Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính: Trong Phương Pháp Này Tác Giả Tham Khảo Các Tài Liệu Như Sách, Báo, Tạp Chí Và Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là "Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương". Đối tượng khảo sát là các kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bình Dương.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài được giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thời gian tác giả tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính: trong phương pháp này tác giả tham khảo các tài liệu như sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu đã công bố về đạo đức nghề nghiệp kế toán.

Mục tiêu của nghiên cứu: nhằm khám phá và hiệu chỉnh, bổ sung thang đo dự kiến sao cho phù hợp với đối tượng khảo sát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đối tượng của nghiên cứu: là những chuyên gia (Những giảng viên đại học chuyên môn kinh tế, quản trị và luật học; luật sư; cán bộ Tòa án thị xã Thuận An; cán bộ Ủy ban tỉnh Bình Dương) làm việc lâu năm ở tỉnh Bình Dương.

Phương pháp thu thập dữ liệu: tiến hành thảo luận trực tiếp theo bảng thảo luận đã chuẩn bị trước. Câu hỏi thảo luận không có câu trả lời được hỏi trực tiếp để phản ánh ý định của từng cá nhân, giúp tác giả khám phá ảnh hưởng các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm kiểm chứng xem những đánh giá của họ có phù hợp với mô hình hay không. Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, dựa trên dữ liệu thu thập được tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi hiệu chỉnh này sẽ trao đổi với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các câu hỏi thảo luận cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì khác mới chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng: trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được xác định bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Mục tiêu của nghiên cứu: để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu lý

thuyết.

Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 3

Đối tượng của nghiên cứu: các nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Phương thức thực hiện: phương pháp định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi chính thức để tiến hành thu thập dữ liệu định lượng, bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 05 điểm.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu bao gồm:

- Thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu.

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’alpha.

- Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút ra nhân tố khám phá EFA.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: xác định các nhân tố trích có “Eigenvalues” lớn hơn 1.0, KMO lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1, tỷ lệ phần trăm tổng phương sai trích được của các nhân tố lớn hơn 50%.

- Phân tích ma trận tương quan.

- Phân tích hồi quy tuyến tính bội.

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần bổ sung vào kho tàng tri thức chung trong lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp kế toán đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Bình Dương nhận diện được các nhân tố then chốt ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại đơn vị, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu này bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Trên cơ sở lý thuyết, phần tổng quan nghiên cứu sẽ hệ thống các nghiên cứu trên thế giới để từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu, đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết về những ảnh hưởng của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như các giả thuyết trong mô hình.

1.1. Các nghiên cứu liên quan đến luận văn

1.1.1. Nghiên cứu của Eynon G. et al. (1997)

Năm 1997, Eynon G. et al. đã đưa ra mô hình nghiên cứu “Factors that Influence the moral Reasoning Abilities of Accountants: Implications for Universities and the Profession”. Với nghiên cứu này, Eynon G. et al. đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đạo đức của các kế toán viên như: tuổi tác, giới tính, chính trị xã hội, quan hệ công việc với đồng nghiệp, khóa học đạo đức.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khóa học đạo đức là vô cùng quan trọng và tác động mạnh mẽ đến khả năng quyết định đạo đức của các kế toán viên. Đồng thời Eynon G. et al. đề xuất nên đưa vào chương trình giảng dạy chính quy cũng như các khóa học ngoại khóa một số khóa học đạo đức. Nhân tố tuổi tác và giới tính, qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những kế toán viên có tuổi tác càng cao thì khả năng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp càng thấp. Bên cạnh đó, nhân tố giới tính theo tác giả chứng minh trong lĩnh vực kế toán thì nữ giới có khả năng quyết định đạo đức tốt hơn nam giới. Những nhân tố còn lại theo kết quả nghiên cứu thì có sự tác động nhưng không quá lớn đến khả năng quyết định đạo đức của các kế toán viên.

1.1.2. Nghiên cứu của Radtke R.R. (2000)

Năm 2000, Radtke R.R. đã đưa ra mô hình nghiên cứu “The effects of gender and setting on accountants' ethically sensitive decisions”. Sử dụng phương pháp lấy mẫu làm cơ sở, nghiên cứu điều tra về mức độ nhận thức của người làm kế toán. Mẫu là 51 nhân viên kế toán được lấy từ hai công ty kế toán

công và tư nhân sẽ tham gia vào một nghiên cứu về “phản ứng đối với các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức”. Trong đó, độ tuổi trung bình là 34, 20 nữ giới (39%) và 31 nam giới (61%). Một số lượng lớn (20) của các đối tượng là từ kế toán công, trong khi hầu hết còn lại là các ngành công nghiệp làm việc tại các công ty dầu khí (23), bảo hiểm (4), sản xuất (2) và các ngành công nghiệp khác (2).

Công cụ khảo sát gồm có hai phần:

• Phần thứ nhất là các chủ đề xoay quanh 16 tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức kế toán. Với mỗi tình huống, các đối tượng được yêu cầu đưa ra các hành động xử lý của chính bản thân họ về các vấn đề trên theo từng mức độ: có, có thể là có, không chắc chắn, có thể không và không.

• Phần thứ hai là đo dữ liệu nhân khẩu học.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng không có sự khác biệt trong các quyết định đạo đức kế toán của nữ giới và nam giới. Cụ thể, gần hai phần ba các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức cho thấy giới tính không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc ra quyết định đạo đức kế toán. Điều này ngụ ý rằng nữ giới và nam giới đều sở hữu những giá trị đạo đức tương tự nhau.

Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn còn một số giới hạn. Đầu tiên là cuộc khảo sát đã gợi ý ra các câu trả lời cho các tình huống nhạy cảm về đạo đức kế toán, những phản hồi này có thể không đại diện hết cho các phản ứng của kế toán với các tình huống được đưa ra. Thứ hai là cỡ mẫu khảo sát tương đối nhỏ gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Ngoài ra với nghiên cứu trên, Radtke R.R. chỉ định cụ thể nhân tố giới tính ảnh hưởng tới đạo đức kế toán. Trong khi đó, vẫn còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến đạo đức kế toán như: môi trường làm việc, tuổi tác...

1.1.3. Nghiên cứu của Cohen J.R. and Bennie N.M. (2006)

Năm 2006, Cohen J.R. and Bennie N.M. đã chính thức công bố nghiên cứu “The applicability of a contingent factors model to accounting ethics research”. Với nghiên cứu này, Cohen J.R. and Bennie N.M. đã đưa ra các yếu tố

tác động đến đạo đức kế toán như: tầm quan trọng của hậu quả, tiêu chuẩn pháp lý, xác suất có hiệu lực, tức thời, khoảng cách và nồng độ hiệu ứng.

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra xem một mô hình yếu tố ngẫu nhiên được phát triển bởi Jones (1991) có liên quan trong lĩnh vực đạo đức kế toán hay không. Sử dụng mẫu của 37 nhà quản lý kiểm toán Úc và đối tác của tất cả công ty kế toán đa quốc gia “Big Four”, Cohen J.R. and Bennie N.M. thấy rằng mô hình theo ngữ cảnh do Jones phát triển có thể giúp hướng dẫn nghiên cứu đạo đức kế toán bằng cách phân lập các yếu tố liên tục ảnh hưởng đến quyết định đạo đức.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của hậu quả, tiêu chuẩn pháp lý, xác suất có hiệu lực là 3 yếu tố quan trọng tác động đến đạo đức kế toán. Đồng thời khoảng cách và nồng độ hiệu ứng cũng có những tác động đến đạo đức kế toán. Nhân tố tức thời thì tác động không đáng kể.

Nghiên cứu mô hình của Jones (1991) trong một ngữ cảnh được xem là rất hạn chế. Đây là cơ hội cho nghiên cứu đạo đức kế toán trong tương lai để khám phá cách tiếp cận tổ chức có quy trình quản lý rủi ro rõ ràng.

1.1.4. Nghiên cứu của Maree K.W. and Radloff S. (2007)

Maree K.W. and Radloff S. (2007) với nghiên cứu “Factors affecting ethical judgement of South African chartered accountants”. Trong nghiên cứu này, các nhân tố được dùng để khảo sát sự tác động đến đạo đức kế toán gồm có: Quy tắc ứng xử chuyên nghiệp của SAICA (Bộ quy tắc ứng xử chuyên nghiệp do Viện kế toán Nam Phi cấp), môi trường làm việc và tuổi tác.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi đã được gửi qua mail cho tất cả các kế toán viên đăng ký với SAICA.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Bộ quy tắc ứng xử chuyên nghiệp của SAICA có sự tác động mạnh mẽ tới sự phán xét đạo đức. Với SAICA, cố gắng tạo ra và duy trì một nền văn hóa đạo đức mạnh mẽ sẽ hỗ trợ việc tuân thủ đạo đức chuyên môn kế toán được thực hiện nghiêm túc hơn.

