Những Kết Quả Đạt Được Và Hạn Chế Trong Việc Xử Lý Nợ Xấu Của Các Nhtm Việt Nam Trong Giai Đoạn 2008 – 2016


mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam vẫn chưa thể xác định rõ ràng.

3.3 Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016

Từ năm 2008, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao cộng thêm những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng có xu hướng tăng dần. Đến năm 2011, nợ xấu bắt đầu bùng phát sau một thời gian dài tích luỹ và lên đến con số 5,22% vào năm 2012. Trước tình hình trên, NHNN đã đề ra các biện pháp xử lý như: ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc điều chỉnh, gia hạn nợ, các giải pháp xử lý nợ, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro. Bước sang năm 2013, VAMC được thành lập nhằm hỗ trợ cho các NHTM trong việc xử lý nợ xấu, trong đó VAMC tập trung xử lý đối với các NHTM có tỷ lệ nợ xấu trên 3% tổng dư nợ và nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản. Đến cuối năm 2015, nhiệm vụ xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu khi tỷ lệ nợ xấu được kéo mạnh từ mức 5.22% của năm 2012 xuống dưới 3% vào thời điểm cuối năm 2015. Từ các sống liệu thống kê đã cho thấy công tác xử lý nợ xấu đã có những bước tiến triển tích cực, đạt được thành công này là nỗ lực từ sự phối hợp từ phía các NHTM và các cơ quản quản lý mà đặc biệt là từ NHNN.

Tuy đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng tình hình xử lý nợ xấu vẫn còn một số bất cập. Trên thực tế, tính đến đầu năm 2017, VAMC đã mua lại được

284.206 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, số nợ xấu mà VAMC chưa xử lý được là khoảng

224.000 tỷ đồng, tức là VAMC chỉ mới xử lý được khoảng 20% số nợ xấu mua lại. Thực chất đây là phương thức xử lý dạng bút toán, thiếu thực lực tài chính và phương thức xử lý theo cơ chế thị trường, nên VAMC chủ yếu là công cụ giúp chuyển hạch toán nợ xấu từ NHTM sang VAMC để NHTM “đủ tiêu chuẩn quy định” cho hoạt động tín dụng mới. Theo báo cáo của Chính phủ, nếu tính cả những khoản nợ xấu đã bán cho


VAMC chưa được xử lý và cả những khoản nợ tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu lúc này sẽ lên đến con số 10,08% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thiếu tính cạnh tranh. Hiện tại hành lang pháp lý để vận hành thị trường mua bán nợ tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, như chủ thể tham gia thị trường bị giới hạn theo quy định của pháp luật, việc thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm gặp nhiều vướng mắc pháp lý; quyền và trách nhiệm của người mua, bán nợ chưa được quy định rõ ràng. Dẫn chứng thực tế từ việc mua bán nợ ngoài VAMC chỉ có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính là hoạt động tích cực, ngoài ra có 28 AMC của các NHTM nhưng nguồn lực rất hạn chế và hầu hết chỉ xử lý nợ nội bộ cho chính các ngân hàng mẹ, không tham gia thị trường mua bán nợ. Cùng với những hạn chế về năng lực, phương thức mua bán nợ của các công ty này trên thị trường còn thiếu tính đa dạng. Các AMC thường áp dụng một phương pháp duy nhất là mua bán nợ theo thỏa thuận nên thiếu tính linh hoạt.

Bên cạnh đó, quy trình tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Tại một số NHTM, phòng Quan hệ khách hàng đảm nhận khá nhiều chức năng và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc chuẩn bị một khoản vay, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tìm kiếm khách hàng, phân tích và thẩm định năng lực khách hàng, cuối cùng là trình duyệt khoản vay cho người có thẩm quyền. Việc này ảnh hưởng đến tính khách quan trong việc cấp tín dụng, cũng như khi một bộ phận đảm nhiệm một lúc nhiều chức năng như vậy có thể dẫn đến chất lượng công việc không thật sự chuyên sâu và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Và do những hạn chế nêu trên, để tránh rủi ro, quy trình tín dụng của một số NHTM khá phức tạp, quy trình cho vay cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp lớn đều tương tự nhau, gây lãng phí về thời gian, công sức về cả nhân lực và tài chính khi xử lý các khoản cho vay này. Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn nhiều hạn chế khi hệ thống các NHTM vẫn chưa có các văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn xây


dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, khả năng phân tích đánh giá các ngành nghề - lĩnh vực chưa cao dẫn đến chưa thể đưa ra định hướng đúng đắn cho hoạt động tín dụng. Việc xếp hạng tín dụng vẫn còn mang tính chất chủ quan của cán bộ tín dụng, chưa có một căn cứ định lượng cụ thể, nên nhìn chung chưa đạt được hiệu quả cao trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Qua phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016, có thể thấy quy mô nợ xấu ngày càng gia tăng về giá trị và trở thành mối đe doạ cho sự ổn định của nền kinh tế nước ta. Nợ xấu bùng phát mạnh mẽ từ năm 2010 đến 2012 và giảm tốc độ từ năm 2013 khi các cơ quan quản lý và NHTM bắt đầu nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình nợ xấu và có những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn nợ xấu bùng nổ. Bên cạnh đó, dựa vào số liệu thực tế và biểu đồ, tác giả đã có cái nhìn trực quan ban đầu về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và các nhân tố vĩ mô cũng như nội tại ngân hàng. Các mối tương quan này sẽ được kiểm chứng cụ thể hơn trong chương 4.


CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu:

Mô hình kinh tế lượng biểu hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam được đề xuất như sau:

Trong đó:

Biến phụ thuộc NPL: tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (đại diện cho rủi ro tín dụng) Các biến độc lập:

GDPit: tốc độ tăng trưởng GDP năm t UNEit : tỷ lệ thất nghiệp năm t

INRit : lãi suất thực năm t

INFit : tỷ lệ lạm phát (tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI) năm t EXRit : tỷ giá VND/USD năm t

INEFit : hiệu quả chi phí hoạt động của ngân hàng thứ i tại năm t LLPit : tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng thứ i tại năm t LEVit : tỷ lệ đòn bẩy ngân hàng thứ i tại năm t

ROEit : khả năng sinh lời của ngân hàng thứ i tại năm t

NIIit : tỷ số thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập của ngân hàng thứ i tại năm t SIZEit : quy mô của ngân hàng thứ i tại năm t

Uit : sai số ngẫu nhiên

Luận văn sẽ tiến hành hồi quy mô hình lần lượt theo các phương pháp bình phương bé nhất (OLS), tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và kiểm tra sự phù hợp của các mô hình này. Sau đó sẽ dùng phương pháp ước lượng GMM để khắc phục các khuyết tật của ba mô hình trên (nếu có) và hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu.


4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu về các biến kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát (INF), lãi suất thực (INR), tỷ lệ thất nghiệp (UNE) và tỷ giá hối đoái (EXR) được thu thập từ trang web của Tổng cục Thống kê và số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Dữ liệu về các biến nội tại ngân hàng như hiệu quả chi phí hoạt động (INEF), dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), khả năng sinh lời (ROE), thu nhập ngoài lãi (NII) và quy mô ngân hàng (SIZE) được tác giả tổng hợp, tính toán từ báo cáo tài chính của 28 NHTM cổ phần và 2 NHTM Nhà nước từ năm 2008 đến 2016, vì đây là những ngân hàng có quy mô vốn lớn, có sức ảnh hưởng và phổ biến trên thị trường, cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ đa dạng, do đó có thể đại diện cho tổng thể hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của các ngân hàng này là liên tục qua các năm và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả.

Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu:


Giả thuyết 1: tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì nợ xấu càng giảm. Giả thuyết 2: tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì nợ xấu càng cao.

Giả thuyết 3: lãi suất thực càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng tăng. Giả thuyết 4: tỷ lệ lạm phát càng cao thì nợ xấu càng tăng. Giả thuyết 5: tỷ giá hối đoái càng tăng thì nợ xấu càng cao.

Giả thuyết 6: hệ số hiệu quả chi phí hoạt động càng cao, nợ xấu càng cao. Giả thuyết 7: dự phòng rủi ro tín dụng càng cao thì nợ xấu có thể tăng.

Giả thuyết 8: hệ số đòn bẩy càng cao, nợ xấu càng tăng. Giả thuyết 9: ROE càng cao, nợ xấu càng giảm.


Giả thuyết 10: thu nhập ngoài lãi càng cao, nợ xấu càng giảm. Giả thuyết 11: quy mô ngân hàng càng lớn thì nợ xấu càng giảm.

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến


Tên biến |

Số quan

sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

NPL |

259

0.0218245

0.0172954

0

0.14561

LEV |

261

0.8912232

0.0661326

0.45

0.959

LLP |

261

0.0165503

0.0729914

0.000063

0.776

INEF |

261

0.5314661

0.2118795

0.2218734

2.849599

SIZE |

261

7.83856

0.5398642

6.383572

9.002772

ROE |

261

0.0878419

0.059412

0.0006827

0.2846445

NII |

261

0.1953163

0.143478

0

0.78556

GDP |

270

5.957778

0.5733054

5.03

6.78

INR |

270

2.332556

4.138738

-5.616

7.322

UNE |

270

2.171111

0.2953334

1.77

2.64

INF |

270

8.978889

6.938084

0.63

22.97

EXR |

270

19885.2

1944.6

16302

21935

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata

Thống kê mô tả các biến cho thấy:

- Tỷ lệ nợ xấu dao động trong khoảng 0% đến 14.56%. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM từ 2008 – 2016 là 2.18% cho thấy tỷ lệ này vẫn nằm ở mức an toàn dưới 3%.

- Tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất là 45%, cao nhất 95.9% đều thuộc về NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) vào năm 2012 và 2008, cho thấy BIDV đã thay đổi cơ cấu từ chủ yếu vay mượn sang sử dụng vốn cổ phần, làm giảm rủi ro và áp lực trả nợ. Mức trung bình của tỷ lệ đòn bẩy là 89.12%.


- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trung bình là 1.655% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trung bình (2.18%). Điều này cho thấy các NHTM đang trích lập dự phòng rủi ro thấp hơn so với nợ xấu, do đó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản.

- Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động) trung bình của các NHTM là 0.53; tức 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về khoảng 2 đồng thu nhập.

- Quy mô ngân hàng lớn nhất thuộc về ngân hàng BIDV năm 2016 và thấp nhất là ngân hàng Tiên Phong năm 2008.

- ROE trung bình của các ngân hàng là 8.78%; cao nhất là 28.46% (ngân hàng TMCP Á Châu năm 2008) và thấp nhất là 0.068% (ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2012).

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập trung bình là 19.53%; cho thấy thu nhập chính của các NHTM vẫn là từ hoạt động cho vay.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5.96%; tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với mức 6.78% và thấp nhất vào năm 2012 ở mức 5.03%.

- Lãi suất thực dao động trong khoảng -5.616%/năm - 7.322%/năm; mức trung bình là 2.33%. Lãi suất thực âm vào năm 2008 do hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu và những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong nước làm cho lạm phát gia tăng đột biến.

- Tỷ lệ thất nghiệp trung bình 2.17%; thấp nhất là 1.77% vào năm 2012 và cao nhất 2.64% vào năm 2010.

- Tỷ lệ lạm phát cao nhất ở mức 22.97% vào năm 2008 do sự bùng nổ về tín dụng, cung tiền trong năm 2007 cùng với những bất ổn về kinh tế thế giới và trong nước. Mức thấp nhất của lạm phát là 0.63% trong năm 2015 do giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh, dẫn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm.

- Tỷ giá USD/VND dao động từ 16,302 VND/USD vào năm 2008 lên 21,935 VND/USD vào năm 2016, mức trung bình là 19,885 VND/USD.


4.3.2 Ma trận hệ số tương quan:

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến



NPL

LEV

LLP

INEF

SIZE

ROE

NII

GDP

INR

UNE

INF

EXR

NPL

1.00












LEV

0.0026

1.00











LLP

0.0443

0.0889

1.00










INEF

0.0869

-

0.1395

0.031

7

1.000









SIZE

0.0932

0.6045

0.018

7

-

0.186

1.00









ROE

- 0.1644


0.2032

- 0.025

1

- 0.513

1

0.289

6


1.00








NII


0.0582


0.0443

- 0.146

2

- 0.171

4

0.062

4

0.135

6


1.00







GDP

- 0.1826


0.0627

- 0.091

7

- 0.045

4

0.036

6

0.026

8

0.008

0


1.00






INR


0.0523


0.2539

- 0.015

2

0.090

9

0.300

0

- 0.283

7

- 0.061

5

- 0.071

1


1.00





UNE

- 0.2521

- 0.0733

- 0.064

0

- 0.253

6

- 0.228

8

0.326

5

0.227

0

0.432

7

- 0.222

7


1.00




INF

- 0.0223

- 0.2634

0.027

8

- 0.059

0

- 0.306

0

0.248

7

0.060

0

- 0.021

6

- 0.984

5

0.155

4


1.00



EXR


0.1622


0.2491

0.024

3

0.167

6

0.396

1

- 0.326

5

- 0.271

8

- 0.024

9

0.624

5

- 0.727

1

- 0.616

1


1.00

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 25/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí