Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Nhld Việt Thái


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHLD VIỆT THÁI


2.1 Giới thiệu về NHLD Việt Thái‌

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của NHLD Việt Thái

Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, NHLD VinaSiam (VSB) thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/08/1995, đây là NHLD giữa 03 đối tác là NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank), NHTM Thái Lan (SCB) và tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan (CP Group) với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 34%:33%:33%. Đến năm 2003, NHLD VinaSiam đổi tên thành NHLD Việt Thái theo quyết định số 356/QĐ-NHNN ngày 16/04/2003 của Thống Đốc NHNN. Năm 2004 vốn điều lệ của NHLD Việt Thái đã được nâng lên từ 15 triệu USD lên 20 triệu USD. Năm 2008, vốn điều lệ là 61 triệu USD (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng) và từ đây NHLD Việt Thái đang nỗ lực hoàn thành mức vốn pháp định theo Nghị Định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ là 3.000 tỷ đồng.

Sự liên kết chặt chẽ của các đối tác đã hỗ trợ cho NHLD Việt Thái những điều kiện hoạt động thuận lợi mà không phải ngân hàng nào cũng có được: dựa vào hệ thống mạng lưới NHNo&PTNT Việt Nam trải rộng khắp mọi miền đất nước; sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của SCB; tạo quan hệ với khách hàng của tập đoàn CP,… Với những lợi thế trên, NHLD Việt Thái có đầy đủ những điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận một thị trường tài chính đa dạng và đầy tiềm năng như thị trường Việt Nam.

Về mạng lưới hoạt động: với chủ trương ổn định và phát triển mạng lưới, đến nay NHLD Việt Thái đã có các chi nhánh hoạt động tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương. Mạng lưới hoạt động của NHLD Việt Thái chủ yếu tập trung vào ba khu vực trọng điểm:

Khu vực 1: trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách các hoạt

động ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.


Khu vực 2: trung tâm là thành phố Hà Nội, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Khu vực 3: trung tâm là thành phố Đà Nẵng, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở khu vực miền Trung.

Về cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức của VSB được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau:


Sơ đồ 2 1 Sơ đồ tổ chức hệ thống NHLD Việt Thái từ ngày 01 01 2012 Nguồn 1

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống NHLD Việt Thái từ ngày 01/01/2012

Nguồn: Quyết định số VSB2011/138-TB ngày 30/12/2011


2.1.2 Các giai đoạn phát triển

2.1.2.1 Giai đoạn 1(1995-2005): hình thành và củng cố hoạt động

Năm 1995 thời điểm ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước và khu vực gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đến năm 1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng nổ Thái Lan và nhanh chóng lan sang các nước trong khu vực và cả một số nước Châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài và nhất là các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, tác động đến hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và NHLD Việt Thái nói riêng. Chính vì những khó khăn đó nên trong thời kỳ đầu 1995-2000, NHLD Việt Thái chưa phát huy được hết những ưu thế vốn có của mình. Trong thời kỳ này, NHLD Việt Thái chỉ có một trụ sở duy nhất là Hội sở tại TP Hồ Chí Minh.

Cột mốc từ năm 2001-2005 đánh dấu ổn định và phát triển của NHLD Việt Thái. Trong thời kỳ này, NHLD Việt Thái đã mở rộng các nghiệp vụ, đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn và cho vay, phát triển các chi nhánh trên các địa bàn trọng điểm của cả nước. Từ năm 2001 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 31.61%/năm. Lợi nhuận trong năm 2005 tăng 95.86% so với năm 2001. Về mạng lưới, đến năm 2005 NHLD Việt Thái đã có 01 Hội Sở và 04 chi nhánh: Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai và Đà Nẵng

2.1.2.2 Giai đoạn 2 (2006-2009): mở rộng và định hình

NHLD Việt Thái tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới. Năm 2007 lợi nhuận tăng 21.97% so với năm 2006. Số dư huy động, dư nợ cho vay và hoạt động thanh toán quốc tế vẫn giữ tỷ lệ tăng trưởng cao. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Hầu hết các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã bị lỗ lớn. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên NHLD Việt Thái đã cùng đương đầu vượt qua khó khăn và đã đạt chỉ tiêu lợi nhuận tương đối khá cao vào năm 2008 và cao vượt trội trong năm 2010.

Trong năm 2006, NHLD Việt Thái gồm có 01 Hội sở và 05 chi nhánh: Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bình Dương. Trong năm 2007, thêm 02 chi nhánh được mở là Chợ Lớn và Thăng Long và tháng 08/2008 chi nhánh Gia Định


được thành lập. Như vậy, tính đến năm 2008, NHLD Việt Thái đã bao gồm 01 Hội sở và 08 chi nhánh trải đều các tỉnh và địa bàn quan trọng trong cả nước.

