Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 13


bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch SaPa – Lào Cai hiện nay như yếu tố: học vấn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, chính sách, luật pháp, công ty du lịch” là đúng. Các yếu tố ảnh hưởng trên đều rất quan trọng trong việc thúc đẩy khách du lịch tích cực tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, góp phần đưa du lịch Sa Pa phát triển bền vững, chính vì vậy cần có các biện pháp cải thiện những tác động tiêu cực của các yếu tố ở trên để đẩy mạnh việc khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa nói riêng và các khu du lịch khác nói chung.

2. Khuyến nghị

Đề tài nghiên cứu này tuy chưa hoàn thiện và bao quát được hết nhưng những kết quả nghiên cứu của để tài cũng giúp làm sáng tỏ tình hình tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại Sa Pa – Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch. Tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị có tính tham khảo để qua đó nâng cao số lượng khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai nói riêng và các khu du lịch khác trên cả nước nói chung.

* Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

- Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy các biện pháp nhằm tăng cường tỉ lệ khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường là rất quan trọng và cần thiết, chính vì vậy chính quyền đia phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho khách du lịch về công tác bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của việc khách du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường tại khu du lịch.

- Cần phát động và tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động bảo vệ môi trường mà khách du lịch có thể tham gia được, để nâng cao khả năng chung tay tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch nói chung và cũng từ đó cổ vũ và khuyến khich các khách du lịch khác cùng chung tay tham gia.

- Cần có các biện pháp, chế tài xử lý nặng hơn nữa đối với các trường hợp khách du lịch có các hành vi gây ô nhiễm môi trường, từ đó sẽ tạo tính răn đe cho những khách du lịch khác.


- Đẩy mạnh công tác giáo dục cho khách du lịch về ích lợi và trách nhiệm của bản thân đến môi trường tự nhiên để từ đó nâng cao tỉ lệ tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Thành lập thêm các tổ kiếm tra, nhắc nhở, tuyên truyền cho khách du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên.

* Đối với các công ty du lịch

Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 13

- Các tổ chức du lịch cần có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường, không tập trung về lợi ích kinh tế trước mắt mà không có các biện pháp tăng cường việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch. Du lịch có phát triển bền vững thì các tổ chức du lịch mới phát triển lâu dài.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động cho khách du lịch cùng chung tay tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch.

- Tích cực tổ chức các chương trình vừa tham quan vừa bảo vệ môi trường cho khách du lịch (tham quan bằng xe điện, phát túi đựng rác cho khách, tổ chức những cuộc thi nhặt rác, mở thêm các tour du lịch bảo vệ môi trường, du lịch kết hợp trồng cây...).

- Tăng cường cho hướng dẫn viên du lịch đi học tập các khóa đào tạo về bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường.

- Các hướng dẫn viên du lịch phải là người có trách nhiệm quan sát, nhắc nhở những hành vi gây ô nhiễm môi trường của khách du lịch và cần thường xuyên khuyến khích khách du lịch cùng chung tay tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại nơi tham quan.

* Đối với khách du lịch

- Khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, chính vì vậy bản thân mỗi một khách du lịch cần có một cái nhìn tốt hơn về tầm quan trọng của bản thân đối với môi trường tự nhiên và cần có trách nhiệm hơn với môi trường.


- Thường xuyên đi học, đọc sách, nghe báo đài, xem ti vi, tham gia các buổi tuyên truyền về môi trường do địa phương tổ chức để nâng cao nhận thức và hiểu biết của bản thân về bảo vệ môi trường, cũng như nắm được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

- Khách du lịch cần có các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, giảm gánh nặng cho chính quyền địa phương, dù là hoạt động nhỏ như việc không vứt rác bừa bãi, không sử dụng túi nilon cũng đã góp phần bảo vệ môi trường khu du lịch.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do chính quyền khu du lịch hay các công ty du lịch tổ chức, việc không tham gia hoặc ít tham gia sẽ làm cho hoạt động bảo vệ môi trường đó khó có thể tồn tại.

- Bản thân khách du lịch cần có trách nhiệm hơn với môi trường tự nhiên, với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng thờ ơ, ngại nhắc nhở khi nhìn thấy các hành động gây ô nhiễm môi trường của khách du lịch khác.

- Nghiêm túc tuân thủ và chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường tự nhiên của Đảng và Nhà nước ta.

- Đẩy mạnh tuyên truyền cho khách du lịch khác về bảo vệ môi trường và lợi ích của việc chung tay bảo vệ môi trường.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2015), Giáo trình Xã hội học Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai (2013), Tài liệu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong học đường cấp trung học cơ sở, Đồng Nai.

4. Nguyễn Xuân Cự (2011), Giáo trình Môi trường và con người, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Đỗ Thị Nhài và Đỗ Thị Huyền (2019),

Giáo trình Phát triển cộng đồng, Nxb Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng (2007), “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng”,

Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Bùi Quang Dũng (2013), Xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử xã hội học, NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.

9. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết Xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Dương Hoàng Hương (2017), “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ”,

Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Trần Thị Minh Hòa (2013), “Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (29-03), tr.19-28.

14. Trần Thị Hương (2018), “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh


thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, số 01 (2018) tr.113-122.

15. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2011), “Xã hội học du lịch – lịch sử phát triển và các chủ đề nghiên cứu cơ bản”, Tạp chí Khoa học Xã hội học, (3), tr.91-101.

16. Đinh Trung Kiên, (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Ngô Hải Ninh (2017), “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Luận án tiến sỹ Việt Nam học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Quốc Hội (2005), Luật bảo vệ môi trường năm 2005 số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

19. Quốc Hội (2014), Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

20. Quốc Hội (2017), Luật du lịch năm 2017 số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

21. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Lã Thị Bích Quang (2018), “Sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,(15- 02), tr.99-110.

23. Hoàng Mạnh Quân (2007) Giáo trình Lập và Quản lý dự án phát triển nông thôn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Minh Tuệ (2013), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

25. Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu (2008), Giáo trình Du lịch và Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Phan Văn Thạng (2013), “Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp


chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (18a), tr.251-257.

27. Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (2020), Tài liệu tại trang thông tin điện tử thị xã Sa Pa, https://sapa.laocai.gov.vn, truy cập ngày 20/6/2020.

28. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiêm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 - nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2020 – thị xã Sa Pa, Lào Cai.

29. Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (2020), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 09-ĐA/HU của Huyện ủy gắn với Đề án số 10-ĐA/TU của Tỉnh ủy về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2019, Lào Cai.

30. Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (2020), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019 - Nhiêm vụ giải pháp thực hiện năm 2020, Lào Cai.

31. Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 - nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm giai đoạn 2020-2025, Lào Cai.

32. Lê Đức Viên (2017), “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

33. La Nữ Ánh Vân (2012), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững”, Luận án tiến sĩ Địa lý, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

35. Arnstein S. R. (1969), A Ladder of Citizen Participation, JAIP, 35 (4): 216-224.

36. Brett, E.A. (2003), “Participation and Accountability in Development Management”, Journal of Development Studies, 40 (2): 1-29.


37. Eldis.org (2020), Tài liệu tại trang thông tin điện tử Eldis.org, https://www.eldis.org/keyissues/whatparticipation#:~:text=At%20the%20most%20basic%20level,decisions%20that%20affect%20their%20lives.&text=most%20marginalised%20people.,Meaningful%20participation%20is%20dependent%20on%20people%20being%20willing%20and,participate%20and%20express%20their%20voice, truy cập ngày 20/6/2020.

38. O.A. Ogunbameru (2004),“Human-environment Interactions: The Sociological Perspectives”, Journal of Human Ecology, J. Hum. Ecol, 16(1), pp. 63-68.

39. The World Bank (1994), TheWorld Bank and Participation. Operations Policy Department, Washington DC.

40. Your dictionary.com (2020), Tài liệu tại trang thông tin điện tử Your dictionary, https://www.yourdictionary.com/participation, truy cập ngày 20/6/2020.

41. WHO.int (2020), Tài liệu tại trang thông tin điện tử WHO.int, https://www.who.int/gender-equity-rights/understanding/participation-definition/en/, truy cập ngày 20/6/2020.


PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH DU LỊCH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH SAPA – LÀO CAI

Kính thưa quý Ông (Bà)!

Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm tiến hành tìm việc tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tại khu du lịch SaPa – Lào Cai, làm luận văn tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ. Kết quả của cuộc nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin Ông (bà) cung cấp. Chúng tôi xin cam kết mọi thông tin Ông (bà) cung cấp dưới đây sẽ được giữ bí mật và mọi thông tin chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Cách trả lời:Ông (bà) khoanh tròn vào những lựa chọn phù hợp với quan điểm của ông (bà. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hoặc sai, tất cả các câu trả lời của ông (bà) đều có giá trị hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!


PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Ông (bà) cho biết độ tuổi của ông (bà) hiện nay:

A. Từ 18 – dưới 30

B. Từ 30 – dưới 45

C. Từ 45 – dưới 60

D. Trên 60 tuổi

2. Giới tính

A. Nam B. Nữ

3. Nơi sinh sống:

A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam

4. Trình độ học vấn:

A. Không đi học

B. Dưới 12/12 C. 12/12

D. Cao đẳng, Đại học E.Trên Đại học

5. Nghề nghiệp

A. Công chức, viên chức

B. Dịch vụ, buôn bán, Lao động tự do

C. Đang đi học

D. Nghỉ hưu

E. Khác:…………

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí