Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6


Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam từ 2008 – 2016


8

6

7

6.78

5.22

6.68

5

6

6.31

5.89

5.98

6.21

5

5.32

5.03

5.42

3.79

4

3.3

4

3.25

2.9

3

2.8

2.52

3

2.17

2.05

2

Tốc độ tăng

trưởng GDP

Tỷ lệ nợ xấu

2

1

1

0

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kìm hãm sự tăng trưởng

kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế quá nóng trong những tháng đầu năm. Từ cuối năm 2008, Chính phủ bắt đầu nới lỏng dần chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kích thích tiêu dùng trong nước và ổn định kinh tế. Nhờ đó, tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6.31%. Tiếp đó, theo đà suy giảm kinh tế từ cuối năm 2008, tốc độ tăng GDP trong quý I/2009 chỉ có 3.14% (theo Tổng cục Thống kê), tuy nhiên trong những quý sau đó, tốc độ tăng trưởng bắt đầu phục hồi trở lại. Gói kích thích kinh tế mà Chính phủ đưa ra từ cuối năm 2008 bắt đầu phát huy tác dụng. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5.32%; vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm là 5%.

Trải qua một năm đầy khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2010 tiếp tục trên đà phục hồi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 khoảng 6.78%. Tuy nhiên, năm 2011 lại là một năm đầy biến động đối với tình hình kinh tế trong nước, lạm phát leo thang


đến mức trên 18%. Trước những khó khăn chồng chất trong kinh tế 2011, ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã xác định mục tiêu chủ yếu của năm 2012 là từng bước ổn định kinh tế vĩ mô, kềm chế lạm phát. Tuy nhiên, 2012 vẫn là một năm đầy khó khăn khi tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 10 năm liên tiếp, ở mức 5.03%. Trước tình hình khó khăn trên, tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này cũng tăng từ 2.52% lên mức 5.22% vào cuối năm 2012.

Bước sang năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP là 5.42%. Năm 2014, kinh tế thế giới phục hồi chậm sau khủng hoảng và có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, những gì mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2014 lại nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Đây là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra, mức tăng GDP đạt 5.98%. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống còn 3.25% tổng dư nợ vào cuối năm 2014.

Bước vào năm 2015 – năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu, và hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nền kinh tế cũng đạt được những thành tựu nhất định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.68%, mức cao nhất trong 5 năm vừa qua. Năm 2016, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khi phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài, như hạn hán, thiên tai và nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại do giá cả hàng hoá giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6.21%; thấp hơn so với năm 2015 và mức mục tiêu mà Chính phủ đề ra là 6.7% . Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này cũng giảm dần, có thể thấy trong khoảng thời gian từ 2008 – 2016, tốc độ tăng GDP và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều nhau, nghĩa là khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì nợ xấu sẽ giảm và ngược lại.


3.2.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp

Bảng 3.4: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tỷ lệ thất

nghiệp (%)

2.38

2.61

2.64

2.02

1.77

1.95

1.87

2.12

2.18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

(Nguồn:World Bank) Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016

3

6

2.5

2.61

2.64

5.22

2.38

5

2

2.02

2.12

2.18

3.3

1.77

13..9759

4

1.5

1.87

3.25

2.9

2.52

1

2.17

2.05

2.8 3

2

Tỷ lệ thất

nghiệp

Tỷ lệ nợ xấu

0.5

1

0

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, World Bank Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế trong

nước gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình đốn, sức mua giảm, …số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667,000. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn và phải cắt giảm nhân sự, làm cho tình hình thất nghiệp càng trở nên căng thẳng hơn. Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng và tàn dư của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa được cải thiện. Tính đến cuối năm 2009, cả nước có 133,262 lao động mất việc. Tuy nhiên tại thời điểm cuối năm 2009, cuộc khủng hoảng đã qua đi và nước ta đang trong quá trình khôi phục lại nền kinh tế. Vì vậy, các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn phục hồi sản xuất và tạo ra lợi nhuận, trước hết phải ổn định về vấn đề nhân sự và nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.


Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta vào khoảng 2.64%. Có thể nói tình trạng thất nghiệp bắt đầu có những chuyển biến tích cực khi tốc độ tăng của tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với tốc độ tăng dân số. Tình trạng tích cực về việc làm cũng kéo dài qua đến năm 2011, khi tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước tiếp tục giảm xuống còn 2.02%. Đến năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 1.77%. Tuy nhiên nợ xấu trong giai đoạn này lại tăng.

Năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng lên do sản xuất trong nước vẫn khó khăn, số lượng các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động khá lớn gây ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của người lao động. Đến năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống còn 1.87% và năm 2015 tăng lên mức 2.12%. Năng suất lao động nhìn chung đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực (đặc biệt là Singapore). Cuối cùng, trong năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp có mức tăng nhẹ lên 2.18%. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu nhập của người lao động không ổn định, tình hình tài chính suy giảm và khả năng trả nợ bị hạn chế, dẫn đến tăng nợ xấu. Tuy nhiên số liệu tại Việt Nam từ 2008 – 2016 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu lại có quan hệ ngược chiều với nhau.


3.2.1.3 Lãi suất

Bảng 3.5: Lãi suất thực tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lãi suất

thực (%)

-5.616

3.628

0.947

-3.552

2.295

5.358

4.826

7.322

5.785

(Nguồn:World Bank) Biểu đồ 3.5: Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016

8

6

7.322

6

5.22

5.358

5.785

4.826

5

4

3.628

2

2.295

3.79

4

0.947

3.3

0

3.25

2.9

2008 2009 20102.522011 2012 2013 2014

2015 2016

2.8 3

-2

2.17

2.05

2

Lãi suất

thực

Tỷ lệ nợ

xấu

-4

-3.552

-6

-5.616

1

-8

0

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, World Bank Trong những tháng đầu năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế

toàn cầu, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ và kềm chế lạm phát. Nhìn chung, lãi suất thực năm 2008 thấp (-5.6%) là do sự gia tăng đột biến trong tỷ lệ lạm phát do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Những tháng đầu năm 2009 nhìn chung lãi suất huy động của ngân hàng tăng nhẹ và lên đến đỉnh cao nhất vào những tháng cuối năm với mức 10.3%/năm. Tuy nhiên, với sự linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, về cơ bản chính sách tiền tệ đã đạt được mục tiêu chủ yếu của năm 2009 là kềm chế lạm phát từ 23% vào năm 2008 xuống còn 7%, do đó lãi suất thực tăng lên mức 3.6%. Sang năm 2010 diễn biến lãi suất cũng tương tự như năm 2009: lãi suất


được điều hành ổn định trong thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kềm chế lạm phát.

Bước sang năm 2011, tình hình lãi suất biến động khá phức tạp. Đến những tháng cuối năm, NHNN đã tăng cường thanh tra giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động, cuộc đua lãi suất mới bắt đầu hạ nhiệt, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm dần. Tuy nhiên lạm phát vẫn ở mức cao, nên lãi suất thực trong năm 2011 ở mức -3.552%. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng chậm và sự căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vào năm 2011, ngay từ đầu năm 2012 NHNN đã định hướng giảm lãi suất huy động và cho vay, lãi suất huy động giảm từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011. Điều này giúp giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, lạm phát được kềm chế ở mức một con số là 9.904%, lãi suất thực tăng lên mức 2.295%. Năm 2013, NHNN vẫn tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng chủ động và bám sát thị trường, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Thanh khoản VND của các NHTM ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, lãi suất thực ổn định ở mức 5.358%.

Năm 2014, lãi suất được giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỉ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Lạm phát tiếp tục có xu hướng giảm, lãi suất thực của nền kinh tế là 4.826%. Trong năm 2015, lãi suất huy động giảm 0.2-0.5%/năm, lãi suất cho vay cũng giảm 0.3-0.5% so với thời điểm cuối năm 2014. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, lãi suất thực 7.322%. Đến năm 2016, mặt bằng lãi suất về cơ bản được giữ ổn định, lãi suất huy động tăng nhẹ trong khi lãi suất cho vay lại khá ổn định và ít biến động. Lãi suất thực của nền kinh tế trong năm 2016 là 5.785%/năm. Dựa vào biểu đồ 3.6, mối quan hệ giữa lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu là không đồng nhất, do đó chưa thể chắc chắn về mối quan hệ giữa hai nhân tố này.


3.2.1.4 Tỷ lệ lạm phát

Bảng 3.6: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lạm phát

(%)

22.97

6.88

9.19

18.58

9.21

6.60

4.09

0.63

2.66

Nguồn:Tổng cục Thống kê Biểu đồ 3.6: Diễn biến lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016

25

6

22.97

5.22

20

5

18.58

4

15

3.79

3.3

3.25

2.9

3

2.8

10

2.17

2.05

6.88

2.52

9.19

9.21

2

Tỷ lệ lạm

phát

Tỷ lệ nợ xấu

6.60

5

4.09

1

2.66

0

0.63

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê Tỷ lệ lạm phát trong năm 2008 là 22.97%; nguyên nhân là do sự bùng nổ tăng trưởng tín dụng và cung tiền năm 2007 (tín dụng tăng 49.79%; cung tiền M2 tăng 49.11%) cộng với việc giá lương thực và nguyên liệu trên thế giới tăng. Tuy nhiên, tình hình cuối năm đã có những chuyển biến tích cực do sự phối hợp đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát như thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô của NHNN, nhờ đó chỉ số giá tiêu dùng đã bắt đầu giảm từ tháng 10/2008. Do sự bùng nổ lạm phát trong năm 2008 vừa qua, ngay từ đầu năm 2009, Chính phủ và NHNN đã chủ trương điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là phòng ngừa lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất. Nhìn chung, chỉ số giá tiêu dùng trong năm


2009 khá ổn định, tỷ lệ lạm phát 6.88%. Diễn biến trong năm 2010 cũng tương tự, lạm phát chỉ tăng nhẹ và không có sự bùng nổ nào trong suốt năm.

Bước sang năm 2011, lạm phát bắt đầu có những diễn biến phức tạp trở lại. Nếu như trong tháng 1/2011, lạm phát chỉ ở mức khoảng 7% thì đến tháng 7/2011, lạm phát tại Việt Nam lên đến đỉnh điểm với mức 22% so với cùng kỳ năm 2010. Đến quý III/2011, lạm phát bắt đầu có dấu hiệu chững lại và bắt đầu giảm trong những tháng cuối năm. Nguyên nhân chính đẩy lạm phát tăng cao là việc tăng giá xăng dầu lên gần 3,000 đồng/lít, điều chỉnh giá điện sinh hoạt lên 15% trong những tháng đầu năm. Năm 2012, lạm phát nhìn chung không cao (9.21%). Đến năm 2013, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp (6.60%) theo đúng mục tiêu đề ra. Năm 2014, lạm phát Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì ở mức thấp (4.09%), phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2014, thị trường ngoại hối khá ổn định, các mức lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh giảm, cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền khá thấp đã kềm chế phần nào tốc độ gia tăng của lạm phát.

Năm 2015 là năm lạm phát có mức thấp kỉ lục trong 15 năm trở lại đây, ở mức 0.63%. Nguyên nhân chính là do các chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm. Cụ thể, nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước dồi dào, xuất khẩu gạo khó khăn do phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ…dẫn đến chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu và giá gas tiêu dùng trong nước giảm. Bước sang năm 2016, lạm phát nhìn chung tăng nhẹ (2.66%) nhưng vẫn thấp hơn mức mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Các chi phí đầu vào như giá xăng dầu, giá cước vận tải giảm theo xu hướng giá cả trên thị trường thế giới đã góp phần làm giảm tốc độ gia tăng của lạm phát trong năm 2016. Nhìn chung, trong phần lớn thời gian từ năm 2008 – 2016, lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tương quan cùng chiều, vì khi lạm phát tăng lên sẽ làm giảm giá trị thu nhập thực tế của khách hàng dẫn đến suy yếu khả năng trả nợ.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 25/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí