Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


3.2.1.5 Tỷ giá hối đoái

Bảng 3.7: Tỷ giá USD/VND từ năm 2008 – 2016



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tỷ giá

USD/VND

16302

17065

18163

20509

20828

20933

21148

21697

21935

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

6

25000

5

20509

5.22

20828

20933

21148

21697

21935

20000

18613

4

16302

17065

3.79

15000

3.3

3

3.25

2.9

2.8

2.52

10000

2

2.17

2.05

Tỷ lệ nợ

xấu Tỷ giá

USD/VND

1

5000

0

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn:World Bank Biểu đồ 3.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008 – 2016


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, World Bank Năm 2008 là xem là năm mà tỷ giá bất ổn định nhất khi tỷ giá USD/VND được NHNN nới rộng đến ba lần trong một năm: từ 0.75% lên 1% trong ngày 10/03/2008, từ 1% lên 2% vào ngày 27/06/2008 và cuối cùng là từ 2% lên 3% vào ngày 07/11/2008. Đầu năm 2009, tỷ giá vẫn trên đà gia tăng liên tục, biên độ tỷ giá lại được nới lên mức 5%. Trước những biến động phức tạp như vậy, NHNN đã thi hành các biện pháp như tăng lãi suất VND, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng USD…Nhờ đó, đến cuối năm 2009, tỷ giá đã bình ổn trở lại ở mức 17,065 VND/USD. Sang năm 2010, tỷ giá có xu hướng giảm nhẹ, biên độ dao động giảm


xuống còn 3%. Nhìn chung trong suốt năm 2010, tỷ giá trên thị trường chủ yếu xoay quanh mức 18,000 – 19,000 VND/USD.

Từ đầu năm 2011, NHNN tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20,693VND/USD và giảm biên độ giao dịch xuống còn 1%. Bên cạnh đó, NHNN cũng giảm lãi suất huy động USD, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, tăng cường giám sát và xử lý các địa điểm kinh doanh ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do… Kết quả, tỷ giá trên thị trường ít biến động mạnh, tình trạng tỷ giá diễn biến bất thường vào những tháng cuối năm không còn, trạng thái ngoại hối của các NHTM được cải thiện đáng kể. Bước sang năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỷ giá với biên độ tăng không quá 2-3%. Đến cuối năm 2012, tỷ giá vẫn được giữ ổn định ở mức 20,828 VND/USD. Năm 2013, vẫn với mục tiêu ổn định tỷ giá, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt và chỉ can thiệp khi thị trường có những diễn biến bất lợi. Tỷ giá ổn định cũng góp phần kềm chế lạm phát, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng ngoại hối, đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM. Năm 2014 là năm tín dụng ngoại tệ tăng mạnh và đẩy giá đồng USD lên cao. Trước tình hình đó, NHNN nâng tỷ giá lên mức 21,246 VND/USD từ ngày 19/06/2014, góp phần điều chỉnh thị trường và hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đây là năm thứ ba liên tiếp NHNN thành công với mục tiêu kiểm soát và ổn định tỷ giá.

Trái ngược với tình hình ổn định của 3 năm trước, năm 2015 là một năm đầy biến động trong chính sách tỷ giá khi kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi, đồng USD liên tục tăng giá cộng với việc NHTW Trung Quốc áp dụng tỷ giá thả nổi đã làm cho đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá, kéo theo sự giảm giá của một loạt các đồng tiền Châu Á khác và tác động bất lợi đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, vào ngày 12/08/2015, NHNN đã điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%. Và khi đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày 19/08/2015, NHNN lại mở rộng biên độ tỷ giá lên 3%. Những bất lợi từ tình hình tỷ giá trong nước và quốc tế năm 2015 đã gây ra áp lực khá lớn cho


