Nghiên Cứu Của Nikoomaram H. Et Al. (2013)

kinh doanh khác nhau được đưa ra bởi Longenecker et al. (1989) được sử dụng để đánh giá độ nhạy cảm đạo đức.

Mục đích cụ thể của nghiên cứu này là để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến “tôn giáo” và điều tra “tôn giáo” có ảnh hưởng đến độ nhạy cảm đạo đức của các kế toán tương lai của Malaysia. Nghiên cứu tìm thấy rằng có thể có một số kết nối giữa sự tôn trọng và sự nhạy cảm về đạo đức của một người. Một người tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của tôn giáo của họ có thể có khuynh hướng nhận thức hoặc nhạy cảm về đạo đức tốt hơn trong các tình huống có vấn đề. Sự tôn trọng cao đối với các mệnh lệnh tôn giáo của một người phải là nền tảng dẫn đến hành vi đạo đức tốt được duy trì mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.

Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, dẫn đến một số lượng không đồng đều các nhóm liên kết với các tổ chức tôn giáo, nền giáo dục tôn giáo và các thể chế, đây được xem là giới hạn của nghiên cứu này.

Với 4 nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra một số nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến đạo đức kế toán như tôn giáo, giới tính, tuổi tác, môi trường làm việc... Trong nghiên cứu của Nikoomaram H. et al. (2013) ngoài các nhân tố trên, nghiên cứu còn bổ sung thêm nhân tố “kinh nghiệm làm việc”.

1.1.7. Nghiên cứu của Nikoomaram H. et al. (2013)

Năm 2013, Nikoomaram H. et al. đã công bố một nghiên cứu về “The Effects of age, gender, education level and work experience of accountant on ethical decision making by using fuzzy logic”.

Với nghiên cứu này, Nikoomaram H. et al. đã chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố đến việc ra quyết định đạo đức của kế toán, được mô tả:

• Nikoomaram H. et al. đã có kết quả tương đồng với Radtke R.R. (2000), nhận thức đạo đức nghề nghiệp kế toán không bị ảnh hưởng bởi giới tính.

• Về nhân tố tuổi tác, Nikoomaram H. et al. với kết quả trong nghiên cứu này trái ngược hoàn toàn với nghiên cứu của Maree K.W. and Radloff S. (2007). Nikoomaram H. et al. khẳng định những người trẻ tuổi sẽ có lập trường đạo đức kế toán vững chắc hơn.

• Với nhân tố là trình độ học vấn, Nikoomaram H. et al. đã chỉ ra rằng có mối quan hệ ảnh hưởng trình độ học vấn lên quyết định đạo đức nghề nghiệp kế toán. Và mối quan hệ này là tiêu cực, khi mà trình độ học vấn tăng lên thì các phán đoán đạo đức trở nên kém nghiêm ngặt hơn.

• Mức độ thâm niên trong nghiên cứu này đã chỉ ra không có mối quan hệ với đạo đức nghề nghiệp.

1.1.8. Nghiên cứu của Akman V. (2014)

Năm 2014, Akman V. đã đưa ra một nghiên cứu về “Ethics and the Accountants in Turkey”. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính tới nhận thức về đạo đức ở Thổ Nhĩ Kỳ, với 30 bảng câu hỏi được thu thập từ các kế toán làm việc tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phân tích của nghiên cứu bao gồm số liệu thống kê mô tả, mối tương quan và phân tích hồi quy. Cuộc khảo sát được tiến hành bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ để các kế toán dễ đọc và dễ hiểu bảng khảo sát. Ngoài ra, người trả lời được yêu cầu cung cấp dữ liệu nhân khẩu học về bản thân họ. Số liệu thu nhập từ khảo sát được phân tích bằng kiểm tra độ tin cậy, phân tích tần số, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy ANOVA.

Với nghiên cứu này, Akman V. đã phân tích với 2 biến phụ thuộc là giới tính và tuổi tác; 4 biến độc lập là môi trường làm việc, yếu tố cá nhân, yếu tố khuyến khích và yếu tố động viên. Mỗi biến từ phân tích nhân tố được giữ lại để phân tích hồi quy. Theo kết quả phân tích hồi quy về tuổi tác và nhân tố giới tính có quan hệ tích cực với nhận thức về đạo đức kế toán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

1.1.9. Nghiên cứu của Kokthunarinan and Marko H. (2016)

Kokthunarinan and Marko H. vào năm 2016 đã đưa ra một nghiên cứu về “Factors influencing accounting students' perception of accounting ethics; An Empirical Study in Indonesia”.

Trong nghiên cứu này, một mô hình nhận thức đạo đức được đề xuất để trả lời 4 giả thuyết với mục đích là để đo lường mức độ mà đạo đức kế toán được nhận thức trong các sinh viên kế toán. Mẫu là 146 sinh viên kế toán tại Đại học

Quốc tế Bina Nusantara, Jakarta. Nhiều phân tích hồi quy tuyến tính và phân tích đa tuyến được sử dụng trong mô hình.

Với số liệu thống kê mô tả của các mẫu. Có 7 biến mô tả mô hình tiếp theo, cụ thể là đạo đức kế toán, gian lận, thu nhập, môi trường, văn hóa, khóa học đạo đức và giới tính. Theo như nghiên cứu cho thấy rằng đạo đức kế toán hoạt động như biến phụ thuộc; với các biến gian lận, thu nhập, môi trường và văn hóa như các biến độc lập; trong khi đó khóa học đạo đức và giới tính là các biến kiểm soát.

Trong đó, biến gian lận có giá trị ảnh hưởng mạnh mẽ tới biến phụ thuộc. Nếu tại trường học các sinh viên đã có hành vi gian lận thì về sau sẽ có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của họ tại nơi làm việc trong tương lai. Về biến thu nhập, theo số liệu cho thấy không gây ảnh hưởng mạnh đến đạo đức nghề nghiệp vì hiện tại sinh viên kế toán chưa hiểu đầy đủ về thu nhập có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của họ. Biến môi trường gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi đạo đức kế toán của sinh viên, đặt biệt là môi trường gia đình và bạn bè. Biến văn hóa và giới tính thì có ảnh hưởng yếu đến nhận thức về hành vi đạo đức. Yếu tố khóa học đạo đức thì có kết quả tương phản với yếu tố văn hóa và giới tính.

Mặc dù nghiên cứu của Kokthunarinan and Marko H. có kết quả cụ thể, nhưng vì các yếu tố ảnh hưởng bị giới hạn nên nghiên cứu này chưa thể làm sáng tỏ hết được nhận thức đạo đức của sinh viên kế toán. Mẫu khảo sát nên nhiều hơn, sẽ có nhiều cân nhắc hơn về nhận thức đạo đức kế toán và kết quả sẽ chính xác hơn.

1.1.10. Nghiên cứu của Costa A.J. et al. (2016)

Cùng năm 2016, ngoài nghiên cứu của Kokthunarinan and Marko H. thì còn một nghiên cứu của Costa A.J. et al. cũng cùng nội dung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Và đề tài nghiên cứu của Costa A.J. et al. là “Ethical perceptions of accounting students in a Portuguese university: the influence of individual factors and personal traits”.

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức đạo đức của sinh viên kế toán và phân tích sự ảnh hưởng của một số nhân tố như giới tính, tuổi tác,

mức độ thâm niên và khóa học đạo đức có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đạo đức của họ. Dữ liệu của nghiên cứu trong khoảng thời gian một năm từ năm 2012 đến năm 2013, với tổng số 117 sinh viên từ ba khóa học kế toán cụ thể: kế toán tài chính, đạo đức và thần học, kế toán nâng cao.

Mô hình nghiên cứu này áp dụng bảng câu hỏi gồm 3 phần: nhận dạng, câu hỏi cá nhân và tình huống. Trong đó, phần thứ nhất xác định mẫu về giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm làm việc và khóa học đạo đức. Phần thứ hai được thiết kế để đánh giá mức độ quan trọng của người trả lời cho 12 đặc điểm cá nhân được xem là có liên quan đến nghề kế toán. Phần thứ ba của bảng câu hỏi, người trả lời đã được gửi trước một danh sách 9 tình huống liên quan đến thực tiễn kế toán có liên quan đến hành động trung thực hoặc hầu như không trung thực và hành vi phi đạo đức.

Sự tác động của các nhân tố tới đạo đức kế toán: giới tính thì không có ảnh hưởng rõ ràng, khóa học đạo đức cũng không có ảnh hưởng. Riêng nhân tố tuổi tác và mức độ thâm niên có ảnh hưởng tới đạo đức kế toán. Giống như bất kỳ một nghiên cứu thực hiện nào, nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế như mẫu khảo sát tương đối nhỏ và chỉ đại diện cho 1 cơ sở giáo dục đại học nên kết quả không thể khái quát hết ý nghĩa nghiên cứu. Ngoài ra, các câu trả lời được khảo sát không thể không nói rằng độ đáng tin cậy về các hành vi của người trả lời cho các tình huống được đưa ra là thấp.

1.1.11. Nghiên cứu của Feil A.A. et al. (2017)

Với các nghiên cứu trên, các tác giả đều đưa các các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức kế toán như: giới tính, tôn giáo, mức độ thâm niên, trình độ học vấn, khóa học đạo đức, tuổi tác,… Tháng 6 năm 2017, Feil A.A. et al. đã có một nghiên cứu về “Professional ethics and accounting students: analysis of the intervening variables”, ngoài các biến trên thì còn đưa vào thêm biến dân tộc.

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá và hiểu nhận thức của sinh viên về đạo đức nghề nghiệp, xem xét các biến can thiệp liên quan đến các nhân tố riêng lẻ. Phương pháp sử dụng được phân loại là khảo sát thăm dò định lượng với bảng câu hỏi được áp dụng đóng góp bởi tiêu chí ngang. Đơn vị mẫu đại diện cho

620 sinh viên từ một tổ chức giáo dục đại học (HEI) ở miền Nam, Brazil. Cách tiếp cận của nghiên cứu này là định lượng liên quan đến quá trình thu nhập, xử lý và phân tích dữ liệu, dựa trên các phương pháp thống kê. Bảng câu hỏi được chia làm hai phần, một là hồ sơ kinh tế xã hội và hai là kiến thức về đạo đức nghề nghiệp.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố giới tính: nữ giới sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đạo đức hơn nam giới, nhân tố tuổi tác cũng có sự tác động đến phán xét đạo đức, nhân tố tôn giáo được minh chứng rõ ràng có sự tác động mạnh mẽ đến đạo đức nghề nghiệp vì những người có tín ngưỡng tôn giáo sẽ có cảm giác tội lỗi với tín ngưỡng của mình nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Theo số liệu nghiên cứu, những sinh viên có thâm niên trong lĩnh vực kế toán – tài chính sẽ có cam kết đạo đức lớn hơn. Việc tham gia các khóa học đạo đức sẽ khiến sinh viên có thái độ đạo đức tốt hơn. Nhân tố dân tộc và trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng đến phán xét đạo đức; trong đó nhân tố dân tộc thì sinh viên người Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ có thái độ tốt hơn. Sinh viên của những dân tộc khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quyết định đạo đức của họ.

Ngoài kết quả đóng góp của nghiên cứu thì vẫn còn một số giới hạn như về phạm vi nghiên cứu nên ở các vùng, tiểu bang và quốc gia khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi các biến can thiệp khác nhau. Phương pháp nghiên cứu của đề tài này là định lượng, vì thế nếu sử dụng phương pháp định tính sẽ giúp làm rõ tại sao các biến can thiệp ảnh hưởng đến thái độ đạo đức.

1.1.12. Nghiên cứu của Gatu P.N. (2017)

Tháng 10 năm 2017, Gatu P.N. đã có nghiên cứu về “Factors influencing compliance with accountants code of ethics in county governments of Kenya (A case of accountants in selected county governments)”. Nghiên cứu này với mục tiêu tìm ra lý do tại sao kế toán không tuân theo quy tắc đạo đức của họ, tập trung cụ thể vào chính quyền. Mục tiêu chung của nghiên cứu là thiết lập các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy tắc đạo đức kế toán tại các chính quyền Cộng hòa Kenya.

Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là thiết lập các tác động của kiểm soát nội bộ đối với việc tuân thủ luật đạo đức của nhân viên kế toán ở chính quyền Cộng hòa Kenya. Xác định ảnh hưởng của thu nhập đối với việc tuân thủ luật đạo đức của nhân viên kế toán ở chính quyền Cộng hòa Kenya và đánh giá những ảnh hưởng của tính độc lập đối với việc tuân thủ luật đạo đức của nhân viên kế toán ở chính quyền Cộng hòa Kenya.

Thủ đô và 3 quận có số lượng kế toán đăng ký khá lớn theo trang web của Viện Kế toán Công chứng Kenya (ICPAK) đã được nghiên cứu như Thủ đô Nairobi, quận Kiambu, quận Murang'a và quận Machakos. Khung lấy mẫu của kế toán được sử dụng cho nghiên cứu này sẽ là 151 trong tổng số 245. Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ Bộ Tài chính của Thủ đô và 3 quận. Một bảng câu hỏi được quản lý bao gồm cả câu hỏi đóng và mở. Dữ liệu được thu thập được phân tích bằng cách sử dụng phân phối tần số, tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn, trung bình và phân tích hồi quy.

Nghiên cứu đã thiết lập các thành phần của kiểm soát nội bộ: số hóa các hoạt động của bộ phận, giám sát của các trưởng phòng, luồng truyền thông trong tổ chức, cơ chế đánh giá rủi ro về kiểm soát nội bộ và sự tồn tại của bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy tắc đạo đức của kế toán. Về ảnh hưởng của các kiểm soát nội bộ về tuân thủ luật đạo đức của kế toán, nghiên cứu phát hiện ra rằng có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa kiểm soát nội bộ và tuân thủ với kế toán, quy tắc đạo đức. Điều này có nghĩa là chính quyền Cộng hòa Kenya nên thắt chặt kiểm soát nội bộ của họ để tăng cường sự tuân thủ của các kế toán viên với quy tắc đạo đức.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng thiếu cơ cấu thu nhập rõ ràng, chênh lệch thu nhập, chênh lệch tiền lương khu vực tư nhân, ưu đãi trong các tổ chức ảnh hưởng đến sự tuân thủ luật đạo đức của kế toán. Ảnh hưởng thu nhập của kế toán về việc tuân thủ quy tắc đạo đức của kế toán, nghiên cứu kết luận rằng có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa thu nhập và tuân thủ luật đạo đức. Vì vậy, thu nhập cạnh tranh của kế toán tại chính quyền Cộng hòa Kenya tăng cường tuân thủ các quy tắc đạo đức. Nếu các kế toán được trả lương tốt, họ có xu hướng duy

trì một tiêu chuẩn cao về đạo đức. Nghiên cứu cho thấy kế toán viên tương tác với đạo luật kế toán, nhân viên làm việc không bị can thiệp, kế toán độc lập trong báo cáo, kế toán chuyên nghiệp, thực tế và khách quan trong công việc và phong cách lãnh đạo đạo đức. Sự độc lập của kế toán về việc tuân thủ các quy tắc đạo đức của kế toán, nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa sự độc lập của kế toán và tuân thủ các quy tắc đạo đức. Khi kế toán độc lập, họ phải tự chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ giải trình nếu phát sinh sai sót. Điều này giúp họ duy trì mức độ tuân thủ cao về quy tắc đạo đức của họ.

Do đó, nghiên cứu kết luận rằng các bên liên quan của chính quyền Cộng hòa Kenya nên duy trì quyền kiểm soát nội bộ mạnh mẽ, thu nhập công bằng và tính độc lập của kế toán được nâng cao để khuyến khích việc tuân thủ luật đạo đức của kế toán viên. Điều này sẽ bù lại cho chất lượng báo cáo tài chính được cải thiện, triển khai ngân sách kịp thời, giảm thiểu các trường hợp tham nhũng, cung cấp dịch vụ được cải thiện, tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm của các kế toán viên.

Đồng thời, nghiên cứu của Gatu P.N. vẫn còn một số giới hạn bởi tài chính và thời gian dẫn đến sự lựa chọn mẫu là thủ đô và 3 quận thay vì thực hiện một phạm vi rộng lớn hơn để có thể khái quát được toàn bộ chính quyền của Cộng hòa Kenya. Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện vào cuối năm tài chính của chính quyền Cộng hòa Kenya khi hầu hết các kế toán viên đã làm việc quá sức dẫn đến các câu trả lời bị ảnh hưởng.

Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu


TT

Tác giả

Nghiên cứu

Các biến


1


Eynon G. et al. (1997)

Factors that Influence the moral Reasoning Abilities of

Accountants: Implications for Universities and the

Profession

- Biến phụ thuộc: khả năng quyết định đạo đức của người kế toán.

- Biến độc lập: tuổi tác, giới tính, chính trị xã hội, quan hệ công việc với đồng nghiệp, khóa

học đạo đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 4


TT

Tác giả

Nghiên cứu

Các biến


2


Radtke R.R. (2000)

The effects of gender and setting on accountants' ethically sensitive decisions


- Biến phụ thuộc: đạo đức của người kế toán.

- Biến độc lập: giới tính.


3


Cohen J.R. and Bennie N.M.

(2006)


The applicability of a contingent factors model to accounting ethics research

- Biến phụ thuộc: đạo đức kế toán.

- Biến độc lập: tầm quan trọng của hậu quả, tiêu chuẩn pháp lý, xác suất có hiệu lực, tức thời,

khoảng cách và nồng độ hiệu ứng.


4


Maree K.W. and Radloff S. (2007)


Factors affecting ethical judgement of South African chartered accountants

- Biến phụ thuộc: đạo đức của kế toán viên Nam Phi.

- Biến độc lập: Quy tắc ứng xử chuyên nghiệp của SAICA, môi trường làm việc, tuổi tác.


5


Lam K.C. and Shi G. (2008)


Factors Affecting Ethical Attitudes in Mainland China and Hong Kong

- Biến phụ thuộc: đạo đức nghề nghiệp ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

- Biến độc lập: Tôn giáo, trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, pháp lý, văn hóa, nghề nghiệp và

các yếu tố kinh doanh liên quan.


6


Saat M.M. et al. (2009)

Does Religiosity Influence Ethical Sensitivity? An

Investigation On Malaysian Future

Accountants


- Biến phụ thuộc: độ nhạy cảm của đạo đức kế toán ở Malaysia.

- Biến độc lập: Tôn giáo.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí