2.2.1.2 Thực trạng hoạt động cấp tín dụng
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2008-2012
ĐVT: triệu USD, %
Dư nợ cho vay (triệu USD) | Tốc độ tăng so với năm trước (%) | |
2008 | 60.74 | 0 |
2009 | 108.13 | 78.02 |
2010 | 132.43 | 22.47 |
2011 | 146.12 | 10.34 |
2012 | 135.26 | -7.43 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm
- Mô Hình Định Lượng Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt
- Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Nhld Việt Thái
- Tỷ Lệ Tổng Chi Phí Hoạt Động/tổng Thu Từ Hoạt Động Năm 2008-2012
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhld Việt Thái
- Mục Tiêu Nghiên Cứu Và Các Giả Thiết Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”
Cơ cấu cho vay tại NHLD Việt Thái chủ yếu tập trung vào 03 thành phần kinh tế chủ yếu là Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài Nhà nước, Hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, thành phần kinh tế Doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 50% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do NHLD Việt Thái là NHLD với hai đối tác Thái Lan nên có ưu thế về mối quan hệ với các doanh nghiệp Thái Lan hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đây chính là lợi thế cho vay của NHLD Việt Thái trên thị trường. Thành phần hộ gia đình và cá nhân là một trong những đối tượng tín dụng quan trọng nhưng tỷ trọng cho vay khu vực này đang có xu hướng giảm dần từ năm 2010-2012 từ 32.94% xuống còn 16.33%. Điều này cho thấy thành phần kinh tế này dù chiếm vị trí quan trọng về tín dụng của Ngân hàng nhưng tỷ trọng đang giảm dần thể hiện sự hạn chế trong việc tiếp cận các đối tượng cho vay này của Ngân hàng.
Về cho vay theo khu vực kinh tế thì dư nợ ngành nông lâm nghiệp đã tăng lên 22.46% vào năm 2012, về giá trị dư nợ tăng gấp hơn 7 lần. Nguyên nhân là do NHLD Việt Thái đang chú trọng đến cho vay các đối tượng khách hàng xây dựng trang trại nuôi heo và nuôi tôm, và những khách hàng này sẽ cho Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam thuê các trang trại để phục vụ sản xuất kinh doanh với dây chuyền khép kín từ chăn nuôi đến sản xuất thành phẩm. Nguồn thu nợ của các đối tượng khách hàng này rất ổn định, vì vậy sẽ rất an toàn cho NHLD Việt Thái trong
30
việc thu nợ khách hàng. Đặc biệt khu vực công nghiệp và xây dựng có dư nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến.
Trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ của Ngân hàng thì dư nợ cho vay bằng nội tệ qui đổi luôn chiếm tỷ trọng cao: năm 2008 là 79.06%, đến năm 2009 là 82.39%. Nhưng dư nợ VND có xu hướng giảm dần từ năm 2009-2012, năm 2010 chiếm 71.24%, nhưng đến 2012 chỉ còn 64.11%. Phần dư nợ bằng ngoại tệ của Ngân hàng gần như luôn chiếm trên 20% trong tổng dư nợ cho vay, ngoại trừ năm 2009 chỉ chiếm 17.61%. Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2011 do các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu vay bằng ngoại tệ ngày càng cao cùng với chính sách lãi suất hỗ trợ tương đối tốt từ NHLD Việt Thái nên các doanh nghiệp nhập khẩu có quan hệ tín dụng lâu dài đã tăng cường vay bằng ngoại tệ dẫn đến tỷ trọng vay ngoại tệ ngày càng tăng.
Tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn chiếm khoảng 43.75% - 62.24% tổng dư nợ vay, dư nợ trung – dài hạn chiếm khoảng 36.79% - 56.25% tổng dư nợ vay. Các tỷ trọng có biến động nhưng mức độ biến động không cao, chứng tỏ cơ cấu dư nợ của Ngân hàng phân theo thời hạn vay tương đối ổn định từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên xu hướng cho vay trung dài hạn và ngắn hạn lại có sự trái ngược nhau. Nếu cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm từ 63.24% năm 2008 xuống còn 45.88% năm 2012 và thấp nhất là năm 2011 chỉ chiếm 43.75% tổng dư nợ cho vay, thì tỷ trọng cho vay trung-dài hạn lại có xu hướng tăng dần từ 36.76% năm 2008 lên đến 54.12% năm 2012 và cao nhất là năm 2011 chỉ chiếm 56.25% tổng dư nợ cho vay.
Mặt khác trong các năm qua, nghiệp vụ cho vay ngoại tệ cũng như bảo lãnh vay nước ngoài và mở L/C trả chậm vẫn được quản lý chặt chẽ cả về hồ sơ pháp lý cũng như quy trình thẩm định, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng và vẫn đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả cho ngân hàng. NHLD Việt Thái tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực của mình với các tổ chức trong nước và quốc tế và được các tổ chức này đặc biệt đánh giá cao trong việc tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, NHLD Việt Thái đã phối hợp với các chi
nhánh của NHNo&PTNT VN cũng như các NHTM khác đồng tài trợ một số dự án lớn như Điện lực Hiệp Phước, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi Măng… Ngoài ra, NHLD Việt Thái còn tham gia tài trợ hầu hết các dự án của nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam như Charoen Pokphand, CP Seeds, CP Vina, CP Packaging, 4 Oranges, Thai Royal…
2.2.1.3 Tình hình thu nhập – chi phí
Bảng 2.4: Tình hình thu nhập – chi phí năm 2008-2012
Đvt: nghìn USD
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
- Thu nhập lãi | 14,550.50 | 15,413.58 | 20,708.48 | 27,896.70 | 16,886.50 |
- Thu từ các khoản phí & dịch vụ | 1,121.74 | 677.01 | 794.58 | 646.09 | 634.70 |
- Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại tệ | -490.49 | -78.40 | (551.30) | 3.66 | 153.22 |
- Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán | - | - | - | - | - |
- Thu nhập khác | 2.06 | 8.40 | 18.52 | 6.93 | 50.66 |
1. Tổng thu nhập | 15,183.81 | 16,020.59 | 20,970.27 | 28,553.38 | 17,725.08 |
- Chi phí lãi | -9,817.48 | -10,419.89 | -11,493.05 | -18,693.54 | -9,373.35 |
- Chi trả phí & dịch vụ | -162.22 | -252.35 | -399.14 | -629.30 | -508.85 |
- Chi phí nhân viên | -1,409.20 | -1,690.08 | -2,145.04 | -2,516.93 | -3,008.41 |
- Chi phí khấu hao | -292.03 | -339.64 | -411.14 | -405.42 | -601.57 |
- Các chi phí hoạt động khác | -1,530.12 | -1,768.36 | -2,010.67 | -2,590.92 | -2,290.48 |
- Dự phòng rủi ro tín dụng | -147.87 | -509.5 | -314.90 | -1,040.46 | -1,794.69 |
2. Tổng chi phí | -13,358.92 | -14,979.82 | -16,773.93 | -25,876.57 | -17,577.35 |
3. Chênh lệch thu-chi | 1,824.89 | 1,040.77 | 4,196.34 | 2,676.81 | 147.73 |
“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”
Tình hình thu nhập – chi phí từ lãi
Tổng thu nhập từ lãi của NHLD Việt Thái năm 2008-2012 luôn ở trong xu hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt năm 2011 là 27,896.70 nghìn USD (tăng 13,246.20 nghìn USD, tương đương tăng 91.72% so với năm 2008); nhưng tổng thu nhập từ lãi trong năm 2012 là 16,886.50 nghìn USD (giảm 11,010.20 nghìn USD tức giảm 39.47% so với năm 2011 và giảm 18.46% so với năm 2010). Tổng thu nhập lãi bao gồm thu nhập từ lãi vay, thu nhập lãi từ hoạt động đầu tư và thu nhập lãi từ ngân hàng khác; trong đó thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập.
Thu nhập từ lãi vay:
Thu nhập từ lãi vay năm 2010 là 13.3 triệu USD (chiếm 64.38% tổng thu nhập từ lãi), tăng 4.2 triệu USD tức tăng 45.58% so với năm 2009 do số dư cho vay bình quân tăng 29,140.06 nghìn USD tương đương tăng 38.10% và lãi suất cho vay tăng. Thu nhập lãi vay năm 2011 là 18,854.12 nghìn USD (chiếm 67.59% tổng thu nhập từ lãi), tăng 5,542.39 nghìn USD tức tăng 41.64% so với năm 2010 vì dư nợ bình quân tăng 31,872.61 nghìn USD hay +30.18% và lãi suất cho vay tăng.
Thu nhập từ lãi vay trong năm 2012 là 13,313.56 nghìn USD (chiếm 78.84% tổng thu nhập từ lãi), giảm mạnh đến 5,540.56 nghìn USD tương đương giảm 29.39% so với năm 2011. Lý do chính là do: thứ nhất, dư nợ vay bình quân giảm 10,132.56 nghìn USD hay giảm 7.37% so với năm 2011; thứ hai, lãi vay đã giảm đáng kể (đặc biệt, lãi vay VND giảm từ 20.40%/năm xuống còn 19.01%/năm trong năm 2012).
Ngoài ra, một trong những lý do quan trọng hơn là nợ quá hạn trong năm 2012 tăng mạnh từ 7,717.88 nghìn USD (PCL 5.83%) trong năm 2010 lên 27,938.07 nghìn USD (PCL 21.19%) trong năm 2012. Kết quả là, thu nhập lãi chưa dự thu trong năm 2012 là 6,352.22 nghìn USD; giảm 3,899.24 nghìn USD (+158.96%) so với năm 2011; và tăng lên 5,545.45 nghìn USD (+687.36%) so với năm 2010. Điều này có nghĩa là tổng thu nhập từ lãi của năm 2012 chỉ là 17,212.80 nghìn USD (-8.71% so với năm 2011 do 2 lý do chính nêu trên).
Thu nhập liên ngân hàng:
Mặc dù số dư tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng khác đã giảm 34.26% nhưng lãi suất liên ngân hàng đã tăng đáng kể; kết quả là, thu nhập lãi liên ngân hàng trong năm 2010 đã tăng 713.03 nghìn USD (+12.09%) so với năm 2009.
Thu nhập lãi từ hoạt động liên ngân hàng trong năm 2011 tăng 2,294.23 nghìn USD (+34.70%) so với năm 2010 do số dư tiền gửi và cho vay bình quân tại các ngân hàng khác tăng 14.75% và lãi suất liên ngân hàng tăng đáng kể (đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng bình quân đã tăng từ10.38%/năm trong năm 2010 lên đến 12.45%/năm trong năm 2011).
Thu nhập lãi từ hoạt động liên ngân hàng trong năm 2012 giảm 5,345.20 nghìn USD (-60.02%) so với năm 2011 do số dư tiền gửi và cho vay bình quân tại
các ngân hàng khác giảm 46,331.91 nghìn USD (-47.91%). Hơn nữa, lãi suất liên ngân hàng đã giảm rất nhiều (đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng đã giảm từ 12.45%/năm trong năm 2011 xuống còn 8.65%/năm trong năm 2012).
Tổng chi phí lãi năm 2009-2011 cũng theo xu hướng tăng. Cụ thể tổng chi phí lãi năm 2009 tăng 6.14% so với năm 2008 và chi phí lãi năm 2010 là 11,493.05 nghìn USD (tăng 10.30% so với năm 2009); tổng chi phí lãi năm 2011 là 18,693.54 nghìn USD (tăng 7,200.50 nghìn USD hay +62.65% so với năm 2010); nhưng, tổng chi phí lãi trong năm 2012 là 9,373.35 nghìn USD (giảm 9,320.19 nghìn USD hay -49.86% so với năm 2011 và giảm 18.44% so với năm 2010). Tổng chi phí lãi gồm gồm chi phí tiền gửi khách hàng, chi phí lãi tiền gửi của các ngân hàng khác và chi phí lãi vay từ ngân hàng khác.
Chi phí lãi tiền gửi khách hàng
Chi phí lãi tiền gửi năm 2010 tăng 1,221.83 nghìn USD (+26.17%) so với năm 2009 do lãi suất tiền gửi tăng đáng kể. Chi phí lãi tiền gửi trong năm 2011 tăng 462,330 (+7.85%) so với năm 2010 mặc dù số dư tiền gửi bình quân giảm (- 13.19%), nhưng lãi suất huy động tăng đáng kể (đặc biệt, lãi suất huy động VND bình quân đã tăng từ 7.92%/năm năm 2010 lên 10.31%/năm năm 2011).
Chi phí lãi tiền gửi năm 2012 giảm 1,161.56 nghìn USD (-18.28%) so với năm 2011 do số dư tiền gửi bình quân giảm 2.11% lãi suất huy động VND bình quân giảm từ 10.31%/năm năm 2011 xuống còn 8.44%/năm năm 2012.
Chi phí lãi tiền gửi của các ngân hàng khác
Chi phí lãi tiền gửi của các NH khác năm 2010 giảm 791.58 nghìn USD (- 13.76%) so với năm 2009 do số dư tiền gửi bình quân của các NH khác giảm 20,271.95 nghìn USD (-27.86%), năm 2011 tăng 6,956.17 nghìn USD (+140.26%)
so với năm 2010 tăng USD 44,802.30 nghìn USD (+73.56%); hơn nữa, lãi suất tăng cũng góp phần làm tăng chi phí. Đến năm 2012 chi phí lãi tiền gửi của các NH khác lại giảm 7,890.23 nghìn USD (-66.22%) so với năm 2011 do số dư tiền gửi bình quân của các NH khác giảm 59,231.23 nghìn USD (-56.03%) và lãi suất cũng giảm 13.23%/năm năm 2011 xuống còn 9.15%/năm năm 2012.
Chi phí lãi vay từ các ngân hàng khác
Trong năm 2010, lần đầu NHLD Việt Thái đã vay 8,451.30 nghìn USD (tương đương VND 160,000,000,000) từ NHNN và 10,564.12 nghìn USD (tương đương VND 200,000,000,000) từ các ngân hàng khác. Tổng chi phí lãi cho khoản mục này là 642.90 nghìn USD trong năm 2010 và 424.60 nghìn USD cho năm 2011.
Từ ngày 4/12/2012, chấp hành theo Thông tư số 21/2012/TT-NHNN, NHLD Việt Thái đã vay thay vì nhận tiền gửi có kỳ hạn từ các ngân hàng khác. Tổng chi phí lãi trong năm vào khoảng 156.19 nghìn USD.
Thu nhập – chi phí từ phí và dịch vụ
Chi phí dịch vụ năm 2010 và 2011 so với năm trước tăng 58.17% và 57.66% là do NHLD Việt Thái phải tốn chi phí vận chuyển, kiểm đếm hoá đơn do tăng hoạt động thu tiền điện nhằm tăng doanh số huy động tiền gửi không kỳ hạn, năm 2012 giảm so với năm trước là 19.14%. Thu dịch vụ năm 2010 so với năm trước tăng 17.37%, năm 2011 và 2012 lại giảm so với năm trước là 18.69% và 1.76%.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Năm 2010, NHLD Việt Thái lỗ kinh doanh ngoại tệ là 551.30 nghìn USD lý do chi phí trả phí Swap cho NHNN Việt Nam là 980.94 nghìn USD để lấy VND phục vụ cho vay VND từ nguồn USD của NHLD Việt Thái.
Năm 2011, do biến động tỷ giá VND/USD rất lớn trong tháng 2 từ 18.93 nghìn USD lên 20.67 nghìn USD nên đã làm giảm phần lời của kinh doanh ngoại tệ đáng kể (lỗ do đánh giá lại là 430.43 nghìn USD). Năm 2012, kinh doanh ngoại tệ đạt 153.22 nghìn USD, tình hình tỷ giá không biến động.
Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động năm 2010, 2011, 2012 lần lượt tăng 20.24%, 20,72% và 7,02% so với năm trước đó. Cụ thể như sau:
- Chi phí nhân sự tăng do số lượng nhân viên tăng qua từng năm: 2009: 210; 2010: 216; 2011: 221; 2012: 224 người. Đồng thời cuối năm 2009, NHLD Việt Thái đã cơ cấu, điểu chỉnh lại thang bảng lương nên đã thay đổi đáng kể trong năm 2009 và 2010 tăng trên 25%, riêng năm 2011 và 2012 tăng 15%.
- Chi phí thuê trụ sở năm 2010, 2011 và 2012 tăng so với năm trước là 8.31%, 22.69% và 15.79% lý do là NHLD Việt Thái có mở thêm 2 Phòng giao dịch là Phú Mỹ và Quận 3 đồng thời chi phí thuế trụ sở tăng do giá tăng và di dời trụ sở của các chi nhánh như Hà Nội, Sài gòn, Chợ lớn.
- Chi phí khấu hao thiết bị, phần mềm tăng đáng kể trong năm 2010 do NHLD Việt Thái thực hiện mua bản quyền đầy đủ cho phần mềm Oracle 10G và hệ thống bảo mật tại NHLD Việt Thái.
- Chi phí hoạt động giữ và phát triển khách hàng năm 2010 và 2011 so với năm trước tăng 28% và 93% là do NHLD Việt Thái phải tăng cường chăm sóc, tiếp thị khách hàng để giữ và phát triển nguồn huy động tiền gửi nhất là tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2012 chi phí này đã giảm so với năm 2011 là 1%. Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2010 và 2011 so với năm trước tăng 13.70 và 28.86 chủ yếu là do tăng các khoản chi phí cho đi công tác, hội họp nội bộ, xăng dầu, hội nghị khách hàng và chi phí thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ do chính sách của nhà nước thay đổi.
Như vậy: cơ cấu thu nhập tại NHLD Việt Thái chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho NHLD Việt Thái, còn hoạt động liên ngân hàng chủ yếu phục vụ việc thanh khoản.
2.2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái dựa trên các chỉ số tài chính
2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA
Bảng 2.5: Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA năm 2008-2012
ĐVT: triệu USD,%
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Lợi nhuận ròng | 1.373 | 0.832 | 3.139 | 2.000 | 0.111 |
Tổng tài sản | 193.496 | 207.262 | 271.150 | 216.939 | 196.394 |
ROA | 0.71% | 0.40% | 1.16% | 0.92% | 0.06% |
“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”
Số liệu cho thấy, tốc độ tăng trưởng ROA không bền vững. ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản, do đó từ năm 2008-2010 NHLD Việt Thái đã quản lý tốt tài sản của mình, điều đó thể hiện hệ số ROA càng ngày càng tăng từ 0.71% năm 2008 tăng lên 1.16% năm 2011. Tuy nhiên, năm 2010-2012 lại có dấu hiệu của sự sụt giảm hệ số ROA, đặc biệt đáng lưu ý nhất là ROA năm 2012 lại giảm đến 93.88% so với năm 2010. Qua đó cho thấy công tác quản lý tài sản của NHLD Việt Thái chưa thực sự tốt trong này. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2012 hầu như rất khiêm tốn, chỉ là 0.1 triệu USD, giảm đến 94.44% so với năm 2011. Trong khi đó tổng tài sản cũng giảm nhưng tốc độ giảm chỉ là 36.27% cho thấy rằng, khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản của NHLD Việt Thái ngày càng hạn chế và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trong năm 2013 và thời gian sắp tới. Sự giảm sút này không chỉ diễn ra ở NHLD Việt Thái mà theo số liệu NHNN công bố tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng sụt giảm gần 50% so với năm 2011 [16], cho thấy sự khó khăn bao trùm trong toàn ngành và những ngân hàng hoạt động ở quy mô nhỏ khiêm tốn như NHLD Việt Thái thì tình hình lại càng trở nên khó khăn gấp bội.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE
Bảng 2.6: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu-ROE năm 2008-2012
ĐVT: triệu USD,%
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Lợi nhuận ròng | 1.373 | 0.832 | 3.139 | 2.000 | 0.111 |
Vốn chủ sở hữu | 23.281 | 63.858 | 66.369 | 65.603 | 63.974 |
ROE | 5.90% | 1.30% | 4.73% | 3.05% | 0.17% |
“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”
Chỉ số ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE năm 2008 đạt tỷ lệ khá cao 5.90% với lợi nhuận đạt được trong năm 1.37 triệu USD trên vốn chủ sở hữu 23.28 triệu USD. Đến năm 2009, vốn điều lệ tăng dẫn đến vốn CSH tăng lên đến 63.86 triệu USD khiến cho ROE năm 2009 đã sụt giảm đáng kể. Qua đó thấy được đồng vốn chủ sở hữu đã không được sử dụng một cách hiệu quả trong hai năm 2009. Đến năm 2010, ROE