Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Trị Thương Hiệu Của Agribank


tiếp tục phát triển ổn định. Đến 31/12/2010, tổng tài sản Agribank đạt 534.987 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng. Agribank tiếp tục đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng vững chắc ứng dụng thành công các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo ưu thế cạnh tranh, tăng tỷ lệ thu ngoài tín dụng. Năm 2010, Agribank đạt Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hội đồng quản trị Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong năm 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 21.042 tỷ đồng, tiếp tục là định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Năm 2011, trong bối cảnh biến động của kinh tế thế giới, giữ vai trò ngân hàng thương mại Nhà nước, định chế tài chính lớn nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam. Năm 2011, Agribank tiếp tục phát triển ổn định: tổng tài sản đạt

562.245 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cuối năm 2010; tổng nguồn vốn đạt 505.792 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 443.476 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2010; các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh cơ bản được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu trong những tháng cuối năm giảm dần.

Năm 2012, tình hình kinh tế xã hội trong nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: kinh tế thới giới phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm; kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, lạm phát vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại, những yếu kém về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng và quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn nhiều khó khăn; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao, tồn kho hàng hoá đặc biệt là tồn kho bất động sản còn lớn; sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm khó khăn, thu nhập dân cư giảm sút, số doanh nghiệp phải giảm qui mô, ngừng hoạt động, giải thể còn lớn…Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Agribank, tuy nhiên với sự đồng thuần trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo và sự nổ lực phấn đầu của toàn thể cán bộ nhân viên, kết thúc năm tài chính 2012, Agribank đã đạt được những kết quả như sau:


- Tổng tài sản của Agribank đạt hơn 617.000 tỷ đồng (tương đương 20%GDP), tăng 10% so với năm 2011, là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, tiếp sau là BIDV, Vietinbank và Vietcombank.

- Vốn huy động tăng trưởng khá tốt, đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh và bảo đảm an toàn thanh khoản: đạt 540.000 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2011.

- Tổng dư nợ cho vay đạt 480.453 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2011. Nợ xấu của toàn hệ thống là 5,8% tổng dư nợ, đạt mục tiêu đề ra năm 2012 dưới 6%.

- Kết quả hoạt động dịch vụ thanh toán tiếp tục được ổn định và phát triển: tổng thu dịch vụ đạt 2.400 tỷ đồng, giảm 7,7%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 9,4%, tăng 0,7% so với năm 2011.

- Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.300 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2011.

- Hầu hết các chỉ số tài chính đều đảm bảo theo quy định: hệ số an toàn vốn tối thiểu trên 9% (quy định tối thiểu 9%); tỷ tệ an toàn chi trả trên 16% (quy định tối thiểu 15%); tỷ lệ sử dụng vốn trung dài hạn cho vay ngắn hạn chỉ là 21% (quy định tối đa là 30%).

2.1.3. Định hướng phát triển của Agribank

Agribank từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng bán lẻ đa năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng đồng thời đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính – ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.


Năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện tích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá.

2.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA AGRIBANK

2.2.1. Lý do chọn mô hình nghiên cứu‌

Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Sự thành công của một thương hiệu phụ thuộc vào mức độ giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được.

Điểm qua các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu ở các lĩnh vực cũng như ở các quốc gia khác nhau, ta có thể thấy mô hình của Aaker (1991) đã được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận và được sử dụng phổ biến trong việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng ở các lĩnh vực, quốc gia khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định được rằng các nhân tố trong mô hình Aaker có tác động đến giá trị thương hiệu. Điều này cũng nói lên rằng, giá trị thương hiệu sẽ phụ thuộc vào 04 nhân tố chính là sự nhận biết thương hiệu, sự liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu. Đây cũng là nền tảng tác giả lựa chọn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu đưa ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Agribank trong đó biến phụ thuộc là giá trị thương hiệu của Agribank và các biến độc lập bao gồm các biến sau:

- Sự nhận biết thương hiệu (brand awareness)

- Sự liên tưởng thương hiệu (brand association)


- Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

- Lòng trung thành (brand loyalty)

Do đó mô hình nghiên cứu được thể hiện ở hình sau:


Chất lượng

cảm nhận

Nhận biết

thương hiệu

Liên tưởng

thương hiệu

Lòng trung

thành

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU


Hình 2.1: Mô hình giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Agribank

(Nguồn: Aaker (1991) )

2.2.2. Giả thuyết về các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu của Agribank

2.2.2.1. Mối quan hệ giữa sự nhận biết thương hiệu với giá trị thương hiệu của Agribank‌

Giả thuyết H1: Nếu nhận biết thương hiệu của khách hàng về thương hiệu của Agribank cao hay thấp thì đánh giá của họ đối với toàn bộ giá trị thương hiệu của Agribank cũng cao hay thấp theo.

2.2.2.2. Mối quan hệ giữa sự liên tưởng thương hiệu với giá trị thương hiệu của Agribank

Giả thuyết H2: Nếu liên tưởng thương hiệu của khách hàng về thương hiệu của Agribank cao hay thấp thì đánh giá của họ đối với toàn bộ giá trị thương hiệu của Agribank cũng cao hay thấp theo.


2.2.2.3. Mối quan hệ giữa thành phần chất lượng cảm nhận với giá trị thương hiệu của Agribank‌‌

Giả thuyết H3: Nếu chất lượng cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của Agribank cao hay thấp thì đánh giá của họ đối với toàn bộ giá trị thương hiệu của Agribank cũng cao hay thấp theo.

2.2.2.4. Mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu với giá trị thương hiệu Agribank

Giả thuyết H4: Nếu lòng trung thành thương hiệu của khách hàng về thương hiệu của Agribank cao hay thấp thì đánh giá của họ đối với giá trị thương hiệu của Agribank cũng cao hay thấp theo.

Với 4 giả thuyết đặt ra dựa trên tình hình nghiên cứu thực tế, mô hình nghiên cứu đề xuất là:



Sự nhận biết

thương hiệu

H1

Sự liên tưởng

thương hiệu

H2

Chất lượng

cảm nhận

H3

Lòng trung

thành

H4

Giá trị thương hiệu của Agribank

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu theo các giả thuyết


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌





Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu được mô tả trong Bảng 2.1. Quy trình nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được mô tả trong Hình 2.3


Bảng 2.2: Các bước nghiên cứu


Bước

Phương pháp

Kỹ thuật

Thời gian

1

Nghiên cứu định tính

-Thảo luận nhóm (n=10)

- Phỏng vấn sâu KH (n=20)

02/2013 đến

03/2013

2

Nghiên cứu định lượng

Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

(n=300). Xử lý, phân tích dữ liệu

04/2013 đến 07/2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 5


(Nguồn: Tác giả phân tích)


Thang đo nháp 1

Thảo luận nhóm: điều chỉnh (n = 10)

Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu

Nghiên cứu định tính



Thang đo nháp 2

Phỏng vấn sâu khách hàng (n = 20)


lượng

Thang đo

chính thức

Mã hoá, nhập liệu, làm sạch dữ liệu Thống kê mô tả

Phân tích Cronbach alpha Phân tích nhân tố EFA Hồi quy tuyến tính

Phân tích ANOVA

Định lượng chính thức (n = 300)

Nghiên cứu định




Kết luận và kiến nghị


Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu định tính‌

Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2013 – 3/2013 thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu.

- Bước 1: Tiến hành thảo luận tay đôi với 10 người đang là chuyên viên làm việc tại bộ phận Dịch vụ và Marketing và Quan hệ khách hàng tại các ngân hàng


thương mại khác nhau gồm: ACB, Agribank, Eximbank, HDBank và Sacombank để tìm hiểu giá trị thương hiệu của ngân hàng, xây dựng thang đo nháp, đề cương thảo luận được chuẩn bị trước (xem Phụ lục 1). Mục đích thảo luận nhóm nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Agribank, các biến quan sát ở từng nhóm nhân tố cụ thể trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và thang đo các yếu tố này.

Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp sử dụng trong giai đoạn phỏng vấn sâu.

- Bước 2: Tiến hành phỏng vấn sâu 20 khách hàng cá nhân bất kỳ đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank với mục đích đánh giá nội dung và hình thức của các câu hỏi trong thang đo nháp để hoàn thành thang đo chính chức phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức ở phần tiếp theo. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm phát hiện những yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Agribank, hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc thù giá trị thương hiệu của Agribank.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính đã có những điều chỉnh, thay đổi vị trí và bổ sung cần thiết, để phù hợp với phạm vi của nghiên cứu này, các thang đo sau khi hiệu chỉnh được trình bày trong Bảng 2.2.

Bảng 2.3: Thang đo sau khi hiệu chỉnh


Nhân tố

Thang đo sơ bộ

Thang đo hiệu chỉnh

Sự nhận biết thương hiệu

- Tôi có thể nhận biết logo của Agribank

- Tôi có thể đọc được câu slogan của Agribank


- Agribank là thương hiệu tôi nghĩ đến đầu tiên khi nghĩ về các thương hiệu ngân hàng

- Tôi có thể phân biệt Agribank

- Tôi có thể nhận biết logo của Agribank

- Tôi có thể đọc được câu slogan (khẩu hiệu thương mại) của Agribank

- Khi nhắc đến ngân hàng, Agribank là thương hiệu đầu tiên tôi nghĩ đến

- Tôi có thể phân biệt

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí