3.2.2 Tăng nguồn vốn tự có
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nguồn vốn tự có. Vì vậy, việc tăng vốn tự có sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nâng cao khả năng sinh lời, phát triển bền vững trong tương lai. Một trong những xu hướng quan trọng của các ngân hàng thương mại hiện nay đó chính là thực hiện hợp nhất, sáp nhập nhằm tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn hơn, năng lực tài chính tốt hơn. Trong quá trình tăng vốn, các ngân hàng cần hạn chế “tình trạng sở hữu chéo” bằng cách phải công khai về số lượng cổ phiếu đang nắm giữ trong hệ thống tài chính tín dụng và nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng cũng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các giao dịch lớn nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tình hình, đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, sau khi tăng vốn, các ngân hàng thương mại cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
3.2.3 Giải pháp nhằm tăng doanh thu
Muốn tăng doanh thu, các ngân hàng cần phải khai thác hết tiềm năng về tài sản, uy tín… cũng như đa dạng hóa nguồn thu, không nên phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động cấp tín dụng. Để thực hiện được điều này, trong thời gian tới các ngân hàng cần chú trọng phát triển các sản phẩm, đặc biệt là mảng dịch vụ đem lại nguồn thu phi lãi. Khi thiết kế sản phẩm, các ngân hàng thương mại cần chú ý 3 yếu tố, bao gồm: yếu tố sản phẩm, yếu tố thị trường và yếu tố tổ chức. Nói cách khác, một sản phẩm thành công là một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đơn nhất, cụ thể của khách hàng, được chấp nhận rộng rãi trên thị trường và có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của toàn bộ tổ chức từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trong bối cảnh các sản phẩm của các ngân hàng thương mại có nhiều sự tương đồng như hiện nay, việc cung cấp một sản phẩm, dịch vụ đón đầu thị trường, có nhiều điểm khác biệt phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ thu được kết quả cao trong hoạt động cũng như mang lại nhiều dấu ấn thương hiệu trong lòng khách hàng. Một ví dụ minh họa đó chính là Ngân hàng TMCP ACB với sản phẩm “Thanh toán đa tệ”, đã giúp thu ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong quý II/2012 cao gấp 4 lần cùng kỳ đạt 152 tỷ đồng.
Tóm lại, các ngân hàng thương mại cần chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển cũng như quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách hàng từ đó tăng thu nhập, hạn chế rủi ro.
3.2.4 Giải pháp tiết kiệm chi phí
Một trong những vấn đề còn tồn tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đó chính là cơ cấu tổ chức quá cồng kềnh, nhiều phòng giao dịch, chi nhánh nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, đề tài đề xuất cơ chế quản lý tập trung nhằm tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại. Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ có một số ít các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Sacombank, ACB, Eximbank… bước đầu thực hiện cơ chế quản lý tập trung. Để triểu khai và hoàn thiện mô hình quản lý tập trung, các ngân hàng thương mại cần chú trọng vào những nội dung sau:
- Tập trung quản lý nguồn vốn huy động: Để hạn chế nguồn vốn bị ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các ngân hàng thương mại nên thực hiện cơ chế tập trung quản lý vốn huy động. Cụ thể, các chi nhánh sau khi huy động được vốn sẽ chuyển vốn về cho Hội sở quản lý. Khi có nhu cầu cho vay, đầu tư, các chi nhánh sẽ vay lại từ Hội sở. Ngoài yếu tố tận dụng được nguồn vốn, tiết kiệm được chi phí, giải pháp này còn phù hợp với những chi nhánh huy động tốt nhưng nguồn ra không có đầu ra vẫn có thể tạo ra thu nhập từ việc cho chi nhánh khác thay vốn thông qua Hội sở. Đồng thời, việc tập trung nguồn vốn huy động sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác quản trị thanh khoản.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Giai Đoạn 2007 – 2012 Bằng Mô Hình Định Lượng
- Mô Hình Ước Lượng (Roa) Bảng 2.4: Kết Quả Hồi Quy (Roa)
- Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 11
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
- Tập trung công tác thẩm định và thanh toán quốc tế: Đây là những vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao nên việc trả lương cho nhóm nhân sự này cũng khá cao. Đặc biệt, đối với hoạt động thanh toán quốc tế, không phải chi nhánh nào cũng phát sinh nhu cầu. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro và giảm mức độ cồng kềnh của bộ máy nhân sự cấp chi nhánh, các ngân hàng nên thực hiện tập trung công tác thẩm định, thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay cũng cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trong giai đoạn vừa qua. Tiến hành mạnh tay xóa bỏ một số
phòng giao dịch, chi nhánh hoạt động kém hiệu quả để cơ cấu tổ chức bớt cồng kềnh, chồng chéo mà vẫn tiết kiệm được chi phí và đảm bảo hiệu quả thu về do giảm được tình trạng cạnh tranh trong nội bộ ngân hàng.
3.2.5 Giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật
Các ngân hàng thương mại trong giai đoạn vừa qua đã có sự phát triển công nghệ kỹ thuật nhanh chóng khi phần lớn đã xây dựng hệ thống ngân hàng lòi. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại định hình, phát huy giá trị trong quản trị chất lượng, điều hành cũng như phát triển, ứng dụng nhiều sản phẩm dịch vụ công nghệ cao. Tuy nhiên, chi phí cao luôn là một trong những giới hạn làm cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật của các ngân hàng thương mại còn chậm, thiếu liên kết và thiếu đồng bộ. Do đó, các ngân hàng nên cân đối chi phí và lợi ích, nhìn nhận việc đầu tư vào khoa học công nghệ như là chiến lược lâu dài, nhất quán, tránh tình trạng đầu tư nửa vời. Nói cách khác, muốn phát triển một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả, ngân hàng thương mại cần xây dựng, nâng cấp và vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ cho việc đổi mới và nâng cấp các quy trình nghiệp vụ ngân hàng. Cụ thể, trong hệ thống ngân hàng hiện nay, các ngân hàng thương mại nhỏ cần nâng cấp hệ thống thông tin để nâng cao được lợi thế cạnh tranh.
3.2.6 Giải pháp nhằm liên quan đến đội ngũ nhân lực
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại chính là yếu tố con người. Do đó, các ngân hàng thương mại cần đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực. Đầu tiên, cần xây dựng một quy trinh tuyển dụng khoa học, chính xác, hợp lý nhằm tuyển dụng những nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với vị trí công việc. Điều này sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo lại. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng nên tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt đối với những vị trí quan trọng nâng cao trình độ sau đại học. Kết hợp với việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc các cuộc thi nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của nhân viên. Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức
các lớp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và hoàn thiện cơ chế giám sát, quản trị hợp lý để
hạn chế rủi ro đạo đức từ phía nhân viên.
Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cần xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý. Cần có cơ chế khen thưởng đối với những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, được khách hàng đánh giá cao, ít xảy ra sai sót trong quá trình làm việc. Ngược lại, đối với những nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, ngân hàng thương mại cần có chế tài xử phạt theo mức độ, tránh để tình trạng thất thoát vốn quá nhiều mới bị phát hiện và xử lý như hiện nay.
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quản quản lý Nhà nước
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của nền kinh tế cũng như sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển.
3.3.1.1 Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động chưa hiệu quả của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua là do sự thiếu hiệu quả trong đầu tư, trong đó có hoạt động đầu tư của Chính phủ, cụ thể là việc đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả, thiếu kiểm soát của Chính phủ. Hàng loạt vi phạm của các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Vì vậy, muốn giảm tỷ lệ nợ xấu, Chính phủ cần phải tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ, tiến hành công khai minh bạch tài chính để các ngân hàng thương mại đánh giá khách quan, hợp lý hơn đối với nhóm khách hàng này. Ngoài ra, Chính phủ cần hạn chế đặc quyền, đặc lợi không phù hợp đối với doanh nghiệp Nhà nước
và tiến hành xây dựng cơ chế xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm, tạo
điều kiện thúc đẩy kinh tế nhóm doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế mang tầm nhìn dài hạn, có trọng tâm: sự biến động kinh tế không ngừng trong giai đoạn 2007 – 2012 đã tác động xấu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Điều này là do Chính phủ thiếu chiến lược phát triển kinh tế mang tính dài hạn, chưa chủ động được trong việc ứng phó với biến động thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, lấy mục tiêu kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Đồng thời, Chính phủ cần chú trọng tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, coi trọng chất lượng, chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức công nghệ. Ngoài ra, cần nâng cao khả năng dự báo đo lường rủi ro trong thời kì hội nhập để chủ động trong việc quản lý.
3.3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật hiện nay còn nhiều mâu thuẫn, chưa nhất quán, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như chưa tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả. Dưới góc độ luận văn, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay:
- Để hạn chế tình trạng “sở hữu chéo” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, Chính phủ cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước làm rò về vấn đề sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung để có thể kịp thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, Chính phủ cần xem xét và bổ sung những quy định về việc mở rộng phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát các lợi ích nhóm, làm cơ sở cho việc phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng thương mại.
- Hiện nay, việc giải quyết tài sản bảo đảm để khắc phục nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn nguyên nhân một phần là do khung pháp lý thiếu tính đồng bộ, nhiều mâu thuẫn làm
cho việc xử lý tốn kém nhiều thời gian, chi phí. Vì vậy, cần hoàn thiện hơn các quy định về hoạt động tín dụng như quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng, hiệu quả và hạn chế thiệt hại trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
3.3.2 Đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước
Để đạt được mục tiêu đã đề ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại, trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần:
- Tập trung vào mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD: Tập trung xử lý vấn đề nợ xấu thông qua việc điều hành hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua việc ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ. Đồng thời, tiến hành xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn, công khai hơn và dần phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm phản ánh đầy đủ hơn về tình hình nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện hợp nhất, sáp nhập, xử lý những ngân hàng thương mại yếu kém để đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại.
- Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý và quy chế về an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tạo ra môi trường hoạt động ngân hàng lành mạnh, khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là rủi ro quản trị và đề cao ý thức tuân thủ pháp luật của các TCTD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phải đánh giá, xếp hạng các ngân hàng thương mại nhằm đưa ra chế tài xử phạt hợp lý khi các ngân hàng thương mại xảy ra sai phạm.
- Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ nhằm điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát, kinh tế phát triển ổn định. Việc Ngân hàng Nhà nước xác định được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong dài hạn sẽ giúp các ngân hàng thương mại chủ động trong việc đưa ra kế hoạch hoạt động, hạn chế rủi ro và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Khi hoạt động trên thị trường tiền tệ ổn định hơn, điều kiện vĩ mô cho phép, Ngân
hàng Nhà nước nên thay thế việc điều hành theo mệnh lệnh hành chính bằng các giải pháp mang tính thị trường nhằm tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động hiệu quả, lành mạnh và phù hợp với cơ chế thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những nhận xét về tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012, kết hợp với kết quả phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, và xem xét định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ đây đến năm 2020, đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Những biện pháp để giải quyết vấn đề nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản, tăng nguồn vốn tự có, cải thiện khả năng thanh khoản và nâng cao khả năng sinh lời đã được nên ra nhằm nâng cao năng lực tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn tới. Ngoài ra, các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng đội ngũ lao động cũng cần phải được thực hiện đồng bộ để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, và sự hoàn thiện, phù hợp của hệ thống pháp luật cũng như những chính sách điều hành, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, đứng ở góc độ đề tài, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành các chính sách kinh tế, tạo môi trường hoạt động ổn định, thuận lợi cho các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, an toàn.
KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian quan là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm trầm trọng và những sai phạm nghiêm trọng đã được phát hiện. Xuất phát từ vấn đề trên, áp dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá khả năng sinh lời cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 29 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2007 - 2012. Từ đó, đề tài đưa ra được những giải pháp thiết thực để nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. Với mục tiêu trên, đề tài đã đạt được những kết quả sau:
Về mặt lý luận: Đề tài đã tập hợp có tính hệ thống những lý luận căn bản về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, từ khái niệm đến phương pháp phân tích đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại.
Về mặt thực tiễn: Đề tài tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của 29 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2007 – 2012 bằng phương pháp phân tích định tính thông qua các chỉ số tài chính. Đồng thời, đề tài nghiên cứu đã áp dụng phương pháp GMM để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tương quan cùng chiều với quy mô hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, và tương quan ngược chiều với tỷ lệ chi phí/doanh thu, tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP.
Về giải pháp ứng dụng vào thực tiễn: Từ cơ sở lý luận trong chương 1, kết quả phân tích trong chương 2, đề tài đã kiến nghị những giải pháp từ tầm vi mô của từng ngân hàng gồm các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng, nâng cao năng lực quản trị, cải thiện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực để các ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến Ngân hàng