2.1.2.3 Giai đoạn 3 (2010-2012)

Tổng tài sản năm 2012 tăng 63,886,832 USD (+30.82%) so với năm 2009. Lý do chính là tiền gửi NHNN tăng 49,037,492 USD và dư nợ cho vay tăng 24,297,636 USD. Tuy nhiên tổng tài sản năm 2011 đã giảm 54,210,964 USD (- 19.99%) so với năm 2010 và năm 2012 giảm 20,544,930 USD (-9.47%) so với năm

2011.

Lợi nhuận trước thuế năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 4,195,851USD, 2,676,382 USD và 147,730 USD giảm so với năm trước là 36.21% và 94.48%. Lý do giảm chủ yếu do số dư cho vay bình quân năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng lại giảm trong năm 2012 so với năm 2011. Sự chênh lệnh biên độ lãi margin giữa VND (10.57%) và USD (4.60%) là rất lớn dẫn tới thu nhập từ lãi cho vay giảm mạnh. Mặt khác, nợ xấu NPL tăng cao dẫn đến trích lập dự phòng tăng cao và thu nhập ngoài lãi không đáng kể.

Về mạng lưới hoạt động, trong năm 2011 và 2012 hai PGD Phú Mỹ và Quận 3 lần lượt được thành lập, góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động của NHLD Việt Thái tại địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, tình hình lỗ kéo dài này đã khiến Ban TGĐ phải cân nhắc về sự tồn tại lâu dài của của 2 PGD này. Như vậy, đến cuối năm NHLD Việt Thái có một Hội Sở chính, 8 chi nhánh và 2 PGD tọa lạc tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

2.2 Thực trạng hoạt động của NHLD Việt Thái‌

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái từ 2008-2012

2.2.1.1 Thực trạng nguồn vốn

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần trong công ty; thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong công ty. Do đó, để đáp ứng quy định của NHNN VN về vốn điều lệ và để từng bước nâng cao năng lực tài chính của mình, đảm bảo an toàn trong hoạt động vốn, NHLD Việt Thái ý thức rò ràng việc tăng quy mô vốn hoạt


động. Từ khi đi vào hoạt động đến nay đến nay, lộ trình tăng vốn của NHLD Việt Thái được chia thành 03 như sau:


70


60


50


40


30 61 61


20


10 15 20

0

1995-2003 2004-2008 2009 2012

ĐVT: triệu USD

Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn điều lệ của NHLD Việt Thái

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái từ năm 1995-2012”


Quy mô vốn điều lệ của NHLD Việt Thái được chia qua 3 chính: từ năm 1995-2003, vốn điều lệ NHLD Việt Thái giữ ở mức 15 triệu USD, sang từ năm 2004 đến năm 2008, vốn điều lệ của NHLD Việt Thái tăng 5 triệu USD, gấp 1.3 lần so với từ năm 1995-2003. Và sau đó, mặc dù NHLD Việt Thái đã hoàn thành tăng vốn theo quy định nhưng do chậm trễ trong việc hoàn tất thủ tục tăng vốn nên nguồn vốn của các cổ đông góp vào tạm thời phải gửi vào tài khoản tại NHNN VN. Vì vậy, vốn điều lệ của NHLD Việt Thái đến cuối năm 2008 trong báo cáo tài chính vẫn chưa được ghi nhận phần tăng vốn. Đến năm 2009, vốn điều lệ của NHLD Việt Thái là 61 triệu USD, tăng 41 triệu USD và gấp gần 3 lần so với năm 2004-2008.

Theo Nghị định 141/NĐ-CP, hết năm 2010, mức vốn pháp định của các ngân hàng phải đạt mức tối thiểu 3,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012 NHLD Việt Thái vẫn chưa hoàn thành quy định tăng vốn lên 3,000 tỷ này, nguyên ngân xuất phát từ sự thiếu thống nhất của các bên liên doanh. Sự đàm phán về lộ trình tăng vốn đang là một vấn đề quan trọng đối với NHLD Việt Thái trong năm 2013.


Nguồn vốn huy động

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 2008-2012

ĐVT: triệu USD, %


Năm

Vốn huy động (triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2008

127.10

0

2009

141.22

11.11%

2010

184.03

30.31%

2011

148.36

-19.38%

2012

121.53

-18.08%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”


Nguồn vốn huy động năm 2008-2012 nhìn chung chỉ tăng trong thời kỳ đầu từ 2008-2010 và sau đó liên tục giảm 2010-2012. Năm 2010 là năm đạt số dư tiền gửi cao nhất khoảng 184.03 triệu USD. Nguyên nhân là do tiền gửi huy động từ TCKT và dân cư tăng mạnh. Năm 2011 là năm giảm nhiều nhất trong 2010-2012, giảm 19.38% so với năm 2010 và sau đó tiếp tục giảm 18.08% vào năm 2012 thể hiện một dấu hiệu không khả quan trong việc huy động vốn của NHLD Việt Thái trong nền kinh tế trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn.

ĐVT: triệu USD, %

Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”



Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2008-2012

ĐVT: triệu USD



Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

1. Theo loại tiền tệ

127.10

100%

141.22

100%

184.03

100%

148.36

100%

121.53

100%

- VNĐ (qui đổi ngoại tệ)

119.00

93.60%

124.92

88.50%

168.23

91.41%

130.22

87.77%

113.02

93.00%

- Ngoại tệ

8.10

6.40%

16.30

11.50%

15.80

8.59%

18.14

12.23%

8.51

7.00%

2. Theo loại hình tiền gửi

127.10

100%

141.22

100%

184.03

100%

148.36

100%

121.53

100%

- Tiền gửi không kỳ hạn

14.90

11.70%

27.20

19.30%

27.65

15.02%

24.2

16.31%

31.4

25.84%

- Tiền gửi có kỳ hạn

112.17

88.30%

114.02

80.70%

156.38

84.98%

124.16

83.69%

90.13

74.16%

- Giấy tờ có giá

0.03

0%

0.00

0%

0

0%

0

0%

0

0%

3. Theo kỳ hạn

127.10

100%

141.22

100%

184.03

100%

148.36

100%

121.53

100%

- Dưới 12 T

41.00

32.25%

76.60

54.25%

104.21

56.63%

87.52

58.99%

89.51

73.65%

- Từ 12T trở lên

86.10

67.75%

64.62

45.75%

79.82

43.37%

60.84

41.01%

32.02

26.35%

4. Theo loại huy

động

127.10

100%

141.22

100%

184.03

100%

148.36

100%

121.53

100%

- Tiền gửi của TCTD khác

72.20

56.81%

57.32

40.59%

117.58

63.89%

73.06

49.25%

56.53

46.52%

- Tiền gửi của các TCKT

28.50

22.42%

59.50

42.13%

28.50

15.49%

45.56

30.71%

37.42

30.79%

- Tiền gửi của các

đối tượng khác

0.00

0.00%

0.00

0.00%

0.03

0.02%

0.11

0.07%

0.18

0.15%

- Cá nhân

26.40

20.77%

24.40

17.28%

37.92

20.61%

29.63

19.97%

27.40

22.55%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHLD Việt Thái năm 2008-2012”

Vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2008-2012, vốn huy động VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 85%. Nguyên nhân này là do lãi suất huy động bằng VNĐ luôn cao hơn lãi suất huy động bằng ngoại tệ. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao và cũng không có sự phát triển đều đặn. Nguyên nhân là do lãi suất huy động ngoại tệ quá thấp, tối đa chỉ còn 2% đối với cá nhân và 0.5% đối với tổ chức, điều này khiến cho các khách hàng tiền gửi chuyển sang gửi các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn và dẫn đến số dư tiền gửi bằng ngoại tệ giảm một cách đáng kể.


Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, luôn đạt trên 70% tổng vốn huy động. NHLD Việt Thái luôn chủ trương cân đối tỷ lệ nguồn vốn có kỳ hạn và không kỳ hạn ở mức hợp lý để vừa tiết kiệm được chi phí huy động vốn vừa có thể sử dụng vốn cho vay một cách hiệu quả. Về kỳ hạn thì tiền gửi từ 12 tháng trở lên (trung – dài hạn) chỉ chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi dưới 12 tháng trong năm 2008 là 67.75%, trong những năm sau đó tính ổn định của cơ cấu vốn huy động dần chuyển hướng rò rệt và càng ổn định với xu hướng thiên về tiền gửi có kỳ hạn ngắn trong giai đọan về sau. Nguyên nhân là do xu hướng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài không còn cao hơn các kỳ hạn ngắn, thường duy trì ở mức gần bằng nhau và thị hiếu khách hàng không còn ưu ái việc gửi thời hạn dài như trước để tránh rủi ro về lãi suất huy động có thể thay đổi thường xuyên và để có cơ hội lựa chọn đầu tư ở các kênh đầu tư khác.

Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHLD Việt Thái năm 2008- 2012 thì tiền gửi của các TCTD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng thấp là một biểu hiện cho thấy ngoài sự hấp dẫn của lãi suất, các tổ chức kinh tế còn cần đến các dịch vụ tiện ích khác tiền gửi thanh toán, tiền gửi mua các tích sản tài chính... Có thể nói nguyên nhân chủ yếu NHLD Việt Thái chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế là do các dịch vụ kèm theo trong nghiệp vụ huy động vốn của NHLD Việt Thái.

Như vậy: Mặc dù nguồn vốn huy động của NHLD Việt Thái nhìn chung chưa có sự tăng trưởng đồng đều, nhưng cũng đạt được một mức độ phát triển nhất định, không có nhiều biến động lớn về nguồn vốn mà sự tăng giảm chỉ dao động trong biên độ khoảng từ 11%-30% năm 2008-2012. Nguyên nhân chủ yếu là do trong suốt thời gian hoạt động, NHLD Việt Thái có những chủ trương đúng đắn, năng động và linh hoạt trong điều hành lãi suất và phí điều vốn nội bộ; thực hiện tốt hơn các chính sách khách hàng; chú trọng huy động vốn thời hạn dài để cân đối nguồn vốn cho vay trung dài hạn. Mặt khác, NHLD Việt Thái tiếp tục kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư, tạo cân đối lành mạnh giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí