Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu - 12


5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, thông tin thu thập qua khảo sát là nguồn thông tin từ phía khách hàng, do đó, không thể tránh khỏi việc khách hàng cung cấp thông tin sai lệch.

Thứ hai, vấn đề bổ sung thêm các biến đặc điểm cá nhân, có thể ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng là cần thiết, vì trong nhiều nghiên cứu đi trước, có thể thấy có khá nhiều yếu tố mà nghiên cứu chưa đề cập, như về mức lãi suất, tài sản đảm bảo, tổng tài sản của khách hàng, hoặc một số biến liên quan đến ngân hàng như về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ cho vay, quy trình quản lý giám sát, cũng là những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới rủi ro trong tín dụng cá nhân, mà trong giới hạn của nghiên cứu, chưa có cơ hội có thể đề cấp đến.

Thứ ba, về cỡ mẫu nghiên cứu, mặc dù đã có thể đáp ứng được mức độ tin cậy cần thiết trong phân tích, tuy nhiên, để có thể tăng khả năng phản ánh đầy đủ sự ảnh hưởng của các yếu tố tới rủi ro tín dụng, thì có thể bổ sung thêm mẫu khảo sát, qua đó tăng thêm mức độ chính xác của mô hình.


TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 trình bày các nội dung giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu của đề tài, thứ nhất là việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu, thứ hai, là trình bày các giải pháp đối với Chi nhánh, với Hội sở, để có thể hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại đơn vị, cũng như, tạo điều kiện để tín dụng cá nhân sẽ tiếp tục được phát triển, trở thành mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao đối với ngành ngân hàng trong tương lai.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Lê Thị Hồng Điều (2008), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Tp.HCM

Huỳnh Nguyễn Đức Huy (2007), Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần ngoài quốc doanh thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ.

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), "Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ", Tạp chí ngân hàng, số 5 tháng 3/2011.

Nguyễn Thị Mùi, (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

Nguyễn Thị Minh Thảo (2015), "Đánh giá tác động của các nhân tố đến RRTD nhà ở của nhóm khách hàng cá nhân/hộ gia đình tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí khoa học và thương mại, số 80.

Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản TP.HCM.

Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngày 21 tháng 01 năm 2013.


Tiếng Anh

Allen J, et al. (2004), "Discrimination of modes of action of antifungal substances by use of metabolic footprinting". Appl Environ Microbiol, 70 (10) : 6157 - 65.

Agarwal S, Driscoll JC, Gabaix X, Laibson DI (2009). "The age of reason: Financial decisions over the life-cycle with implications for regulation". Brookings Papers on Economic Activity. (40), 51–117.

Arminger et al. (1997), "Analyzing Credit Risk Data: A Comparison of Logistic Discrimination, Classification Tree Analysis, and Feedforward Network". Computational Statistics, Vol. 12, Issue 2, p. 293-310.

Dinh & Kleimeier, (2007), A Credit Scoring Model for Vietnam’s Retail Banking Market. International Review of Financial Analysis, Vol. 16, Issue 5, p. 571-495.

Dunn & Kim (1999), An Empirical Investigation of Credit Card Default.

Working Paper, Ohio State University, Department of Economics, 99-13.

Hair et al (2006), Multivariate data analysis, Pearson new international edition. Publisher: Prentice Hall.

John Wiley & Sons, (2002), Risk Management And Value Creation, Financial Institutions - G Schroeck, p.23 - 43.

John M. C, (1940), Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending, Publisher: NBER.

Li Shuai, Hui Lai, Chao Xu, Zongfang Zhou (2013), Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending , Publisher: NBER, Volume 6, p. 109 - 139.

Marjo Hörkkö (2010), The Determinants of Default in Consumer Credit Market, Aalto University Abstract School of Economics Master’s Thesis.

Rosbach (2004), "Bank Lending Policy, Credit Scoring and the Survival of Loans". Review of Economics and Statistics, Vol. 86, Issue 4, p. 946-958.


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA


Xin chào các anh/chị. Tôi là Lê Trí Toàn, đang thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu”, rất cảm ơn và rất mong các anh/chị tham gia và dành chút thời gian trao đổi một số suy nghĩ của anh/chị và góp ý kiến cho nghiên cứu về vấn đề này. Những ý kiến của các anh/chị chỉ sử dụng cho nghiên cứu khoa học và được giữ bí mật.

Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại NHTM, xin anh/chị hãy cho biết có thêm mới, loại bớt yếu tố hay điều chỉnh tên gọi các yếu tố ảnh hưởng hay không?

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại NHTM:

(1) Giới tính

(2) Độ tuổi

(3) Tình trạng hôn nhân

(4) Tình trạng gia đình

(5) Nghề nghiệp

(6) Thời gian sống tại ĐC hiện tại

(7) Vị trí công việc hiện tại

(8) Khả năng tài chính của KH

(9) Điều kiện nhà ở

(10) Năng lực chuyên môn.


Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA


1. Danh sách chuyên gia


STT

Họ tên

Chức danh

Phòng ban

1

HUỲNH CÔNG LỢI

GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC

2

TRẦN VĂN DŨNG

PHÓ GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC

3

TRẦN THỊ KIM DUNG

PHÓ GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC

4

BÙI THỊ THU HÀ

PHÓ GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC

5

NGUYỄN THỊ TRINH

TRƯỞNG PHÒNG

BÁN LẺ

6

ĐOÀN HẢI THUẬN

PHÓ PHÒNG

BÁN LẺ

7

TẠ THỊ SƠN CA

PHÓ PHÒNG

BÁN LẺ

8

HỒ QUANG

TRƯỞNG PHÒNG

KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP

8

ĐOÀN THỊ THANH NHÀN

PHÓ PHÒNG

KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP

10

LÊ THỊ THU HẰNG

PHÓ PHÒNG

KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP

11

HUỲNH THANH NGHĨA

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG TỔNG HỢP

12

LỤC THẢO PHƯƠNG HÀ

PHÓ PHÒNG

PHÒNG TỔNG HỢP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu - 12


2. Kết quả thảo luận

Kết quả phỏng vấn các cán bộ tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu

STT

Tên nhân tố

Số phương

án lựa chọn

Số người

phỏng vấn

Tỷ lệ

1

Giới tính

10

12

83,33%

2

Độ tuổi

12

12

100,00%

3

Tình trạng hôn nhân

11

12

91,67%

4

Tình trạng gia đình

12

12

100,00%

5

Nghề nghiệp

12

12

100,00%

6

Thời gian sống tại ĐC hiện tại

12

12

100,00%

7

Vị trí công việc hiện tại

11

12

91,67%

8

Khả năng tài chính của KH

10

12

83,33%

9

Điều kiện nhà ở

12

12

100,00%

10

Năng lực chuyên môn

10

12

83,33%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2019

Bảng kết quả cho thấy các hầu hết các chuyên gia đều đồng tình cho rằng các nhân tố đã trình bày ở trên. Đây cũng là các nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Tỷ lệ lựa chọn các nhân tố thuộc về đặc điểm của người vay đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu Tàu đều trên 83,33%, kết quả khá cao. Do đó, tác giả sẽ lựa chọn các nhân tố này để tiến hành nghiên cứu định lượng.


PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Nhóm nghiên cứu chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về hiện trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó có công tác thu thập thông tin tín dụng và các đặc điểm cá nhân của Quý khách hàng để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, nhằm tìm ra các giải pháp cải thiện về dịch vụ tín dụng cá nhân trong thời gian tới, rất hi vọng nhận được sự hỗ trợ từ phía Quý khách hàng trong việc hoàn thành các nội dung khảo sát dưới đây.

Chúng tôi xin cam đoan các nội dung về thông tin của khách hàng sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Ông/bà vui lòng khoanh tròn vào chữ số tương ứng hoặc ghi thông tin vào phần chỗ trống tương ứng.

PHẦN A: THÔNG TIN QUẢN LÝ


Số thứ tự mẫu:

Tên đáp viên: Số điện thoại:

Tên phỏng vấn viên:

Ngày phỏng vấn: Địa điểm phỏng vấn:


PHẦN B: NỘI DUNG

1. Giới tính của Ông/bà?


Nam

Nữ




2. Độ tuổi của Ông/bà?


Dưới 30 tuổi

Từ 30 - 40 tuổi

Từ 40 - 50 tuổi

Trên 50 tuổi





Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 25/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí