Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An Giai Đoạn 2017-2019


Tổ hoàn thành


- Tổ chức triển khai và quản lý quá trình hoàn thiện sản phẩm may mặc, từ khâu là ủi, gấp xếp, đóng gói, vận chuyển đến giao hàng cho khách hàng đúng thời gian quy định.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm trong lĩnh vực điện lạnh - áp lực nồi hơi - kiểm tra quy tắc vận hành là ủi hơi.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mã hàng, màu, size. Cân đối hàng hoá nhịp nhàng các khâu ủi, gấp xếp đóng kiện đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ giao hàng.

Tổ bảo trì


- Kiểm tra chất lượng và hiệu chỉnh các trang thiết bị, dụng cụ đo lường thử

nghiệm khi nhập kho công ty.


- Tổ chức theo dòi, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy may kịp thời, độ chính xác cao để phục vụ sản xuất.

- Hướng dẫn, theo dòi, đôn đốc và kiểm tra giúp các tổ, chuyền may thực hiện kế

hoạch, lịch tu sửa thiết bị đầy đủ theo nội dung bảo trì đã được Giám đốc phê duyệt.


- Liên hệ các cơ quan giải quyết các thủ tục quy định về kỹ thuật, an toàn thiết bị,

tổ chức tập huấn về kỹ thuật an toàn cho công nhân trong Công ty.


Tổ kỹ thuật sản xuất


- Chủ động giải quyết các sự cố liên quan đến kỹ thuật và báo cáo kịp thời lên cấp trên những vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động vận hành tại nhà máy.

- Lên phương án xử lý dự phòng các trường hợp có thể xảy ra đảm bảo yêu cầu quản lý vận hành.

Tổ Kỹ thuật công nghệ


- Sửa chữa hoặc thay thế các trang thiết bị đơn giản trong phạm vi có thể thực

hiện được.


- Đôn đốc và giám sát lịch bảo dưỡng cho các máy móc, trang thiết bị của công ty.


Tổ QA


- Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản

phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.


- Kiểm tra, việc thực hiện quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có

tuân thủ đúng quy trình QA như đã kí hợp đồng.


- Nhắc nhở những bộ phận của nhà máy may tuân thủ đúng quy trình làm việc đã đưa ra trước đó.

- Điều chỉnh thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm như hợp đồng.


Tổ QC


- Theo dòi sản xuất trên chuyền may, giải quyết sự cố xảy ra trong quá trình theo dòi chất lượng.

- Phối hợp với chuyền may và các bộ phận khác theo dòi chất lượng hàng sản

xuất.


- Kiểm tra, phát hiện lỗi và hướng dẫn chuyền may khắc phục.


- Làm việc với khách hàng để thống nhất cách thức thực hiện và phát hiện lỗi.


- Đốc thúc công nhân kiểm hàng thành phẩm và hướng dẫn công nhân mới.


- Phối hợp với Giám Đốc, Tổ Trưởng và công nhân để hoàn thành tốt công việc.


- Tham gia vào các cuộc họp liên quan đến sản xuất.


2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

(Đvt: Tỷ đồng)



Chỉ tiêu


Năm

2017


Năm

2018


Năm

2019

So sánh

2018/2017

2019/2018

(+/-)

%

(+/-)

%

Doanh thu

151,879

216,752

236,589

64,873

42,71

19,836

9,15

Lợi nhuận gộp

17,726

34,283

32,635

16,557

93,4

-1,648

-4,81

Chi phí HĐKD

13,402

19,822

17,7890

6,420

47,9

-1,932

-9,74

Lợi nhuận sau thuế

3,864

12,018

13,101

8,153

210,98

1,082

9,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 7

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

Từ bản phân tích hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2017 – 2019, nhận thấy rằng tình hình hoạt động của công ty ngày càng phát triển doanh thu có biến động tăng dần qua các năm. Năm 2017 tổng doanh thu của công ty là 151,879 tỷ đồng đến năm 2018 tổng doanh thu của công ty là 216,752 tỷ đồng tăng khoảng 64,873 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 42,71% so với năm 2017. Cuối năm 2019, tổng doanh thu của công ty là 236,589 tỷ đồng tăng khoảng 19,836 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 9,15%. Qua đó, cho thấy được công ty đang trong giai đoạn phát triển doanh thu tăng qua từng năm đó là một dấu hiệu tốt cho một doanh nghiệp tuy nhiên tốc độ tăng trưởng từ năm 2018 đến cuối năm 2019 có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước điều này cho thấy thị trường cạnh tranh ngày càng gây gắt và khốc liệt. Vì vậy công ty cần đưa ra những chính sách, chiến lược để phát triển doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

Về lợi nhuận gộp của công ty, năm 2017 là 17,726 tỷ đồng. Tương tự năm 2018 là 34,283 tỷ đồng, tăng 16,557 tỷ đồng tương ứng tăng 93,4% so với năm 2017. Còn năm 2019 lợi nhuận gộp đạt được là 32,635 tỷ đồng, giảm 1,648 tỷ đồng tương ứng giảm 4,81% so với năm 2018.


Về chi phí HĐKD, công ty đang trong giai đoạn phát triển về nguồn nhân lực và cải thiện cơ sở vật chất…năm 2017 tổng chi phí là 13,402 tỷ đồng, năm 2018 tổng chi phí là 19,822 tỷ đồng tăng so với năm 2017 là 6,420 tỷ đồng tương ứng với mức 47,9% so với năm trước, năm 2019 tổng chi phí là 17,7890 tỷ đồng giảm 1,932 tỷ đồng tương với mức giảm 9,74% so với năm 2018.

Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 đạt 3,864 tỷ đồng. Đến năm 2018 là 12,018 tỷ đồng tăng 8,153 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 210,98% so với năm 2017. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế là 13,101 tỷ đồng tăng 1,082 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 9,01% so với năm 2018.

2.3 Tình hình nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.3: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty CP Dệt May Phú Hoà An giai đoạn 2017 – 2019



Chỉ tiêu

2017

2018

2019

So sánh

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

2018/2017

2019/2018

(+/-)

%

(+/-)

%

Giới tính

Nam

195

22,83

198

22,92

227

26,86

3

1,53

29

14,6

Nữ

659

77,17

666

77,08

618

73,14

7

1,06

-48

-7,2

Trình độ học vấn

Đại học và sau

đại học

28

3,28

31

3,59

32

3,9

3

10,7

1

3,22

Cao đẳng

11

1,29

14

1,62

15

1,78

3

27,3

1

7,1

Trung cấp

35

4,1

38

4,4

36

4,26

3

8,6

-2

-5,26

Lao động phổ

thông

780

91,33

781

90,39

762

90,06

1

0,1

-19

-2,43

Theo tính chất công việc

Gián tiếp

75

8,78

78

9,03

76

8,99

3

4

-2

-2,56

Trực tiếp

779

91,22

786

90,97

769

91,01

7

0,9

-17

-2,16

Tổng

854

100

864

100

845

100

10

1,17

-19

-4,72

(Nguồn: Phòng HCNS )


Nhìn chung tổng số lượng lao động của Công ty có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2017, số lượng lao động là 854 người đến năm 2018 số lượng lao động là 864 người (tức là tăng thêm 10 người tương ứng 1,17% so với năm 2017. Đến năm 2019 số lượng lao động là 845 người (giảm xuống 19 người tương ứng với mức giảm 4,72% so với năm 2018).

Xét về cơ cấu lao động theo giới tính qua mỗi năm, ta thấy lực lượng lao động nữ chiếm ưu thế hơn so với lực lượng lao động nam. Điều này hoàn toàn hợp lý, do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty nên có sự chênh lệnh lao động về giới tính. Cụ thể năm 2017, lực lượng lao động nam là 195 người chiếm 22,83% trên tổng số lao động của công ty; lao động nữ là 659 người chiếm 77,17% trên tổng số lao động của công ty. Năm 2018, lao động nam là 198 người chiếm 22,92%, lao động nữ là 666 người chiếm 77,08%. Và năm 2019 lao động nam là 227 người chiếm 26,86%, lao động nữ là 618 người chiếm 73,14%. Có sự chênh lệch nhau khá lớn giữa lao động nam và lao động nữ, điều này là phù hợp với đặc thù của ngành dệt may.

Xét về cơ cấu lao động theo trình độ học vấn qua từng năm, ta thấy lao động có trình độ đại học và sau đại học tăng nhẹ qua các năm, cụ thể là năm 2017 là 28 người đến năm 2018 là 31 người tăng lên 3 người so với năm trước, năm 2019 là 32 người tăng thêm 1 người so với năm 2018. Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2017 lao động có trình độ cao đẳng là chỉ có 11 người, chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,29% so với tổng lao động trong công ty đến năm 2018 tăng lên 1,62% tổng số lao động trong công ty; năm 2019 là 15 người, chiếm tỷ trọng 1,78%. Lao động có trình độ cao đẳng, năm 2017 có 35 người, chiếm tỷ trọng 4,1% tổng số lao động. Đến năm 2018 tăng lên 38 người , chiếm tỷ trọng 4,4%. Và năm 2019, giảm còn 36 người, chiếm tỷ trọng 4,26% tổng lao động. Còn lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động, vì đây là doanh nghiệp may mặc lao động chủ yếu là công nhân. Năm 2017 lao động phổ thông là 780 người, chiếm tỷ trọng 91,33% tổng số lao động. Qua năm 2018 là 781 người, chiếm 90,39% tổng số lao động ( tăng 1 người, tương ứng với mức 0,1%). Đến năm 2019 giảm còn 762


người, chiếm tỷ trọng 90,06% tổng số lao động (giảm 19 người, tương ứng với mức giảm 2,43% so với năm 2018).

Xét về cơ cấu lao động theo tính chất công việc, trong tổng số lao động của công ty, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng rất cao và có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2017 có 779 người, chiếm 91,22% tổng số lao động, năm 2018 là 786 người, chiếm 90,97% tổng số lao động (tăng 7 người, tăng 0,9% so với năm 2017). Đến năm 2019 giảm còn 769 người, chiếm 91,01% tổng số lao động ( giảm 17 người, tương ứng với mức giảm 2.16% so với năm 2018). Đối với lao động gián tiếp cũng có sự biến động. Năm 2017 là 75 người, chiếm tỷ trọng 8,78% tổng lao động. Năm 2018 tăng lên 78 người, chiếm tỷ trọng 9,03% tổng lao động ( tăng 3 người, tương với 4% so với năm 2017). Còn năm 2019 có 76 người,, chiếm tỷ trọng 8,99% trong tổng số lao động công ty (giảm 2 người, tương ứng với mức giảm 2,56%).

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao

động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An


2.4.1 Chính sách lương, thưởng và phúc lợi


Chính sách về lương


Công ty luôn bảo đảm thực hiện chính sách chế độ tiền lương đối với người lao

động theo các quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:


1. Người lao động làm việc tại các nhà máy của Công ty được phân công làm việc theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sở trường và được trả lương theo nguyên tắc làm việc gì hưởng lương việc đó. Tiền lương căn cứ vào: mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc, hiệu quả lao động của mỗi người và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

2. Người lao động được nâng bậc lương hoặc thi nâng bậc lương theo quy chế nâng lương, nâng bậc của Công ty. Đối với người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất sẽ được nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật lao động. Bản quy chế trả lương, trả thưởng được thảo luận và bàn bạc công khai Tổng Giám Đốc, Công đoàn và Phòng HCNS Công ty.


3. Người lao động được đảm bảo mức tiền lương không thấp hơn mức tiền

lương tối thiểu nhà nước quy định; nếu thấp hơn sẽ được bù.


4. Tiền lương sẽ tháng được tạm ứng vào ngày 25 hàng tháng và trả lương vào ngày 10 hàng tháng theo quy chế phân phối tiền lương của Công ty.

5. Các khoản thu nhập của người lao động được công khai trên bảng lương chi

tiết hàng tháng.


6. Người lao động làm thêm giờ trong ngày bình thường được trả tiền lương bằng 150%; làm thêm ngày nghỉ hàng tuần được trả tiền lương bằng 200%; làm thêm ngày nghỉ có lương được trả lương bằng 300%.

7. Thời giờ làm thêm của người lao động khi cần thiết vào những ngày bình

thường tối đa không quá 4 giờ/ngày.


8. Trong trường hợp đặc biệt trả lương chậm thì không được chậm quá 1 tháng và Công ty phải thông báo trước cho người lao động, giải thích lí do dẫn đến chậm lương và đến bù cho người lao động một khoảng tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.

9. Người lao động được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thân thể (24/24) và được nghỉ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe..., lễ, tết, phép hàng năm theo quy định của pháp luật lao động.

10. Thưởng hàng năm: mức thưởng tùy thuộc hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn. Ngoài ra, tùy theo hiệu quả kinh doanh và Công ty sẽ thưởng bằng tiền cho CBCNV vào các ngày lễ lớn (nếu có).

11. Các quyền lợi khác của người lao động sẽ được thực hiện đúng theo thoả ước lao động tập thể cuả công ty đã ký kết.

Công ty luôn phân đấu không ngừng cải thiện chính sách về tiền lương để người lao

động an tâm gắn bó với Công ty và đóng góp công sức làm ra nhiều của cải cho xã hội.


2.4.2 Môi trường và điều kiện làm việc


Chính sách thời giờ làm việc


Công ty Cổ phần Dệt - May Phú Hòa An cam kết thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:

1. Đảm bảo người lao động làm việc 8giờ/ ngày, 48 giờ / tuần.


2. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất 30 phút, tính vào giờ làm việc. Nếu làm thêm từ 02 giờ/ngày trở lên thì được nghỉ ít nhất 30 phút trước khi làm thêm.

3. Người lao động làm ca đêm thì được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.

4. Người lao động làm việc theo ca thì được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

5. Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải đảm bảo hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.

6. Hạn chế tối đa huy động người lao động làm việc vào ngày chủ nhật.


7. Đảm bảo mùa cao điểm được giới hạn không quá 04 tháng/ năm.


8. Đảm bảo người lao động được bồi dưỡng bằng hiện vật và tiền đối với thời gian làm việc thêm giờ theo quy định của pháp luật.

9. Đảm bảo được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào những ngày lễ: tết dương lịch, tết âm lịch, ngày chiến thắng 30/4, ngày quốc tế lao đôngh 1/5, ngày quốc khánh 2/9, ngày giỗ tổ Hùng Vương. Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được phép nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

10. Đảm bảo người lao động nữ khi sinh con được nghỉ và hưởng trợ cấp theo đúng luật BHXH (Đ29). Công ty đảm bảo tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc. Lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm hay đi công tác xa. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ một ngày 30

Ngày đăng: 05/07/2022