Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của Tổng tài sản 31

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của khách hàng 34

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng của lãi ròng và vốn chủ sở hữu của MB giai đoạn

2008 – 2013.............................................................................................................. 41


MỞ ĐẦU‌‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo nhiều áp lực cho thị trường tài chính, đặc biệt là các ngân hàng. Mặt khác, với tình hình kinh tế nhiều biến động trong thời gian qua, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn tìm hiểu, đánh giá và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đưa ra những khuyến nghị, chính sách quản lý tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, tôi đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 2

2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Quân đội xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua dựa trên cơ sở phân tích định tính và định lượng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Quân đội thông qua việc nghiên cứu phân tích định tính và định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả này.

- Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào ngân hàng TMCP Quân đội và thời kỳ nghiên cứu là 6 năm từ năm 2008 đến năm 2013.

- Các số liệu thu thập chủ yếu thông qua báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội.

4. Phương pháp nghiên cứu


Ngoài ra đề tài còn sử dụng những số liệu, thông tin, bài viết được thu thập từ các nguồn sách, báo, tạp chí cùng với việc vận động những kiến thức đã học để giúp nội dung nghiên cứu thêm sinh động, phong phú và hài hòa.

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối nhằm đánh giá tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu. Ngoài ra phương pháp tính tỷ số cũng được sử dụng nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng.

5. Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt lý luận: Hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, các mô hình đánh giá hiệu quả. Trên cở sở đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp cho ngân hàng TMCP Quân đội trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP Quân đội dựa trên phương pháp định tính để thấy được những mặt yếu kém, khiếm khuyết trong điều hành, quản lý và quản trị ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện khung chính sách và điều hành hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội ở cả khía cạnh vĩ mô và góc độ vi mô nhằm nâng cao hiệu quả và cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngân hàng TMCP Quân đội.

6. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.‌


1.1 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại‌

1.1.1 Khái niệm:‌

Hiệu quả kinh tế có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất, Giáo sư kinh tế học và tài chính Đại học Yale – Peter S.Rose (2004) cho rằng: về bản chất ngân hàng thương mại cũng có thể được xem là một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, đạt được hiệu quả kinh doanh cao là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời có thể giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Quan điểm thứ hai, Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB (2010) cho rằng: hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại.

Quan điểm thứ ba, PGS.TS Nguyễn Khắc Minh (2006) cho rằng: hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM quyết định trực tiếp tới vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nếu NHTM hoạt động có hiệu quả kinh doanh thì uy tín của ngân hàng đó sẽ được tăng lên, người gửi tiền sẽ yên tâm và tin tưởng và do đó công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ được thuận lợi và phát triển. Trên cở sở nguồn vốn huy động tăng đó NHTM mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy được nhiều và có điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng và tạo ra hiệu quả


ngày càng tăng. Chính vì vậy các NHTM coi hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động kinh doanh.

1.1.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại dựa trên mô hình CAMELS

* Lý do chọn mô hình Camels: Mô hình Camels là các tiêu chí đánh giá năng lực và tình hình tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả ngân hàng. Cùng với đó, việc đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro của một ngân hàng có thể dễ dàng thực hiện qua việc đánh giá trong nhiều thời kỳ liên tiếp và dưới cùng những chỉ tiêu thống nhất. Đồng thời, mô hình này ngoài việc giúp các ngân hàng chỉnh sửa những sai phạm (nếu có), còn giúp ngân hàng tập trung vào việc nâng cao đánh giá tổng thể. Mô hình Camels là một công cụ hiệu quả và được sử dụng rộng rãi từ lâu trên thế giới, áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện các nghĩa vụ của mình, được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường.

Phân tích theo chỉ tiêu Camels dựa trên các yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là Vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, lợi nhuận, thanh khoản và mức độ nhạy cảm thị trường.

1.1.2.1 Vốn tự có của ngân hàng thương mại:

Vốn tự có của ngân hàng là bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

- Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng thương mại khi đi vào hoạt động. Vốn điều lệ của ngân hàng là do các chủ sở hữu ngân hàng đóng góp và phụ thuộc vào hình thức sở hữu ngân hàng. Mặc dù vốn điều lệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng vì nó là căn cứ pháp lý để thành lập ngân hàng, là một chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại và chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn của một ngân hàng.

- Các quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định.



Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =

Vốn tự có


∑ Tài sản có rủi ro quy đổi

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định: “Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD”. Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.



H1 =

Vốn tự có


Vốn huy động

Hệ số H1 đưa ra cảnh báo về giới hạn mức huy động vốn mà các ngân hàng thương mại cần duy trì mức độ an toàn trong quản lý tài sản nợ. Tỷ lệ về giới hạn huy động vốn được các nhà quản trị đưa ra mức tối thiểu là 5%, nghĩa là tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại không nên vượt quá 20 lần vốn tự có (PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại)

1.1.2.2. Chất lượng tài sản Có

Để phân tích chất lượng tài sản Có, ta tiến hành các bước sau:

- Đánh giá khái quát tình hình tổng tài sản: Phân tích tổng tài sản để xem xét sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động của ngân hàng. Công việc này cho thấy cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, tỷ trọng tài sản sinh lời của ngân hàng cao hay thấp và biến động hàng năm ra sao.Tỷ lệ giữa hai nhóm tài sản có sinh lời và tài sản không sinh lời. Tỷ lệ này thể hiện mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận.

- Phân tích chất lượng tín dụng: Qua các chỉ tiêu phân tích sau:

- Dư nợ cho vay và Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động.

+ Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu.


+ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng đầu tư vào cho vay Ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn huy động sử dụng của Ngân hàng.

Dư nợ

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn =

vốn huy động


Tổng vốn huy động

x 100%

+ Nợ xấu: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng

kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.

Chất lượng tín dụng =


1.1.2.3. Năng lực quản lý:

Nợ xấu Tổng dư nợ


x 100%

Lý thuyết Camels cho rằng khả năng quản lý của ngân hàng là yếu tố năng động nhất. Nếu năng lực quản lý tốt có thể làm cho ngân hàng yếu kém thành ngân hàng hoạt động tốt hơn và ngược lại.

Nói đến khả năng quản lý là nói đến yếu tố con người, tổ chức và chính sách. Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của Ban giám đốc điều hành và biểu hiện chất lượng quản lý bằng hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá vấn đề này được thực hiện theo nội dung sau:

- Năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh, có sức mạnh và đứng vững trong thị trường.

- Đưa ra được kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rò ràng và có hiệu quả.

- Tạo nên một cơ cấu hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rò rang trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên và chuyên gia, cũng như giữa các khâu, giữa các bộ phận của bộ máy.


- Có chính sách nhân sự hợp lý, khuyến khích tính tích cực của mọi thành viên trong công việc, duy trì được kỷ luật trong nội bộ, tạo không khí cởi mở, tinh thần và thái độ hợp tác trong công việc.

1.1.2.4 Khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh. Mọi doanh nghiệp kể cả ngân hàng trong cơ chế thị trường chỉ có sự tồn tại và phát triển khi kinh doanh có lãi. Đánh giá thu nhập là khâu then chốt trong phân tích vì thu nhập tạo ra tăng trưởng, tác động đến khả năng huy động vốn và tạo hình ảnh tốt cho ngân hàng trong thị trường.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA


Lợi nhuận ròng

ROA =


Tổng tài sản có

x 100%


Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, có sự điều động đổi linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Do vậy ROA còn phản ánh khả năng thích ứng của ban lãnh đạo ngân hàng trước những thay đổi chung của nền kinh tế.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE



ROE =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu


x 100%


Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, đo lường khả năng lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng. Do tỷ lệ ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ, qua đó tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng nên ROE có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông. ROE càng lớn cho thấy kết quả hoạt động trên vốn cổ phần của ngân hàng tốt.

- Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (Mức lãi suất biên tế)

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí