Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Nghiên Cứu 73482

bối cảnh có thể thúc đẩy phản ứng của một cá nhân đối với tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo đức tại nơi làm việc”.

Ở một môi trường làm việc mà các chế độ phúc lợi của người hành nghề được quan tâm thì không có cá nhân nào khước từ quyền lợi của họ. Nếu họ làm tốt sẽ được khen thưởng và ngược lại. Đồng thời phương tiện làm việc ít nhiều cũng tạo các cơ hội cho hành vi gian lận, giữa phương tiện làm việc thủ công và hiện đại. Với phương tiện thủ công sẽ dễ dàng bị gian lận trong quá trình làm việc vì nó phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của con người.

Nhiều nhà nhiên cứu như Akman V. (2014); Kokthunarinan and Marko H. (2016) cùng với tác giả cũng nhận định rằng nhân tố môi trường làm việc có tác động đến đạo đức nghề nghiệp. Ngược lại với quan điểm này, Maree K.W. and Radloff S. (2007) chứng minh rằng kế toán sẽ không bị ảnh hưởng gì dù là ở trong môi trường làm việc lành mạnh hay tiêu cực.

2.3.6. Quan hệ công việc

Nếu nói đạo đức là một phạm trù đề cập đến các mối quan hệ của con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong hoạt động cuộc sống, thì giữa đạo đức và các mối quan hệ có sự liên hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau trong suốt quá trình vận động và phát triển.

Trong quan hệ công việc cũng như vậy, có các mối quan hệ sẽ gây tác động vô cùng mạnh mẽ đến hành vi đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp kế toán nói riêng. Phải nói đến mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau cũng như mối quan hệ giữa cấp dưới và lãnh đạo. Việc tiếp xúc làm việc thường xuyên với những đồng nghiệp thường xuyên có các hành vi vi phạm đạo đức dễ gây sự ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như sự bắt chước các hành vi đó.

Tiếp đến là người lãnh đạo, nếu làm việc với một lãnh đạo có các hành vi không liêm chính, thường xuyên có các chỉ đạo cho cấp dưới mình phải thực hiện các hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp của họ. Họ buộc phải lựa chọn giữa việc làm trái với đạo đức hành nghề là theo yêu cầu của lãnh đạo để không bị mất việc

hoặc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp nhưng có nguy cơ bị sa thải vì làm trái với yêu cầu của của cấp trên.

Nghiên cứu của Eynon G. et al. (1997) với quan điểm rằng nhân tố quan hệ công việc không có ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Nhưng theo góc độ và quan điểm của tác giả, tác giả cho rằng nhân tố quan hệ công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Chính vì thế tác giả quyết định đưa nhân tố quan hệ công việc vào mô hình nghiên cứu.

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1. Mô hình nghiên cứu

Qua phân tích các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra nhân tố hoặc nhóm các nhân tố ảnh hưởng khác nhau.

Nhìn chung, tác giả quan điểm có 6 nhân tố tác động mạnh nhất đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán đó là: (1) Mức độ thâm niên; (2) Tín ngưỡng; (3) Môi trường pháp lý; (4) Trình độ học vấn; (5) Môi trường làm việc;

(6) Quan hệ công việc. Các nhân tố còn lại tác động không đáng kể và không phù hợp với không gian nghiên cứu ở Việt Nam.

Mức độ thâm niên

Trên cơ sở tìm hiểu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã trình bày trong chương 1 và chương 2, một số quan điểm của tác giả. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:


Tín ngưỡng Môi trường pháp lý

Trình độ học vấn

Đạo đức nghề

nghiệp của nhân viên kế toán

Môi trường làm việc


Quan hệ công việc

Mức độ thâm niên

(Nguồn: Mô hình do tác giả đề xuất)

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

Trong mô hình nghiên cứu này, biến phụ thuộc là đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, biến độc lập gồm có 6 nhân tố gồm: (1) Mức độ thâm niên; (2) Tín ngưỡng; (3) Môi trường pháp lý; (4) Trình độ học vấn; (5) Môi trường làm việc và (6) Quan hệ công việc.

Bảng 2.1: Đo lường các biến của các nghiên cứu trước


STT

Biến

Tác giả

1

Mức độ thâm niên

(Biến độc lập)

Nikoomaram H. et al. (2013); Costa A.J. et al.

(2016); Feil A.A. et al. (2017)

2

Trình độ học vấn

(Biến độc lập)

Nikoomaram H. et al. (2013); Feil A.A. et al.

(2017); Lam K.C. and Shi G. (2008)

3

Tín ngưỡng

(Biến độc lập)

Lam K.C. and Shi G. (2008); Saat M.M. et al.

(2009); Feil A.A. et al. (2017)


4

Môi trường pháp lý (Biến độc lập)

Cohen J.R. and Bennie N.M. (2006); Maree

K.W. and Radloff S. (2007); Lam K.C. and Shi G. (2008)

5

Môi trường làm việc

(Biến độc lập)

Maree K.W. and Radloff S. (2007); Akman V.

