàng bán trả góp với lãi suất 0% chỉ dành riêng cho khách thanh toán bằng thẻ.


1.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại:

1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:

Có nhiều quan niệm về rủi ro tín dụng mà ta có thể dẫn ra là:

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí