thực tiễn, những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó xác định rủi ro tiềm tàng và có các biện pháp sử lý kịp thời. Phương pháp giám sát rất đa dạng, sau đây là một số phương pháp thường dùng trong ngân hàng
* Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng
Sự thay đổi số dư, số phát sinh trong tài khoản tiền gửi và tiền vay của khách hàng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Sự biến đổi bất thường trong tài khoản phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính của khách hàng, dẫn tới khó khăn trong chi trả của khách hàng.
* Phân tích báo cáo tài chính định kỳ
Kết quả phân tích sẽ cho thấy những biểu hiện làm giảm khả năng hoàn trả
nợ hay biểu hiện vi phạm hợp đồng cuat khách hàng
* Kiểm tra các bảo đảm tiền vay
Thông qua các báo cáo thường kỳ về tình trạng tài sản đảm bảo hoặc kiểm tra trực tiếp tại chỗ của khách hàng. Đối với tài sản thế chấp ngân hàng còn cần xem xét việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết hay không. Còn với đảm bảo bằng bảo lãnh cần xem xét nội dung giám sát người bảo lãnh cũng như đối với khách hàng đi vay.
* Giám sát những thông tin khác
Ngoài ra cần kiểm tra địa điểm cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể bạn quan tâm!
- Rủi Ro Tín Dụng Và Các Nhân Tố Dẫn Tới Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng
- Các Nguyên Tắc Chung Của Uỷ Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
- Giới Thiệu Chung Về Ngân Hàng Thuơng Mại Cổ Phần Tiên Phong
- Các Kết Quả Hoạt Động Chính Của Nhtmcp Tiên Phong
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Ngân Hàng Tmcp Tiên Phong
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
1.3.5.2 Đo lường rủi ro tín dụng
(1) Theo QĐ 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà Nước, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
* Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
- Các khoản nợ được quy định vao nợ nhóm 2 theo quy định.
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
- Các khoản nợ được miễn hoặc được giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa quá
hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh , nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
(2) Xếp hạng rủi ro tín dụng:
Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tín dụng của mình. Hệ thống xếp hạng giúp ngân hàng nhận định chung về danh mục cho vay, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng, và là cơ sở xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các mức rủi ro có thể khác nhau giữa các ngân hàng.
(3) Xếp hạng chất lưọng tài sản đảm bảo:
Với vai trò là nguồn thứ hai, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từng khách hàng, ngân hàng đánh giá chất lượng của các tài sản đảm bảo khoản vay để có được cái nhìn hoàn chỉnh về khoản vay và các quyết định sau này.
(4) Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
- Theo phương pháp truyền thống rủi ro tín dụng được đo lường qua các chỉ tiêu:
+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
+ Nợ xâú và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Trong đó,
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định 493.
Hai chỉ tiêu trên có quan hệ mật thiết và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chứ tốt. Còn tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hi vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mong manh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Ngoài ra người ta còn sử dụng một số các chỉ tiêu khác như:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cho biết bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
+ Tỷ lệ tổn thất cho vay / Cho vay : cho biết mức độ tổn thất trong hoạt
động tín dụng là bao nhiêu phần trăm so với tổng số cho vay.
+ Tỷ lệ dự trữ tổn thất / Cho vay : cho biết tình hình dự trữ tổn thất tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay.
1.3.5.3 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng
Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phận chuyên trách, bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyết vấn đề tránh phân tán tư tưởng. Tiến trình công việc được hoạch định như sau :
Lập phương án gặp gỡ khách hàng
Thực thi phương án khắc phục
Tiến hành gặp gỡ khách hàng
Lập phương án khắc phục
Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thì chuyển sang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện pháp khắc phục gặp trở ngại thì ngân hàng chuyển khoản tín dụng sang bộ phận chuyên trách về xử lý rủi ro tín dụng.
Tiếp nữa là sự cần thiết của báo cáo quản trị rủi ro tín dụng – là một nội dung có liên quan đến rủi ro tín dụng. Không có báo cáo toàn diện, cụ thể và chuẩn xác thì người làm công tác điều hành không có căn cứ để ra các quyêt định của mình. Báo cáo cũng do phòng ban chuyên trách lập ra.
Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo điều hành hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả. Trong ngân hàng các bộ phận chuyên môn hoá phát huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trình nghiệp vụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập. Tại các ngân hàng, nội dung cụ thể của hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến và thống nhất đến mọi phòng ban và mọi cán bộ.
Ngoài ra, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng, thiết lập và phát triển hệ thống thông tin tín dụng cũng là những yếu tố giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
1.3.5.4 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra
Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng. Việc trích lập quỹ dự phòng ở nước ta hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN như sau:
Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:
Nhóm 1 : 0%
Nhóm 2 : 5%
Nhóm 3 : 20%
Nhóm 4 : 50%
Nhóm 5 : 100%
Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ tính theo công thức:
R = max (0, (A-C))* r
Trong đó,
R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : Số dư nợ gốc của khoản nợ.
C : Gía trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng tới luật pháp. Hoặc ngân hàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra.
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
* Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: Các cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ. Cán bộ chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng.
* Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về các khách hàng.
* Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi
ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau.
* Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn.
1.4.2 Các yếu tố khách quan
* Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa đồng bộ.
* Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế…
* Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất…ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
* Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực.
Như vậy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả bộ máy tổ
chức, trình độ cán bộ công nhân viên…Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó. Vấn đề này ở mỗi ngân hàng cũng cần có bộ phận chuyên trách. Ở chương tiếp theo sẽ đề cập tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể tại Ngân hàng Tiên Phong