Khái Niệm Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng


Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận; Cũng theo Ủy ban này một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng”, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kì sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi.

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN tại khoản 1 điều 3 đề cập khái niệm: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Theo Thomas P.Fitch– tác giả Từ điển thuật ngữ Ngân hàng do nhà xuất bản Barron ấn hành năm 1997: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Theo Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic chuyên viên nghiên cứu chính sách tài chính – Ngân hàng thế giới: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro tín dụng, song các quan niệm về rủi ro tín dụng đều hội tụ với nhau về bản chất đó là: Rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn thanh toán nợ không đúng hạn, không hoàn trả được một phần hay toàn bộ khoản nợ vay (gồm gốc và/hoặc lãi).

Rủi ro thể hiện ở khả năng hay xác xuất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Có thể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc được khả năng thu hồi


được khoản tín dụng ấy hay không, đơn giản là vì lúc đó việc thu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra. Rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản ngân hàng. Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản lý, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi luôn tồn tại song hành cùng hoạt động kinh doanh và chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.

1.2.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng là một loại rủi ro có tác hại rất lớn không những gây ra thiệt hại cho ngân hàng mà còn tác động xấu đến tâm lý và tinh thần của nhân viên kinh doanh thẻ tín dụng. Rủi ro này thường xảy ra khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng khi các khoản chi tiêu này đã đến hạn thanh toán. Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là họ đã cam kết cho chủ thẻ được vay một số tiền giới hạn bởi hạn mức tín dụng trong thời hạn sử dụng thẻ, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu đã sử dụng, khoản nợ này sẽ được ngân hàng ghi nhận là nợ quá hạn cho dù khoản nợ này có giá trị không đáng kể. Đồng thời nếu khách hàng có khoản vay lớn đang ở tình trạng nợ tốt thì khoản vay nợ này cũng bị ghi nhận là nợ quá hạn theo khoản 3 điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng:

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 3

Như vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ những phát sinh nợ, khả năng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng và có biện pháp tích cực trong quản lý, đôn đốc khách hàng thanh toán dư nợ đúng hạn. Để thực hiện được điều đó, ta cần xác định được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chủ thẻ chậm hoặc không thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng nhằm han chế tối đa những thất thoát có thể xảy ra. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh


doanh thẻ tín dụng có thể chia làm ba nhóm: nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài:

Nguyên nhân bất khả kháng do thiên tai, bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn hoặc động đất,… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, làm cho thu nhập giảm sút trong khi nhu cầu chi tiêu lại gia tăng. Kết quả là người dân đã mang nợ lại càng thêm nợ và không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ đã chi tiêu.

Tình hình kinh tế trong nước, những biến động của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, hối đoái,… cùng với những thay đổi về nhu cầu của xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động và làm cho họ không có khả năng chi trả khoản nợ đã vay trước đó.

1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

Chính sách kinh doanh thẻ tín dụng không hợp lý, chỉ chú trọng mở rộng tổng dư nợ thẻ tín dụng để tăng doanh thu từ lãi vay mà ít quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ đem lại nguồn thu không nhỏ về phí sử dụng cho ngân hàng.

Chính sách phí, lãi áp dụng với các sản phẩm thẻ tín dụng như con dao hai lưỡi trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Một mặt, khách hàng được khuyến khích đăng ký mở thẻ tín dụng và sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ hay ứng tiền mặt tại máy ATM để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. Mặt khác, ngân hàng luôn trong tình trạng báo động nợ xấu gia tăng do một bộ phận khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không có khả năng thanh toán khi đến hạn.

Cán bộ kinh doanh thẻ không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình phát hành thẻ tín dụng, không thẩm định đầy đủ và chính xác hồ sơ đăng ký mở tín dụng của khách hàng, cấp và thay đổi hạn mức tín dụng sai quy định,… gây tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng sử dụng hết hạn mức tín dụng của thẻ nhưng không có khả năng thanh toán nợ.


1.2.3.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng:

Thẻ tín dụng như là một công cụ tín dụng tiêu dùng cá nhân tiện lợi, sẵn sàng đáp ứng và giải ngân gần như lập tức nhu cầu vay nợ của chủ thẻ trong một hạn mức tín dụng cho phép. Sự tiện lợi này đôi lúc có tác động tiêu cực đối với chủ thẻ, khi mà chủ thẻ không kiểm soát được nhu cầu sử dụng thẻ, hoặc không có khả năng quản lý tài chính tốt dẫn tới tình trạng dư nợ phát sinh quá lớn không có khả năng chi trả, hoặc đến thời hạn thanh toán dư nợ mà chủ thẻ lại không có tiền để trả nợ.

Một bộ phận lớn chủ thẻ tín dụng là đối tượng làm công ăn lương trong các cơ quan, doanh nghiệp. Họ sống bằng lương và sử dụng lương để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Do đó, khả năng thanh toán dư nợ của chủ thẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thu nhập của chủ thẻ bi suy giảm do thất nghiệp tạm thời hoặc chuyển sang công việc khác có mức thu nhập thấp hơn hoặc không còn khả năng lao động.


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại:

Thẻ tín dụng đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, do đó có khá nhiều nghiên cứu trong các tài liệu nước ngoài về thẻ tín dụng và các vấn đề có liên quan.

Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) về khả năng thanh toán chủ thẻ tín dụng đã xây dựng mô hình hồi quy bội dựa trên việc khảo sát hành vi của hơn

5.300 chủ thẻ tín dụng tại bang Ohio, Hoa Kỳ thông qua việc phân tích các nhân tố tác động đến số lần chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây nhất. Ba nhân tố có ảnh hưởng nhất đến việc chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng: tỷ số giữa số tiền tối thiểu phải thanh toán với thu nhập của chủ thẻ, tỷ số giữa số dư khả dụng với hạn mức tín dụng của chủ thẻ, số lượng thẻ tín dụng đã được sử dụng hết hạn mức. Cả ba nhân tố nói trên đều có tác động cùng chiều đối với khả năng chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng.

Nghiên cứu của Lee, Lin và Chen (2011) tiến hành phân tích thực nghiệm trên 612 thẻ tín dụng về khả năng nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng đối với các


ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan. Nghiên cứu tập trung vào thông tin chủ thẻ cũng như mối quan hệ giao dịch giữa chủ thẻ với ngân hàng phát hành nhằm mục đích xác định các đại lượng tác động đến nợ quá hạn của chủ thẻ. Dựa trên số liệu thu thập được, các tác giả chứng minh được rằng khối lượng nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng chịu tác động của các nhân tố: mức độ ổn định của nghề nghiệp, tình trạng sử dụng thẻ, khối lượng tín dụng quay vòng, han mức tín dụng của thẻ, hệ số sử dụng thẻ và tình trạng vay nợ từ ngân hàng khác.

Trong một nghiên cứu của Tokunaga (1993), ông nghiên cứu việc có thể phân biệt được người sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả và không hiệu quả bằng các lý thuyết và nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, tâm lý học, và sử dụng các yếu tố thực tế liên quan. Ông thấy rằng những người thường xuyên không thanh toán nợ đúng hạn là do không có khả năng tập trung quản lý tín dụng, không khôn ngoan, không tiết kiệm và dễ bị kích động vì tình hình tài chính hơn những người sử dụng hợp lý. Ngoài ra, ông cũng nhận thấy rằng các biến tâm lý làm tăng đáng kể khả năng xác định chính xác một khách hàng thuộc nhóm nào kể trên.

Trong một nghiên cứu khác, Cox và Jappelli (1993) cho thấy nhu cầu về tín dụng thì quan hệ tương đồng với thu nhập, quan hệ trái chiều với tiền lương và tuổi tác. Nghiên cứu của Duca and Rosenthal (1993) cho thấy nhu cầu tín dụng liên hệ cùng chiều với sự giàu có (tức tài sản), thu nhập và quy mô gia đình. Từ đây, ta cũng nhận thấy khi tăng nhu cầu sử dụng tín dụng, cũng làm ảnh hưởng đến tổng lượng nợ của một cá nhân.

Trong nghiên cứu của Venny Sin Woon, Chong và Jason M.S., Lam (2012), các yếu tố tâm lý, thuộc tính thẻ tín dụng được xác định là các biến số quan trọng ảnh hưởng đến thái độ thanh niên ở Malaysia đối với nợ thẻ tín dụng. Ngoài ra các yếu tố giáo dục, thu nhập, tình trạng hôn nhân, số lượng thẻ sở hữu và tần số sử dụng cũng có ảnh hưởng đến nợ thẻ tín dụng.


Trong nghiên cứu của mình, Black và Morgan (1998) nói rằng nợ xấu và vỡ nợ thường liên quan tới các yếu tố nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thâm niên công tác, thu nhập và tài sản sở hữu của người sử dụng thẻ.

Theo các nghiên cứu của Norvilitis và Wilson (2003) và Norvilitis, Osberg và Roehling (2006), thiếu kiến thức tài chính, tuổi tác, số thẻ tín dụng và thái độ đối với việc sử dụng thẻ tín dụng đều có liên quan đến nợ thẻ tín dụng.

Tại một nghiên cứu khác, Kaynak và Harcar (2001) điều tra thái độ của người tiêu dùng và thái độ với việc sử dụng thẻ tín dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ và thấy rằng các nhóm tuổi giữa 36 và 45 có nhiều khả năng để sở hữu thẻ tín dụng hơn bất cứ nhóm khác. Barker và Sekerkaya (1992) báo cáo rằng các nhóm tuổi trung niên là có khả năng giữ và sử dụng thẻ tín dụng lớn nhất và trình độ giáo dục, thu nhập là các yếu tố cần quan tâm.

Theo Theresa M. Wilson (2008), các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ thẻ tín dụng/thu nhập của đàn ông và phụ nữ có thể khác nhau. Những người trẻ tuổi thì có tỷ lệ nợ thẻ tín dụng thấp hơn và phụ nữ có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn nam giới. Nam giới và phụ nữ rất khác nhau về việc tiếp nhận, sử dụng và quan niệm về giá trị của tiền bạc. Sự khác biệt giới tính được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cách thức sử dụng thẻ tín dụng.

Trong bài nghiên cứu của Cumhur Erdem về các nhân tố ảnh hưởng đến vỡ nợ thẻ tín dụng và ý định sử dụng thẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu 520 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng trong thành phố Tokat ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Và kết quả phân tích thống kê tổng quan của các biến cho thấy rằng các mẫu quan sát sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán 55% chi tiêu tiêu dùng của họ, thu nhập trung bình của gia đình các quan sát là 1000 USD, nữ chiếm 23% trong mẫu quan sát; hầu như toàn bộ mẫu đều đã có gia đình, tốt nghiệp trung học hay đại học và có công việc ổn định. Mức dư nợ trung bình mỗi thẻ là 470 USD và trung bình trong 6 tháng gần nhất họ không thanh toán thẻ 1 đến 2 lần. Bài nghiên cứu của ông cũng thể hiện rằng biến tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình và biến phần trăm thanh toán cho chi


tiêu bằng thẻ tín dụng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 10%. Biến tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình có ảnh hưởng đồng biến với biến phụ thuộc, khi biến tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình tăng thêm một đơn vị sẽ làm tăng xác suất không thanh toán số tiền thanh toán tối thiểu trong 6 tháng gần nhất lên 7.36%. Biến phần trăm thanh toán cho chi tiêu bằng thẻ tín dụng tác động nghịch biến tới biến phụ thuộc, khi phần trăm thanh toán bằng thẻ tín dụng tăng lên 1% thì sẽ làm giảm xác suất không thanh toán số tiền thanh toán tối thiểu trong 6 tháng gần nhất lên 13.54%.