NHNN về việc điều hành tỷ giá trong năm 2016 nhằm ổn định thị trường và duy trì lòng tin của người dân. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong năm 2016 lại rất ổn định. Ngay từ đầu năm 2016, NHNN đã áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm – niêm yết tỷ giá trung tâm theo từng ngày để làm cơ sở tham khảo cho tỷ giá mua bán ngoại tệ của các NHTM, làm cho biến động tỷ giá hằng ngày không quá lớn, không gây ra cú sốc cho thị trường trong nước trước những tác động từ thị trường tài chính thế giới. Nhìn vào biểu đồ 3.8, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu là không rõ ràng khi tỷ giá liên tục tăng qua các năm trong khi tỷ lệ nợ có lúc tăng lúc giảm.

3.2.2 Các yếu tố vi mô

3.2.2.1 Hiệu quả chi phí hoạt động

Biểu đồ 3.8: Hiệu quả chi phí hoạt động và tỷ lệ nợ xấu NHTM Việt Nam 2008-2016


0.7

6

0.6

5.22

5

0.5

3.79

4

0.4

3.3

3.25

2.9

0.3

2.52

2.17

2.05

2.8 3

2

Hiệu quả chi phí hoạt động

0.2


0.1

1

Tỷ lệ nợ

xấu

0

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước & tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM


Hệ số hiệu quả chi phí hoạt động (tổng chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động) thể hiện khả năng quản lý chi phí của NHTM, cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Có thể thấy trong giai đoạn 2008 – 2016, hệ số hiệu quả chi phí hoạt động này biến đổi khá tương đồng với tỷ lệ nợ xấu, khi nợ xấu tăng thì hệ số này cũng tăng theo và ngược lại. Điều này cho thấy khi khả năng quản lý


chi phí của NHTM yếu kém sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng (Berge và DeYoung, 1997), và kết quả về mối tương quan này sẽ được làm rõ hơn trong phần mô hình thực nghiệm.

3.2.2.2 Dự phòng rủi ro tín dụng

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016


0.0400

6

0.0350

5

0.0300


0.0250

4

0.0200

3

0.0150

Dự phòng

rủi ro tín dụng

Tỷ lệ nợ

xấu

2

0.0100


0.0050

1

0.0000

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước & tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Dự phòng rủi ro tín dụng được các NHTM trích lập nhằm mục đích bù đắp tổn

thất trong trường hợp người vay không trả được nợ. Khi nợ xấu tăng cao trong giai đoạn 2011 – 2013 do những biến động bất thường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, có thể thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM cũng tăng theo tương ứng. Đến năm 2014, nền kinh tế cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tỷ lệ nợ xấu giảm và do đó tỷ lệ trích lập dự phòng giảm theo. Dựa vào biểu đồ

3.9 có thể thấy được mối quan hệ đồng biến rõ ràng giữa tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016, phù hợp với nghiên cứu của Hasan và Wall (2003).


3.2.2.3 Đòn bẩy

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016


0.9400

6

0.9200

5.22

5

0.9000

3.79

4

0.8800

3.3

3.25

2.9

0.8600

2.52

2.17

2.05

2.8 3

2

Đòn

bẩy

0.8400


0.8200

1

Tỷ lệ

nợ xấu

0.8000

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước & tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Hệ số đòn bẩy của NHTM (tổng nợ phải trả/tổng tài sản) thể hiện cơ cấu vốn hay

khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng. Khi hệ số đòn bẩy quá cao, nghĩa là cơ cấu vốn của ngân hàng chủ yếu thiên về vay mượn tự bên ngoài hơn là vốn chủ sở hữu. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Sử dụng đòn bẩy cao giống như một “con dao hai lưỡi”, vì nếu tỷ lệ vay mượn quá cao và vốn chủ sở hữu quá thấp, khi xảy ra rủi ro nghiêm trọng, ngân hàng sẽ không có đủ vốn để tự đối phó, do đó càng làm tăng thêm gánh nặng nợ nần (Chaibi và Ftiti, 2005). Tuy nhiên, dựa vào biểu đồ 3.10, có thể thấy rõ mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016, nghĩa là khi đòn bẩy tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại. Hệ số đòn bẩy tăng lên mức hơn 90% từ năm 2013 đến nay trong khi tỷ lệ nợ xấu có sự sụt giảm nhẹ. Mối quan hệ thật sự giữa hai yếu tố này tại Việt Nam sẽ được tìm hiểu trong phần mô hình thực nghiệm.


3.2.2.4 ROE

Biểu đồ 3.11: ROE và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016


0.1400

6

0.1200

5.22

5

0.1000

3.79

4

0.0800

3.3

3.25

ROE

2.9

0.0600

3

2.8

2.52

2.17

2.05

2

0.0400

Tỷ lệ

nợ xấu

0.0200

1

0.0000

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước & tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM


ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, phản ánh khả năng sử dụng đồng vốn của NHTM. Khi ROE tăng nghĩa là ngân hàng đang sử dụng vốn một cách có hiệu quả, từ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu (Chaibi và Ftiti, 2015). Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ 3.11 có thể thấy mối quan hệ giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn 2008 – 2016 là không đồng nhất. Cụ thể, trong giai đoạn 2008 – 2011, ROE và tỷ lệ nợ xấu di chuyển ngược chiều nhau theo đúng như hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong mục 2.6 của chương 2. Tuy nhiên từ năm 2012 – 2016, ROE và tỷ lệ nợ xấu lại có mối quan hệ cùng chiều. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai yếu tố này là chưa thể chắc chắn.


3.2.2.5 Thu nhập ngoài lãi

Biểu đồ 3.12: Tỷ số thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008- 2016


0.3000

6

0.2500

5.22

5

0.2000

3.79

4

3.3

0.1500

3.25

2.9

2.52

0.1000

2.05

2.8 3

2

Thu nhập

ngoài lãi

2.17

Tỷ lệ nợ xấu

0.0500

1

0.0000

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước & tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Thu nhập ngoài lãi thể hiện mức độ đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thu nhập ngoài lãi cao cho thấy ngân hàng đang có nhiều nguồn thu khác ngoài hoạt động tín dụng, do đó có thể có nguồn thu để bù đắp phần nào tổn thất khi có rủi ro xảy ra (Louzis và cộng sự, 2011). Tuy nhiên dựa vào biểu đồ 3.12, mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM từ năm 2008 – 2016 không đi theo một xu hướng biến động rõ ràng, do đó chưa thể rút ra kết luận về mối tương quan

giữa hai yếu tố này.


3.2.2.6 Quy mô ngân hàng

Biểu đồ 3.13: Quy mô và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ 2008-2016


8.200

6

8.000

5

7.800

4

7.600

3

7.400

Log tổng

tài sản

2

7.200

Tỷ lệ nợ

xấu

7.000

1

6.800

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước & tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Nhìn vào biểu đồ 3.13, có thể thấy mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và tỷ

lệ nợ xấu là không rõ ràng, khi trên thực tế, quy mô của các NHTM Việt Nam là liên tục tăng từ năm 2008, trong khi tỷ lệ nợ xấu lại có lúc tăng lúc giảm. Trong giai đoạn 2008 – 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, và các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào mục tiêu tăng dư nợ mà không chú trọng đến chất lượng tín dụng. Quy mô và tỷ lệ nợ xấu cùng chiều cho thấy các NHTM khá chủ quan khi cho rằng quy mô ngân hàng lớn thì sẽ có thể đối phó được với tình trạng nợ xấu (Louzis và cộng sự, 2011). Tuy nhiên kể từ năm 2012, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu lại có tác động ngược chiều. Trong giai đoạn này, khi nợ xấu bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và trở thành mối đe doạ cho nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống, các ngân hàng cũng bắt đầu thận trọng hơn trong việc quản lý nợ xấu, và ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ có khả năng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình và giảm thiểu được rủi ro. Do đó,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/03/2024