nhiên, tùy theo câu trả lời của các chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh hoặc thay đổi trật tự các câu hỏi nhằm điều tra sâu hơn các vấn đề NC.
Dàn bài thảo luận được tác giả thiết kế có hai phần chính (phụ lục 8). Phần thứ nhất (1) giới thiệu mục đích, nội dung thảo luận và tìm hiểu thông tin chung về đối tượng phỏng vấn. Phần thứ hai (2) bao gồm các câu hỏi mở mang tính chất gợi ý và dẫn hướng cho việc thảo luận để thu thập dữ liệu nhằm khám phá các nhân tố mới và điều chỉnh thang đo phù hợp cho từng khái niệm NC. Vì vậy, những câu hỏi trong phần này được tác giả thiết kế là các câu hỏi mở mang tính chất gợi ý, dẫn hướng quá trình thảo luận và được gắn liền với các câu hỏi đào sâu tiếp theo. Tác giả bắt đầu với những câu hỏi tổng quát, dần dần đi hẹp và chi tiết vào vấn đề cần khám phá. Một số câu hỏi gợi ý và dẫn hướng quá trình thảo luận để thu thập dữ liệu về vấn đề NC được tác giả thiết kế (phụ lục 8) như sau:
1. Theo Anh/Chị, các nhân tố nào cần xem xét khi đưa ra quyết định DTKH?
2. Theo Anh/Chị, trong các yếu tố sau, yếu tố nào thuộc RRKT có ảnh hưởng đến quyết định DTKH, lý do vì sao?
YKKT năm trước không phải là YKCNTP.
Báo cáo kiểm toán năm trước có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh do vi phạm HĐLT (Khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng HĐLT).
Sự tăng trưởng của khách hàng.
Tỷ lệ nợ phải thu & HTK/tổng TS cao.
Hành vi ĐCLN.
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Cân Bằng Về Đạo Đức Khi Ra Quyết Định
- Quy Trình Nc Của Luận Án Nguồn: Tác Giả Xây Dựng
- Khái Niệm Đo Lường Đặc Điểm Bqt Của Khách Hàng
- Kiểm Tra Chênh Lệch Giữa Giá Trị Trung Bình Và Cá Biệt
- Mô Hình Nghiên Cứu Chính Thức Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Đo Lường Các Biến Trong Mô Hình Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 276 trang tài liệu này.
Có yếu tố nào khác thuộc RRKT có ảnh hưởng tới quyết định DTKH không?
3. Theo Anh/Chị, rủi ro tài chính có thuộc RRKD của khách hàng và có ảnh hưởng đến quyết định DTKH hay không?
Còn yếu tố nào khác thuộc RRKD của khách hàng có ảnh hưởng tới quyết định DTKH không?
4. Theo Anh/Chị, trong các yếu tố sau, yếu tố nào thuộc RRKD của CTKT và có ảnh hưởng tới quyết định DTKH?
Tính chính trực của NQL khách hàng;
Khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT.
Còn yếu tố nào khác thuộc RRKD của CTKT có ảnh hưởng tới quyết định DTKH không?
5. Anh/Chị hãy cho biết các yếu tố rủi ro nào liên quan tới tính chính trực của NQL khách hàng? (hay cho thấy khách hàng thiếu chính trực)
6. Theo Anh/Chị, khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT có thể được đo lường thông qua các yếu tố nào?
7. Anh/Chị hãy cho biết các yếu tố thuộc đặc điểm BQT của khách hàng có
ảnh hưởng tới quyết định DTKH?
8. Theo Anh/Chị mức độ chuyên ngành của CTKT có thể được đo lường qua những yếu tố nào?
3.3.2.4. Phân tích dữ liệu định tính
Khác với quá trình thu thập, phân tích dữ liệu định lượng trong đó bước thu thập và phân tích là hai bước tách rời, quá trình thu thập, phân tích dữ liệu định tính không tách rời nhau, mà là quá trình tương tác nhau. Trong NC này, tác giả thảo luận với chuyên gia để thu thập và phân tích dữ liệu, tiếp tục thảo luận và tìm hiểu ý nghĩa của dữ liệu. Quy trình tiếp diễn đến khi không còn gì thêm để đào sâu hơn nữa. Quy trình phân tích dữ liệu định tính trong NC này bao gồm ba bước cơ bản, đó là:
Bước 1: Mô tả hiện tượng: là quá trình mô tả hiện tượng để phát hiện các khái niệm, các thuộc tính cũng như cấp độ của các khái niệm. Để mô tả hiện
tượng, trước tiên tác giả ghi chép những nội dung thảo luận với các chuyên gia là các KTV độc lập giữ vị trí là Giám đốc, Phó Giám đốc tại các CTKT. Sau đó, tác giả biên tập lại để diễn giải và mô tả những ý nghĩa về các phát biểu của từng chuyên gia.
Bước 2: Phân tích: là quá trình sắp xếp, phân loại các hiện tượng thành từng
nhóm có cùng những đặc tính chung để tạo thành các khái niệm và các thành
phần con của chúng và so sánh chúng với nhau. Như vậy, sau khi mô tả các hiện
tượng, tác giả
tiến hành phân loại hiện tượng, sắp xếp dữ
liệu thành những
nhóm/khái niệm dựa vào tính chất của chúng để phát triển các khái niệm NC và các khái niệm con của chúng. Các khái niệm được tạo ra trong NC của luận án sẽ tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN.
Bước 3: Phân tích chọn lọc. Quá tình này bao gồm công việc tổng hợp, kết nối và sàng lọc các khái niệm. Như vậy, sau khi mô tả, phân loại dữ liệu, tác giả liên kết và chọn lọc các khái niệm thành một hệ thống có logic để giải thích và dự báo về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN.
Mô hình được khám phá qua NC định tính cần được kiểm định qua NC định lượng để khẳng định giá trị của mô hình.
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng
Sau khi xây dựng được mô hình chính thức và đo lường cho từng khái niệm NC, NC định lượng được thực hiện để kiểm định về sự phù hợp của mô hình. Trong NC này, do biến phụ thuộc là dạng biến giả nên mô hình hồi quy Logistic được tác giả lựa chọn để thực hiện các kỹ thuật phân tích định lượng nhằm đạt được các mục tiêu NC đề ra. Theo đó, quy trình thiết kế NC định lượng trong luận án này (hình 3.3) bao gồm các bước chính sau:
Mô hình và giả thuyết
1. Thu thập dữ liệu
2. Phân tích dữ liệu định lượng
(Hồi quy Binary Logistic)
Phương pháp thu thập dữ
liệu
Kiểm định mô hình Logistic
Chọn mẫu
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Hình 3.3: Quy trình thiết kế NC định lượng
sau:
Nguồn: tác giả
Bước 1: Thu thập dữ liệu NC định lượng: bước này được thực hiện như
+ Thứ nhất, tác giả chọn các công ty niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE
được kiểm toán và có đầy đủ các dữ liệu cần thiết được công bố để thu thập dữ liệu.
+ Thứ hai, để thu thập dữ liệu, tác giả dựa vào BCTC, BCTN, báo cáo quản trị, thông tin trên website các công ty, cafef.vn, mof.gov.vn hay các trang web khác.
Bước 2: Phân tích dữ liệu định lượng:
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tập hợp và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 để xử lý. Kế tiếp, tác giả thực hiện kiểm định mô hình hồi quy Logistic gồm có biến phụ thuộc là quyết định DTKH (CON/DIS) và các biến độc lập để kiểm tra các giả thuyết. Chi tiết về phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu và các bước phân tích dữ liệu được trình bày ở phần dưới đây.
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
NC này sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên BCTC, BCTN trên trang web cafef.vn, mof.gov.vn. thông qua mạng internet. Cách thu thập dữ liệu trong NC này cụ thể như sau:
Thu thập dữ liệu đo lường quyết định DTKH: Trong luận án, quyết định DTKH là biến phụ thuộc được đo lường thông qua việc CTKT có chấp nhận duy trì hay không DTKH trong điều kiện được khách hàng mời kiểm toán. Do đó, dữ
liệu về
biến phụ
thuộc quyết định DTKH được tác giả
thu thập từ
thông tin
được công ty công bố trong phần thông tin cơ bản của từng công ty niêm yết trên trang web cafef.vn hoặc trong BCTC đã được kiểm toán. Để thu thập dữ liệu cho các quan sát là không duy trì, ngoài việc thu thập thông tin từ các nguồn trên, tác giả còn thu thập thông tin từ quyết định của Đại hội cổ đông trong việc chọn lựa CTKT cho năm kế tiếp trên biên bản họp đại hội cổ đông.
Thu thập dữ liệu đo lường về các biến độc lập: Dữ liệu về biến độc lập được tác giả thu thập từ những thông tin được công bố trong BCTC, BCTN, hồ
sơ của từng công ty trên trang web cafef.vn., các thông tin trên trang web
mof.gov.vn. Cụ thể:
+ YKKT: được thu thập thông tin trong Báo cáo kiểm toán độc lập trong BCTC niêm yết của các công ty.
+ Sự tăng trưởng của khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu & HTK/tổng TS, hành vi ĐCLN, rủi ro tài chính, quy mô của khách hàng: các thông tin để tính toán các biến này được thu thập trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong BCTC niêm yết của các công ty.
+ Khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT: Số lần thay đổi CTKT từ khi niêm yết/số năm mà công ty niêm yết được thu thập thông tin trong phần thông tin cơ bản của từng công ty niêm yết trên trang web cafef.vn.
+ Khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT: Số KTV được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng của CTKT trong năm được thu thập thông tin trên trang web mof.gov.vn. Số khách hàng kiểm toán của CTKT được thu thập thông tin trên trang web cafef.vn.
+ Tính chính trực của NQL khách hàng: Số lượng các yếu tố rủi ro xuất hiện
liên quan đến tính chính trực của NQL
khách hàng được thu thập
trong thuyết
minh BCTC của các công ty niêm yết, trong phần hồ sơ công ty của từng công ty niêm yết trên trang web cafef.vn.
+ Đặc điểm BQT của khách hàng: được thu thập trong BCTN, báo cáo quản trị của từng CTNY trên trang web cafef.vn.
+ Mức độ chuyên ngành của CTKT (được đo lường bằng 1 nếu CTKT có thị
phần lớn nhất trong ngành
và = 0 trường hợp khác. Thị
phần được tính bằng
tổng số khách hàng của một CTKT trong một ngành trên tổng số khách hàng của tất cả các CTKT trong ngành cụ thể đó): thông tin này được tác giả thu thập từ
việc tính tổng số khách hàng của một CTKT trong một ngành trên tổng số khách hàng của tất cả các CTKT trong ngành đó trên trang web cafef.vn.
3.4.3. Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu
Đề tài NC các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN , như vậy, đơn vị phân tích trong mô hình NC là BCTC của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX được kiểm toán bởi CTKT độc lập. Trong NC này, tác giả không chọn các công ty là tổ chức tín dụng vì BCTC của các tổ chức này có sự khác biệt đáng kể so với các công ty sản xuất, kinh doanh, thương mại về một số chỉ tiêu như hàng tồn kho, nợ phải thu... mà điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả NC.
Quy mô mẫu là một tiêu thức quan trọng trong NC định lượng vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê. Mỗi phương pháp phân tích thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau. Quy mô mẫu cần thiết cho phân tích
hồi quy là n ≥ 50+8p (Trong đó, p là số lượng biến độc lập trong mô hình)
(Green, 1991). Mô hình NC chính thức được tác giả xây dựng có12 biến, vì vậy, cỡmẫu tối thiểu cần thiết là146 quan sát. Cỡmẫu càng lớn càng làm giảm các sai lệch và làm tăng độ tin cậy cua NC.
Phương pháp chọn mẫu đóng vai trò quan trọng trong NC định lượng vì nó liên quan trực tiếp đến chi phí và chất lượng của NC. Trong NC này, do bị giới hạn về mặt thời gian và kinh phí khi thực hiện NC, tác giả sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Theo đó, tác giả
chọn tất cả các công ty niêm yết
trên
HOSE và HNX không bao gồm các tổ chức tín dụng được kiểm toán trong giai
đoạn 2016 đến 2019 và có đầy đủ các dữ liệu cần thiết được công bố để đo
lường các nhân tố. Giai đoạn lấy mẫu được chọn là từ năm 2016 đến năm 2019. Việc lựa chọn giai đoạn này nhằm phù hợp với giai đoạn VN áp dụng các chuẩn mực kiểm toán mới (2014), chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mới (2016) trong đó có quy định về DTKH và giai đoạn này chứa dữ liệu mới, hiện có, đặc biệt là
dữ liệu liên quan đến DTKH rất khó tìm cho những năm trước đó. Số lượng mẫu chọn trong giai đoạn này đủ để kiểm định thông tin. Tác giả không chọn mẫu của năm 2020 vì đây là năm các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình covid, nên các chỉ số tài chính sẽ có biến động bất thường, không phù hợp quy luật phát triển bình thường.
3.4.4. Các bước phân tích dữ liệu
3.4.4.1 Kiểm định mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Hệ thống kiểm định OLS trong mô hình
đo lường
hành vi điều chỉnh lợi
nhuận bao gồm:
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Kiểm định này xem xét biến độc
lập có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không thông qua kiểm định t (Green,
1991). Khi mức ý nghĩa của các hệ nghĩa.
số hồi quy ≤ 0,10, các biến độc lập có ý
Mức độ giải thích của mô hình: Kiểm định này xem xét mức độ giải thích của mô hình thông qua thước đo R2 hiệu chỉnh (Green, 1991). Thước đo này càng cao cho thấy mô hình có mức độ giải thích cao.
Mức độ phù hợp của mô hình: Kiểm định này xem xét mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích phương sai, với kiểm định F. Khi mức ý nghĩa (Sig.)
≤ 0,05, mô hình phù hợp (Green, 1991).
Kiểm định hiện tượng cộng tuyến: Kiểm định này kiểm tra hiện tượng các biến độc lập tương quan tuyến tính với nhau thông qua thước đo mức độ phóng đại phương sai (VIF). Khi VIF <10, không có hiện tượng cộng tuyến (Belsley và cộng sự, 1980).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Kiểm định này kiểm tra hiện tượng tự tương quan phần dư thông qua kiểm định Durbin – Watson (d). Khi 1 < d < 3, không có hiện tượng tự tương quan phần dư (Fomby và cộng sự, 1984).