Đề Xuất Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Của Các Nhtm Việt Nam


(2003): ngân hàng càng có nhiều khoản nợ xấu thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao để bù đắp cho các tổn thất sau này. Tuy nhiên giá trị p-value của biến LLP là 0.404, cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và các khoản nợ xấu là không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp tại Việt Nam.

Tỷ lệ đòn bẩy – LEV

Từ kết quả mô hình có thể thấy được mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng và các khoản nợ xấu. Hệ số hồi quy của biến LLP là -0.021: khi tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng tăng 1%, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm tương ứng 0.021% và ngược lại. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Chaibi & Ftiti (2015): các ngân hàng có đòn bẩy cao thường chấp nhận những khoản vay có rủi ro cao để tạo ra lợi nhuận cao trong điều kiện vốn thấp. Tại Việt Nam, khi các ngân hàng huy động nhiều hơn, tỷ lệ đòn bẩy cao hơn nhưng lại không làm tăng nợ xấu, có thể giải thích là do khi tỷ lệ đòn bẩy cao, nghĩa là tổng nợ phải trả của ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu dẫn đến tăng áp lực trả nợ, vì vậy NHTM sẽ thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình và hạn chế chấp nhận những khoản vay có rủi ro quá cao nhằm tránh tình trạng áp lực trả nợ nặng nề hơn, do đó có thể giảm được các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, chưa tìm được ý nghĩa thống kê cho mối quan hệ giữa hai nhân tố này tại Việt Nam (p-value=0.521).

Khả năng sinh lời – ROE

Kết quả mô hình cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu. Hệ số hồi quy của biến ROE là -0.0468 với giá trị p-value là 0.040, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%: khi ROE tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm tương ứng 0.0468% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015): khi ROE tăng nghĩa là ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, từ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập – NII


Theo kết quả mô hình, mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập và nợ xấu là đồng biến, hệ số hồi quy của biến NII là 0.0167 với p-value bằng 0, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập tăng 1%, tỷ lệ nợ xấu tăng 0.0167% và ngược lại, kết quả này trái với kỳ vọng của mô hình ban đầu và nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2011): khi các ngân hàng có nhiều khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh ngoài lãi vay thì có thể dùng khoản thu nhập này để bù đắp tổn thất khi nợ xấu xảy ra. Tuy nhiên tại Việt Nam, thu nhập ngoài lãi cao lại dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn, vì khi NHTM đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình mà không có một chính sách quản lý các hoạt động này một cách hiệu quả thì có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu.

Quy mô ngân hàng – SIZE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, hệ số hồi quy cho biến SIZE là 0.003. Kết quả này phù hợp với giả thuyết “too big too fail” (quá lớn để sụp đổ) và nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2011), các ngân hàng có quy mô càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Vì các ngân hàng lớn tin rằng họ không thể gặp rủi ro khi quy mô của họ quá lớn và nếu trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì chính phủ sẽ hỗ trợ cho họ nhằm ổn định hệ thống tài chính vì tác động của họ lên thị trường tiền tệ là rất lớn, do đó các ngân hàng lớn thường có xu hướng chấp nhận những khoản vay có rủi ro cao dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nhân tố này là không có ý nghĩa thống kê tại Việt Nam (p-value là 0.378).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Từ kết quả của những nghiên cứu trước đây, luận văn đã chọn lọc và tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm cũng như các giả thuyết nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Sau đó thực hiện mô hình hồi quy bội và kiểm định theo các phương pháp OLS, Fixed effect, Random effect và cuối cùng là GMM nhằm khắc phục khuyết tật của ba mô hình trên và hiện tượng nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nhân tố tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực và ROE có quan hệ


ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu; trong khi ba nhân tố tỷ giá hối đoái, hiệu quả chi phí hoạt động và thu nhập ngoài lãi lại có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Đây sẽ là cơ sở để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong chương 5.


CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Với những phân tích về thực trạng rủi ro tín dụng, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục là gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai nếu như các cơ quan quản lý và bản thân các NHTM không có những giải pháp và chính sách kịp thời.

Từ kết quả nghiên cứu của mô hình thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng (đặc trưng bởi tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ) của hệ thống NHTM Việt Nam và thực trạng khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực ngân hàng cũng như tình hình hoạt động của các NHTM hiện nay, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

5.1 Giải pháp từ phía NHTM

Có thể nói đối với vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng và giảm nợ xấu, giữ vai trò quan trọng nhất vẫn là bản thân các NHTM khi NHTM là người trực tiếp đưa ra quyết định cho vay và giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau giải ngân. Do đó, NHTM cần có những giải pháp mang tính lâu dài và bền vững nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cũng như hạn chế tối đa khả năng xảy ra nợ xấu, nhằm bảo đảm doanh thu, uy tín của mình, đồng thời góp phần tạo sự ổn định cho kinh tế vĩ mô.

5.1.1 Giải pháp dựa trên kết quả mô hình

- Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động có quan hệ cùng chiều với sự gia tăng nợ xấu. Do đó, cần sử dụng, theo dõi và quản lý một cách hiệu quả các khoản chi phí hoạt động, tăng cường khả năng quản lý của những người có trách nhiệm, tránh tình trạng bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh nhưng lại không quản lý tốt các khoản chi phí này dẫn đến việc không thu thập thông tin đầy đủ và chính xác, đánh giá không đúng về khách hàng, sơ sót trong khâu thẩm định và giám sát…từ đó làm gia tăng nợ xấu.


- Thu nhập ngoài lãi và nợ xấu có quan hệ đồng biến. Do đó, các NHTM cần có biện pháp quản lý chặt chẽ khi tiến hành đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình. Không nên quá chú trọng vào các khoản thu nhập ngoài lãi mà lơ là, thiếu sự giám sát chặt chẽ trong hoạt động tín dụng dẫn đến nợ xấu gia tăng, vì lãi thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng và có tác động mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Số liệu thực tế tại Việt Nam cho thấy ROE và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ nghịch biến. Vì vậy, các NHTM cần sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn của mình, chú trọng đến chất lượng tín dụng và những dự án thật sự có hiệu quả, không nên chấp nhận những khoản vay có rủi ro quá cao dù có thể thu về lợi nhuận cao, vì một khi rủi ro xảy ra có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ròng của ngân hàng, làm giảm giá trị ROE gây mất lòng tin cho cổ đông và tăng tỷ lệ nợ xấu.

5.1.2 Phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng hợp lý

Phân loại đúng các khoản nợ xấu sẽ giúp NHTM đưa ra mức trích lập dự phòng phù hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này, đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy, NHTM cần xác định được chính xác quy mô và mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ xấu để dựa vào đó phân loại theo từng nhóm nợ, từ đó đưa ra mức trích lập dự phòng tương ứng. Đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn, các NHTM có thể sẽ phải trích lập dự phòng bằng 100% giá trị của khoản nợ này. Dù điều này có thể làm giảm lợi nhuận hiện tại, nhưng sẽ bảo đảm cho khả năng thanh khoản trong tương lai của NHTM, vì nếu không đánh giá đúng và trích lập dự phòng đầy đủ, một khi các khoản nợ xấu tích tụ quá nhiều và bùng nổ, NHTM có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.

5.1.3 Kiểm soát tình hình tăng trưởng tín dụng

Tình trạng tín dụng tăng trưởng quá nóng trong những năm 2006, 2007 cùng với những bất lợi kinh tế vĩ mô như khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm…trong năm 2008 đã khiến cho tỷ lệ


nợ xấu gia tăng. Đây là một bài học đắt giá cho các NHTM khi chỉ chú trọng tăng trưởng tín dụng mà không xem trọng vấn đề thẩm định và chất lượng của các khoản vay này. Chính vì vậy, kể từ năm 2011, NHNN đã có những biện pháp thắt chặt tín dụng, tập trung cho vay những lĩnh vực được ưu tiên và hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán…nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng và hạn chế tốc độ tăng trưởng nợ xấu. Theo đó, mỗi NHTM cũng cần kiểm soát tình hình tăng trưởng tín dụng của mình, không nên chỉ chạy theo mục tiêu gia tăng tổng dư nợ, không đánh giá đúng chất lượng khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng, đưa ra quyết định cho vay sai lầm và làm tăng áp lực nợ xấu. Tập trung cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và những lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên, hạn chế cấp tín dụng đối với những lĩnh vực nhiều rủi ro, tránh tập trung vốn vay quá nhiều cho một hoặc một nhóm khách hàng…Kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức độ vừa phải và phù hợp với tình trạng thanh khoản hiện tại sẽ giúp cho NHTM tập trung quản lý tốt chất lượng các khoản cho vay và đánh giá thận trọng từng khách hàng, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và mục đích, hạn chế rủi ro cho bản thân ngân hàng.

5.1.4 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Các NHTM có thể tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của mình (xếp hạng tín dụng nội bộ) hoặc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng độc lập (xếp hạng tín dụng độc lập). Tuy nhiên, xếp hạng tín dụng nội bộ được khuyến khích thực hiện hơn và đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế (Basel II) và phù hợp với đặc thù của mỗi ngân hàng là rất cần thiết.

Khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần chú ý phân loại doanh nghiệp dựa trên ngành nghề và quy mô, đánh giá và chấm điểm dựa trên các chỉ tiêu tài chính (quy mô, vốn chủ sỡ hữu, tổng tài sản, doanh thu thuần,…), các chỉ tiêu phi tài chính (thời gian hoạt động, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, số lượng lao động, mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh, thị trường tiêu thụ …) và các chỉ tiêu tín


dụng (quan hệ tín dụng của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng khác, tổng dư nợ, lịch sử trả nợ…). Đối với mỗi mức xếp hạng, cần ước tính mức độ rủi ro, mức trích lập dự phòng cũng như chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra cũng cần xem xét và cân đối về chi phí và lợi ích khi thực hiện mô hình này; đánh giá các tiêu chí áp dụng cho từng mức xếp hạng có hợp lý hay không, chính sách tín dụng có phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hay không. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cần được rà soát và phê duyệt định kì trong quá trình sử dụng nhằm đảm bảo các tiêu chí xếp hạng rủi ro được đánh giá đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ giữa kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và yếu tố con người, công nghệ trong quá trình đưa ra quyết định cho vay, vì sẽ có những biến động bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc do tác động của chu kỳ kinh doanh, tính mùa vụ…mà hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ không thể đánh giá chính xác.

5.1.5 Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và hệ thống kiểm soát nội bộ

Quy trình và chính sách tín dụng của mỗi NHTM cũng là một yếu tố rất quan trọng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ và có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, phòng ban…sẽ giúp hạn chế các lỗ hổng trong quy trình thẩm định và cấp tín dụng, hạn chế các rủi ro cho ngân hàng. Định kì phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng: có đang sử dụng vốn một cách hiệu quả không, có sự dụng vốn đúng với mục đích vay ban đầu hay không, có đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh không…để kịp thời tư vấn, khắc phục khó khăn hoặc có những biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Nếu khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh nên tạm thời không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, NHTM có thể xem xét giảm lãi suất, gia hạn nợ, cơ cấu lại khoản nợ…nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khôi phục tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc


kiểm tra chéo giữa các bộ phận, ngăn chặn tình trạng cố tình làm sai quy trình cấp tín dụng vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, gây nên những tổn thất cho ngân hàng.

5.1.6 Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng

Ở bất kì ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào, yếu tố con người luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, là động lực để thúc đẩy sự phát triển của mỗi đơn vị. Chính vì vậy, NHTM cần chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, giúp họ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xem xét cũng như đánh giá đúng tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng; ứng phó được với những tình huống bất ngờ. Ngoài ra, vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên cũng cần được xem trọng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay ban đầu, nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và tham mưu cho cấp trên trong việc đưa ra quyết định cho vay. Vì vậy, nếu cán bộ tín dụng thiếu năng lực dẫn đến đánh giá sai lầm, nhận tiền của khách hàng và cố tình đánh giá cao khả năng trả nợ của khách hàng hoặc thông đồng với khách hàng làm hồ sơ giả…nhằm mục đích để khoản vay được giải ngân, thì ngân hàng chắc chắn sẽ gặp rủi ro. Để hạn chế điều này, NHTM cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm, phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với các bộ phận liên quan kèm theo kiểm tra chéo để có thể nhanh chóng phát hiện ra sai phạm và xử lý. Ngoài những quy định về xử lý khi sai phạm, NHTM cũng cần chú trọng về chế độ lương, thưởng…dựa trên đánh giá khả năng và kết quả công việc nhằm khuyến khích và tạo động lực để mỗi cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

5.1.7 Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng

Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã trở nên phổ biến, tuy nhiên theo ông Phạm Xuân Hòe - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược ngân hàng – chia sẻ tại triển lãm Banking

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/03/2024