Xét về môi trường làm việc, Maree K.W. and Radloff S. đã chỉ ra việc phán xét đạo đức kế toán sẽ không bị ảnh hưởng. Một kế toán viên với phẩm chất

đúng mực dù làm việc ở một môi trường nghiêm túc, hay môi trường có xảy ra các gian lận thì khả năng phán xét của kế toán cũng không bị ảnh hưởng.

Nhưng xét về tuổi tác, ở nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tuổi tác và phán xét đạo đức kế toán. Những người trẻ tuổi sẽ có lập trường đạo đức kế toán vững chắc hơn.

Mặc dù nghiên cứu này đưa ra nhiều hơn các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán nhưng vẫn còn một số giới hạn, ví dụ như SAICA gửi bảng câu hỏi khảo sát qua mail cho các kế toán viên, các kế toán viên đưa ra câu trả lời của mình có khả năng là thiếu chính xác vì họ nghi ngờ SAICA đang điều tra về công việc của họ, phần nào gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của câu trả lời. Ngoài ra, bảng câu hỏi không được gửi đến bất kỳ nhóm kiểm soát nào khác, nên mức độ trả lời và các khả năng có thể xảy ra ở mỗi câu trả lời chưa khái quát được hết các trường hợp có thể xảy ra.

1.1.5. Nghiên cứu của Lam K.C. and Shi G. (2008)

Vào năm 2008, Lam K.C. and Shi G. đã có một nghiên cứu với các nhân tố mới ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp là tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, văn hóa với đề tài “Factors Affecting Ethical Attitudes in Mainland China and Hong Kong”.

Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến phán đoán đạo đức và thái độ đạo đức của người lao động, bao gồm các nhân tố như lý lịch, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác, tôn giáo, pháp lý, văn hóa, nghề nghiệp và các yếu tố kinh doanh liên quan. Các bộ dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân. Các bảng câu hỏi được viết bằng tiếng Trung Quốc và có 2 phần. Phần đầu tiên bao gồm 26 kịch bản kinh doanh giả định cho nghiên cứu. Phần thứ hai của bảng câu hỏi bao gồm thông tin về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo và các biến nhân khẩu học xã hội khác. Bộ dữ liệu Trung Quốc của tác giả gồm 408 quan sát, khoảng một nữa là nam giới. Bộ dữ liệu Hồng Kông bao gồm 495 quan sát, khoảng 45% là nam giới.

Với kết quả nghiên cứu, Lam K.C. and Shi G. cho thấy rằng tác động của các nhân tố nhân khẩu học xã hội khác nhau đến thái độ đạo đức khác nhau giữa 2 loại vấn đề đạo đức khác nhau, các vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Lam K.C. and Shi G. không ủng hộ quan điểm nam giới có đạo đức nghề nghiệp cao hơn nữ giới. Đồng thời nhân tố trình độ học vấn trong kết quả nghiên cứu này cho thấy không có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp nhưng Lam K.C. and Shi G. đã không vội kết luận quan điểm này mà vẫn tin rằng nhân tố trình độ học vấn có tác động và giải thích việc này bằng lý do về nội dung và cách tiếp cận còn thiếu sót cần phải kiểm tra lại và tiến hành nghiên cứu lại. Một điều thú vị được phát hiện trong nghiên cứu này, đó là nhân tố tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thái độ đạo đức, hiệu quả của nó thay đổi với các hình thức tôn giáo khác nhau. Pháp lý, văn hóa khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến đạo đức nghề nghiệp.

Nghiên cứu vẫn bị một số hạn chế về việc giải thích cẩn thận và nghiên cứu sâu hơn. Nghiên cứu Trung Quốc của tác giả dựa trên dữ liệu chỉ thu thập ở một thành phố - Bắc Kinh, mặc dù là thành phố thủ đô của Trung Quốc và do đó đây chủ là đại diện ở một mức độ nhất định. Vì thái độ văn hóa và đạo đức có thể khác nhau giữa các thành phố.

1.1.6. Nghiên cứu của Saat M.M. et al. (2009)

Với 5 nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra các nhân tố gây ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán như giới tính, tuổi tác, môi trường làm việc,... Vào năm 2009, Saat M.M. et al. đã có một nghiên cứu với nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán là tôn giáo với đề tài “Does Religiosity Influence Ethical Sensitivity? An Investigation On Malaysian Future Accountants”.

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến “tôn giáo” và điều tra ảnh hưởng của nó đến độ nhạy đạo đức với cỡ mẫu là 378 sinh viên kế toán từ 5 trường đại học ở Malaysia. Tôn giáo được đại diện bởi 12 mục trưởng thành đức tin được phát triển bởi Benson et al. (1993). Và 16 bản đạo đức của các vấn đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023