R. Shenbagavalli (2012) đã có bài nghiên cứu về phân tích rủi ro của chủ thẻ tín dụng và kết luận rằng thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng, tỷ lệ thanh toán thẻ tín dụng và lãi suất là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng.

Phylis M. Mansfield (2012) có bài nghiên cứu về người tiêu dùng và thẻ tín dụng và nhận định rằng các yếu tố như phương thức thanh toán nợ thẻ, số lượng thẻ, hạn mức thẻ, chủ sở hữu thẻ, tần suất sử dụng thẻ đều có liên quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.

Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Hoàng Nam (2013) về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam với bộ số liệu gồm 1969 thẻ tín dụng nội địa và sử dụng phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam gồm: thu nhập, đặc tính nghề nghiệp của chủ thẻ, hệ số thanh toán thẻ, hệ số sử dụng thẻ, thời gian sử dụng thẻ bình quân và hệ số ứng tiền mặt.

Qua những nghiên cứu trước đây, dù mỗi nghiên cứu có những biện pháp cũng như cách tiếp cận riêng và kết quả không đồng nhất tùy theo phạm vi nghiên cứu và cách thức ước lượng biến, tất cả họ đều cho thấy rằng vấn đề rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng luôn là một vấn đề quan tâm. Đúc kết từ những nghiên cứu trước đây, theo quan điểm của tác giả, có thể thấy các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng gồm có nhiều nhân tố:


+ Giới tính: Theo nghiên cứu của Theresa M. Wilson được thực hiện vào năm 2008, phụ nữ có mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thẻ tín dụng cao hơn so với nam giới.

+ Tuổi tác: Tuổi của khách hàng là một yếu tố ảnh hưởng đến nợ thẻ tín dụng. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người lớn tuổi thì ít chấp nhận rủi ro và ít dùng thẻ, trong khi đó những người trong độ tuổi từ 18 đến 45 rất dễ dàng chấp nhận mở thẻ vì ở độ tuổi này, họ khá nhạy đối với những sự thay đổi công nghệ mới và năng động trong việc tìm kiếm những ứng dụng mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Nghiên cứu của hai tác giả Norvilitis và Wilson vào năm 2003 và Norvilitis, Osberg và Roehling vào 2006 đều có đề cập đến vấn đề này.

+ Trình độ giáo dục: Theo nghiên cứu của Venny Sin Woon, Chong và Jason M.S., Lam năm 2012, nó được giải thích rằng những người có trình độ giáo dục thì có ảnh hưởng nhất định đến nợ thẻ tín dụng. Khách hàng có trình độ giáo dục cao sẽ có nhiều hiểu biết hơn về sử dụng thẻ tín dụng và quản lý việc chi tiêu khi sử dụng thẻ đạt hiệu quả hơn. Ngân hàng sẽ tin tưởng hơn trong việc cấp thẻ tín dụng và quy định hạn mức tín dụng thẻ cho những đối tượng khách hàng này vì đây là những khách hàng được đánh giá là có khả năng trả nợ.

+ Số người phụ thuộc: Đây là những thành viên ngoài độ tuổi lao động trong gia đình. Số người phụ thuộc trong gia đình càng nhiều thì khả năng được cấp thẻ tín dụng sẽ thấp.

+ Tình trạng hôn nhân: Người độc thân thì ít phải chịu khủng hoảng tài chính hơn các cặp vợ chồng, các cặp vợ chồng thường bị nợ thẻ tín dụng nhiều hơn người độc thân. Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng những người có gia đình thường cẩn trọng hơn trong chi tiêu so với những người độc thân. Đây cũng là một yếu tố cần xem xét cân nhắc.

+ Đặc tính nghề nghiệp: Trong thực tế, khả năng trả nợ của khách hàng là nhà lãnh đạo sẽ cao hơn vì họ có uy tín nhất định trong xã hội và đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022