Cuối cùng, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho Công ty trong việc nâng cao động lực làm việc cho người lao động trong Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.
2. Kiến nghị
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An” sau khi tiến hành nghiên cứu đã thu được một số kết quả nhất định. Ngiên cứu đã góp một phần vào việc tìm ra các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động. Sau đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc cũng như kích thích năng suất làm việc cho người lao động:
Thứ nhất, nhà quản trị nhân sự cần quan tâm nhiều hơn nữa đến lợi ích của người lao động, cụ thể là về vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ hợp lý, đó là cách thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của cấp lãnh đạo đến nhu cầu và lợi ích của người lao động.
Thứ hai, hình thức khen thưởng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người lao động. Công ty nên chú trọng vào việc khen thưởng, khích lệ bao gồm vật chất và tinh thần nhiều hơn vì sự ghi nhận trong công việc sẽ kích thích tinh thần cũng như nâng cao động lực làm việc của người lao động.
Thứ ba, chính sách đào tạo, phát triển chưa được Công ty thực hiện hiệu quả. Việc tăng cường đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Công ty nên chú ý nhiều hơn công tác đào tạo và phát triển người lao động.
Thứ tư, công ty tạo nhiều điều kiện hơn nữa để người lao động phát triển năng lực cá nhân và trau dồi thêm kiến thức cũng như hoàn thiện bản thân. Đặc biệt cần tạo cơ hội thăng tiến nhiều hơn nữa cho những người có năng lực thực sự.
Thứ năm, công ty nên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao cho người lao động góp phần xây dựng các mối quan hệ trong công ty. Tạo ra môi trường làm việc thoải mái, đáp ứng đủ những nhu cầu mong muốn hợp lý.
=> Vì vậy, công tác tạo động lực làm việc cho người lao động cần phải được thực hiện tốt hơn nữa. Tiếp tục cố gắng, phát huy những điều mà Công ty đã thực hiện tốt và khắc phục những vấn đề còn thiếu sót để nâng cao chất lượng cũng như năng suất làm việc của người lao động. Qua đó tăng hiệu quả kinh doanh và giúp công ty có thể tuyển dụng được số lượng lao động có chất lượng tốt cho kế hoạch mở rộng sản xuất sắp tới của công ty.
3. Hạn chế của đề tài
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đạt được như trên, đề tài còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế:
Trong phạm vi nghiên cứu chỉ đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công ty, vẫn chưa đề cập đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Do hạn chế về mặt thời gian, nghiên cứu chỉ được tiến hành thực hiện trong thời
gian ngắn với số lượng mẫu khoảng 130 là khá nhỏ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Khắc Hoàn (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 60, 2010.
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê Hà Nội.
3. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
4. Giáo trình Hành vi tổ chức- Bùi Anh Tuấn & Phạm Thúy Hương. NXB ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2009.
5. Vũ Thị Uyên (2007), Tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi 2014, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp sản xuất ở Công ty lắp máy Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 35, trang 66 – 78.
7. Nguyễn Thị Như Ý, Khóa luận tốt nghiệp 2019, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng
8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê Hà Nội.
9. Trần Kim Dung, (2001), Quản trị Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
10. Lê Thế Giới, (2007), Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản Lao động.
11. Nguyễn Tài Phúc và Bùi Văn Chiêm (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Huế.
12. Tô Phương Hà, Khóa luận tốt nghiệp 2020, Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH Phát Đạt Huế.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Tan Teck-Hong and Amna Waheed (2011), Herzberg’s Motivation – Hygiene Theory And Job Satisfation in the Malaysian retail sector: The Mediating effect of love of money, Asian Academy of Management Journal, Vol. 16, No. 1, 73–94, January 2011.
2. ShaemiBarzoki, Attafar, RezaJannati (2012), An Analysis of Factors Affecting the Employees Motivation based on Herzberg’s Hygiene Factors Theory, Australian Journal of Basic and Applied Sciences.
3. Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B. B, (1959), The motivation to work, New York: John Wiley & Sons.
4. Hair và cộng sự, (1998), Multivariate Date Analysis, 5 Edition.
5. Skinner, B. F., (1953), Science anh Human Behavior, New York: Free Press.
6. Vroom, V. H. (1964), Work and motivation, New York: Wiley.
7. Maslow, A. H, (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review.
8. Abby M. Brooks, (2007), Factors that influence employee motivation in organizations, The University of Tennessee, Knoxville, USA.
9. Adams, J. S. (1965), Inequity in social exchange, In L. Berkowitz (ed.), Advances in experimental social psychology, New York: Academic Press.
10. Robbins, (1998), Organizational Behavior, Concept applications, pretice hall, New jersey.
11. Boeve, W. D (2007), A National Study of Job factors among faculty in physician assistant education, Eastern Michigan University.
Website https://voer.edu.vn/ https://khotailieu.com.vn http://quantri.vn/ www.phugatex.com.vn
https://www.phamlocblog.com/
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY
Quang cảnh của Công ty
Nhà máy may
Sản phẩm của Công ty
Sản phẩm của Công ty
PHỤ LỤC 2. CÁC CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY
CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI | KMH: HCNS-CS-01 |
Ngày hiệu lực: 16/03/2020 |
Lần soát xét: 02 |
Trang: 85/32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Cronbach’S Alpha Đối Với Biến Phụ Thuộc
- Phân Tích Anova Về Sự Phù Hợp Của Mô Hình Hồi Quy
- Định Hướng Của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An
- Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 13
- Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 14
- Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
Công ty chúng tôi luôn bảo đảm thực hiện chính sách chế độ tiền lương đối với
người lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:
1. Người lao động làm việc tại các nhà máy của Công ty được phân công làm việc theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sở trường và được trả lương theo nguyên tắc làm việc gì hưởng lương việc đó. Tiền lương căn cứ vào: mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc, hiệu quả lao động của mỗi người và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Người lao động được nâng bậc lương hoặc thi nâng bậc lương theo quy chế nâng lương, nâng bậc của Công ty. Đối với người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất sẽ được nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật lao động. Bản quy chế trả lương, trả thưởng được thảo luận và bàn bạc công khai Tổng Giám Đốc, Công đoàn và Phòng HCNS Công ty.
3. Người lao động được đảm bảo mức tiền lương không thấp hơn mức tiền lương
tối thiểu nhà nước quy định; nếu thấp hơn sẽ được bù.
4. Tiền lương sẽ tháng được tạm ứng vào ngày 25 hàng tháng và trả lương vào ngày 10 hàng tháng theo quy chế phân phối tiền lương của Công ty.
5. Các khoản thu nhập của người lao động được công khai trên bảng lương chi
tiết hàng tháng.
6. Người lao động làm thêm giờ trong ngày bình thường được trả tiền lương bằng 150%; làm thêm ngày nghỉ hàng tuần được trả tiền lương bằng 200%; làm thêm ngày nghỉ có lương được trả lương bằng 300%.
7. Thời giờ làm thêm của người lao động khi cần thiết vào những ngày bình
thường tối đa không quá 4 giờ/ngày.
8. Trong trường hợp đặc biệt trả lương chậm thì không được chậm quá 1 tháng và Công ty phải thông báo trước cho người lao động, giải thích lí do dẫn đến chậm lương và đến bù cho người lao động một khoảng tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
9. Người lao động được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thân thể (24/24) và được nghỉ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe..., lễ, tết, phép hàng năm theo quy định của pháp luật lao động.
10. Thưởng hàng năm: mức thưởng tùy thuộc hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn. Ngoài ra, tùy theo hiệu quả kinh doanh và Công ty sẽ thưởng bằng tiền cho CBCNV vào các ngày lễ lớn (nếu có).
11. Các quyền lợi khác của người lao động sẽ được thực hiện đúng theo thoả ước lao động tập thể cuả công ty đã ký kết.
Công ty luôn phân đấu không ngừng cải thiện chính sách về tiền lương để người lao động an tâm gắn bó với Công ty và đóng góp công sức làm ra nhiều của cải cho xã hội.