Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm

16


Theo các bài phân tích, nghiên cứu của các chuyên gia trước đó, tại Nga hiện có rất nhiều Ngân hàng nhỏ ra đời bất hợp pháp, chính vì vậy nguồn vốn sở hữu quá ít (90% Ngân hàng có số vốn ít hơn 10 triệu USD). Chính vì vậy, khi gặp tình trạng rủi ro thanh khoản thì không thể nào đưa ra biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nên khi gặp sự cố thì không thể trở tay kịp và kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Rủi ro thanh khoản ở Anh (2007)

Diễn biến:

Trước tình hình ngân hàng Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2007 sẽ giảm so với dự kiến, nhiều trang báo Anh đã công bố nhiều thông tin như: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt một cách trầm trọng do hậu vay từ cho vay tín chấp. Trong 3 ngày 14, 15, 17/09/2007; khoảng 3 tỷ bảng Anh đã được rút ra và con số không dừng ở đó.

Tháng 9/2007, nước Anh nói riêng và toàn thế giới nói chung rúng động với sự kiện Ngân hàng Northern Rock đang trên bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng đến từ cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ năm 2007 ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Ngân hàng Northern Rock do Ngân hàng này đã đầu tư 150 triệu đô la Mỹ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị trường Mỹ. Chính vì Northern Rock không huy động được vốn trên thị trường liên Ngân hàng và các TCTC khác nên Northern Rock phải vay vốn của NHTW Anh cụ thể vào ngày 12/9/2007, Northern Rock đã vay ngắn hạn 3 tỉ bảng Anh tại NHTW Anh. Sau đó Northern Rock đã nhờ các cơ quan liên quan để hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, sau đó tin đồn nguy cơ vỡ nợ của Northern Rock bị lan truyền trên diện rộng.

Trước tình hình đó, Ngân hàng trung ương Anh đã bơm một lượng tiền không hề nhỏ cho ngân hàng Northern Rock và để giải quyết dứt điểm tình hình trên, Chính phủ Anh mua lại Northern Rock.

17


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chính dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là RRTD mà Ngân hàng này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhất của Ngân hàng Northern Rock là cho các KH vay cầm cố nhiều gấp 5 lần tháng lương, nhiều gấp 125% giá trị nhà đất được cầm cố, mặc dù nền kinh tế đang có xu hướng tụt dốc từ đó đã khiến bong bóng tài sản của Ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Chính vì thế, khi thị trường cho vay dưới chuẩn gặp khủng hoảng thì việc thiếu vốn bị ảnh hưởng và điều dễ hiểu và gây ra hậu quả vô cùng khôn lường cho chính bản thân Northern Rock và toàn hệ thống Ngân hàng nước Anh nói chung.

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 4

+ Chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý khủng hoảng cộng thêm vào đó là “sự thổi phồng” của truyền thông, báo giới, tin đồn công chúng ...

Rủi ro thanh khoản ở Argentina (2000)

Năm 2000, Chính phủ Argentina phải nhờ vào sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF. Chính phủ Argentina thực thi một số biện pháp nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng như giảm thuế đối với mặt hàng vốn, tăng thuế đối với mặt hàng tiêu dùng, áp thuế lên các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chính phủ. Chính vì vậy, đã làm nền kinh tế bị suy thoái và đặc biệt hơn khiến cho Argentina rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Nguyên nhân:

Nền kinh tế của Argentina hiện tại đang bị suy thoái trầm trọng, rất nhiều Nhà đầu tư nước ngoài đã ngưng giao dịch tại các ngân hàng Argentina. Các cá nhân và doanh nghiệp bị mất niềm tin vào chính phủ cũng như các chính sách ban hành bởi chính phủ và hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy khi người gửi tiền mất niềm tin và muốn rút tiền khỏi hệ thống, những biến động trong tỉ giá hối đoái giữa đồng đôla Mĩ và đồng Peso càng làm tăng thêm mức độ của các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Bên cạnh đó, việc NHTW Argentina quy định hạn mức rút tiền hàng tháng/tài khoản tiền gửi tuy làm giảm lượng tiền rút trên tài khoản nhưng chính vì vậy đã làm tăng số lượng

18


người đến rút tiền hơn vì người gửi tiền càng có cơ sở để chắc chắn lo ngại về khả năng thanh khoản của Ngân hàng và càng muốn rút hơn.

1.1.4. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.4.1. Khái niệm

Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại hiện nay, tín dụng là một trong những nghiệp vụ chính đem lại lợi nhuận lớn nhất, tuy nhiên kèm theo đó là tiềm ẩn rủi ro khá cao, xảy ra thường xuyên và có thể gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay đồng nghĩa với việc các công ty không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị dây chuyền, cơ sở vật chất, lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy phải cần một lượng lớn nguồn vốn tự có hoặc từ vay mượn từ các TCTD khác đặc biệt là Ngân hàng, có nghĩa rằng việc Ngân hàng phải chấp nhận chịu rủi ro tín dụng lớn từ các khoản vay đã cấp cho khách hàng nếu các khoản cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc không sinh lợi nhuận.

Vậy rủi ro tín dụng là gì?

Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên làm sáng tỏ nội dung trên, tuy nhiên để có cách nhìn khái quát chúng ta sẽ lần lượt đề cập từng vấn đề chính cần làm rõ.

Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”.

Tại Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN nêu rò: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

19


Hay ta có thể hiểu rằng, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng của các NHTM do một hoặc một nhóm khách hàng vay vốn mà không trả được nợ hoặc không đúng hạn hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những mối lo ngại rất lớn của các Ngân hàng thương mại vì rủi ro này không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động và uy tín của Ngân hàng mà còn quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đây là một trong những loại rủi ro phức tạp nhất, rất khó khăn trong việc quản lý và có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên phạm vi rộng và nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh hậu quả không thể lường trước được.

1.1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cụ thể theo 3 nhóm rủi ro chính đến từ phía Ngân hàng, người vay và các nguyên nhân khách quan khác. Từ đó ta sẽ thấy được đâu là nguồn gốc cội nguồn của rủi ro từ đó đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp.

Nguyên nhân đến từ phía Ngân hàng

+ Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ bao gồm năng lực, phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng còn yếu kém về trình độ, thiếu kiến thức hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; không tuân thủ quy trình tín dụng và điều kiện cho vay bao gồm việc không thu thập thông tin khách hàng đầy đủ; phẩm chất đạo đức kém, tinh thần trách nhiệm kém, dễ bị cám dỗ thì thiệt hại rất dễ xảy ra.

+ Thiếu sự giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý: Nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem xét quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ RRTD là vấn đề không thể không nhắc tới vì phải có sự phê duyệt của ban lãnh đạo trước khi cấp tín dụng cũng như giải ngân cho Khách hàng.

20


+ Ngân hàng chưa thật sự đa dạng hoá các danh mục đầu tư: đây là một công cụ hữu hiệu để quản trị rủi ro của Ngân hàng thông qua đó mà Ngân hàng có thể nhận biết, phát hiện từ đó dự báo mức độ rủi ro của khách hàng, thị trường, sản phẩm.

+ Chính sách và quy định cho vay chưa thật sự chặt chẽ, quản trị rủi ro chưa hiệu quả, phân tích khả năng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa được chú trọng. Hầu hết những quyết định cho vay của Ngân hàng chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng khách quan mà thường dựa trên kinh nghiệm và quy mô của chủ thể người vay.

Nguyên nhân đến từ phía Người vay:

+ Năng lực điều hành, khả năng tự chủ tài chính còn yếu kém, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng còn hạn chế, sử dụng vốn không đúng mục đích, sẵn sàng kinh doanh mạo hiểm làm tăng nguy cơ rủi ro, việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả, việc kinh doanh thua lỗ làm thất thoát ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ.

+ Thiện chí trả nợ của Khách hàng.

+ Khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của Ngân hàng: Khách hàng sẵn sàng làm mọi cách đối phó với Ngân hàng nhằm mục đích tìm kiếm được lợi nhuận như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính không đúng sự thật làm cho Ngân hàng đánh giá sai về khả năng tài chính và cấp tín dụng cho Khách hàng sai dẫn đến nguy cơ rủi ro tiềm ẩn là rất cao.

Nguyên nhân khách quan:

Bên cạnh những nguyên nhân trên ta có thể kể ra một số nguyên nhân đến từ: thiên tai, hỏa hoạn, sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, hành lang pháp lý chưa phù hợp, biến động thị trường trong và ngoài nước, khủng hoảng, suy thoái kinh tế... Từ đó, cá nhân cũng như tổ chức mất khả năng chi trả nợ mặt dù thiện chí đến từ họ rất lớn.

21


1.1.4.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro

Trên thực tế, có rất nhiều cách để nhận biết được dấu hiệu khi nào phát sinh RRTD để từ đó tìm ra các biện pháp cũng như cách khắc phục rủi ro, hạn chế hậu quả, tổn thất nhất có thể xảy ra đến Ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, ta có thể kể đến một số dấu hiệu nhận diện đến từ một số phương diện sau:

Đến từ Khách hàng.

- Lượng tiền mặt của Khách hàng giảm mạnh, khả năng thanh khoản, vốn lưu động giảm, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận thì ngược lại; xuất hiện những khoản nợ mà nhiều nguồn khác nhau.

- Quy mô kinh doanh giảm, lượng khách hàng có năng lực tài chính tốt hay nhà cung cấp, đơn hàng, hợp đồng của doanh nghiệp không còn…

Đến từ Ngân hàng

- Khách hàng thường xuyên xuất hiện những khoản nợ bất thường hoặc nợ quá hạn, hoặc có thể là Khách hàng xin gia hạn nợ nhiều lần hoặc muốn đảo nợ.

- Số dư duy trì trong tài khoản của Khách hàng giảm thường xuyên

1.1.4.4. Chỉ số đánh giá của rủi ro tín dụng

Theo Phạm Thu Thủy & Đỗ Thị Thu Hà (2013), để đo lường rủi ro tín dụng ta có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau thông qua một số chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,... trong đó, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua một số chỉ số thường dùng để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng cụ thể như sau:

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh RRTD, phát sinh khi đến thời hạn trả nợ cho Ngân hàng theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng trước đó nhưng người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo mức độ thời gian trả nợ quá hạn, khoản nợ này sẽ được xếp vào mức độ nợ như thế nào cụ thể theo các nhóm nợ như sau: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Theo

22


Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN liên quan đến việc phân loại nợ thì nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng chi trả các khoản vay hay được hiểu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Ta có thể liệt kê như sau:

+ Nhóm 3 là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)

+ Nhóm 4 gồm các khoản nợ nghi ngờ (khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)

+ Nhóm 5 với khả năng mất vốn, quá hạn trên 360 ngày. Nợ quá hạn được phản ảnh qua 2 công thức sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝐷ư 𝑛ợ quá ℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư 𝑛ợ̣ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

*100%

Tỷ lệ khách hàng bị nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn *100%

Tổng số khách hàng có dư nợ

Nếu một Ngân hàng nào mà có Tỷ lệ nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn càng cao thì chứng tỏ Ngân hàng đó đang gặp rủi ro khá cao và ngược lại.

Nợ xấu: Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh toán, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản,...

Nợ xấu được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ

Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ xấu nhóm (3,4,5)

Tổng dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu

Vốn chủ sở hữu

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

Tổng tài sản có


* 100%

23


Ta có thể thấy rằng chỉ số này càng cao thì lợi nhuận sẽ lớn vì hoạt động tín dụng của Ngân hàng chiếm ưu thế nhưng đồng nghĩa với việc RRTD cũng rất cao. Chính vì thế các Ngân hàng luôn cân nhắc tới hệ số này

Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập * 100%

Nợ quá hạn khó đòi

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập

Tổng dư nợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

*100%

Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/Ngoài ra, Sillah và cộng sự (2015) sử dụng chỉ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) bằng vốn cấp 1 trên tổng tài sản của ngân hàng trong nghiên cứu của mình để đánh giá một cách gián tiếp về rủi ro tín dụng. Chỉ số này đánh giá khả năng

các Ngân hàng có thể thích ứng với rủi ro tín dụng.

1.1.4.5. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trên Thế giới.

Diễn biến

Để minh họa về rủi ro tín dụng ta có thể kể đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2008, cuộc khủng hoảng làm thay đổi cục diện thị trường Mỹ và là giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử tài chính thế giới cho tới hiện tại cụ thể như sau:

Ngày 8/2/2007, Ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20% so với dự báo do khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ.

Ngày 2/4/2007, Tập đoàn Tài chính New Century là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ đệ đơn xin phá sản.

Ngày 21/6/2007, Tập đoàn Tài chính hàng đầu thế giới lâu đời nhất tại Mỹ Merril Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022