(2014); Kokthunarinan and Marko H. (2016)

6

Quan hệ công việc

(Biến độc lập)

G. Eynon et al. (1997)


7


Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán (Biến phụ thuộc)

G. Eynon et al. (1997); Radtke R.R. (2000); Maree K.W. and Radloff S. (2007); Lam K.C. and Shi G. (2008); Saat M.M. et al. (2009); Nikoomaram H. et al. (2013); Akman V. (2014); Kokthunarinan and Marko H. (2016); Costa A.J. et al. (2016); Feil A.A. et al. (2017);

Gatu P.N. (2017)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 7

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nhằm xem xét sự tác động của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:

Giả thuyết H1– Mức độ thâm niên càng cao thì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao.

Giả thuyết H2 – Trình độ học vấn càng cao thì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao.

Giả thuyết H3 – Các cá nhân làm nghề kế toán có sự tín ngưỡng thì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao.

Giả thuyết H4 – Môi trường pháp lý càng rõ ràng và đầy đủ thì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao.

Giả thuyết H5 – Môi trường làm việc trung thực, minh bạch, nghiêm khắc và công bằng thì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao.

Giả thuyết H6 – Quan hệ công việc rõ ràng, công tâm thì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày về các khái niệm liên quan đến nghiên cứu, giới thiệu về loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp. Các nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp này được trình bày theo từng quan điểm cụ thể, như là theo quan điểm của Bộ luật đạo đức kế toán chứng chỉ Bồ Đào Nha, theo quan điểm của Thông tư số: 70/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính Việt Nam. Theo mỗi quan điểm thì các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán sẽ có những điểm khác nhau về cách đánh giá nhưng nhìn chung cũng khá giống nhau về mặt ý nghĩa. Đây chính là cơ sở lý thuyết mà nghiên cứu sẽ vận dụng để tìm hiểu các nhân tố nào sẽ có ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đồng thời, nghiên cứu cũng dựa vào các nghiên cứu có liên quan đã trình bày trong chương 1 và chương 2 để xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: mức độ thâm niên, trình độ học vấn, tín ngưỡng, môi trường pháp lý, môi trường làm việc và quan hệ công việc. Đồng thời chương này cũng trình bày các lý thuyết nền như: lý thuyết kinh tế, lý thuyết lợi ích xã hội, lý thuyết thế tục hóa, lý thuyết bất định của các tổ chức và lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán cùng các lý thuyết nền. Chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đồng thời cũng trình bày thang đo, bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu chính thức cùng việc xác định cỡ mẫu, dữ liệu thu thập và các bước phân tích dữ liệu thu thập được.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn của tác giả được thực hiện theo quy trình sau:


Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên

Phương pháp định lượng

(Thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định tương quan và hồi quy)

Phương pháp định tính (Phỏng vấn chuyên gia)

Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

(Nguồn: Khung do tác giả đề xuất)

Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn

Bước 1: Trên cơ sở khảo lược tài liệu và các nghiên cứu trước đây, đồng thời xuất phát từ thực tế của không gian địa lý nghiên cứu, tác giả đề xuất vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Khi mục tiêu này đạt được thì sẽ trả lời được vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Bước 2: Dựa trên vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các lý thuyết nền tảng hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu nghiên cứu đúng hướng, đồng thời khảo lược các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trên thế giới. Từ khảo lược này, nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3: Do sự khác biệt về bối cảnh nghiên cứu, cũng như đặc điểm con người trong mỗi không gian địa lý, tổ chức có thể khác biệt. Chính vì vậy, thang đo được hệ thống khó có thể đo lường chính xác các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết đề xuất. Vì vậy nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán và thang đo cho phù hợp với thực tế tại không gian nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh thì nghiên cứu sẽ có mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức. Trên cơ sở thang đo chính thức, bước này sẽ thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo.

Bước 4: Dựa trên bảng thảo luận được thiết kế sẵn, trong bước này tác giả thực hiện khảo sát các cá nhân làm nghề kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dữ liệu sau khi khảo sát được mã hóa, làm sạch trên công cụ phần mềm SPSS nhằm chuẩn bị cho bước chạy phân tích tiếp theo.

Bước 5: Sau khi dữ liệu được làm sạch, trong bước này sẽ phân tích hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA như kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích.

Bước 6: Kiểm định tương quan; kiểm tra độ thích hợp của mô hình; kiểm định hệ số hồi quy; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi.

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là một thiết kế chi tiết định hình cụ thể các phương pháp thu thập thông tin, công cụ xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được mà nghiên cứu lựa chọn để kiểm chứng giả thuyết đưa ra. Thiết kế nghiên cứu bao các nội dung chủ yếu như phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu (Đinh Phi Hổ, 2014).

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 13 chuyên gia tham dự. Những chuyên gia này là những giảng viên đại học chuyên môn kinh tế, quản trị và luật học; luật sư; cán bộ tòa án thị xã Thuận An; cán bộ ủy ban tỉnh Bình Dương.

Bước đầu tiên thảo luận với các chuyên gia bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ phát hiện các nhân tố nào và theo những khía cạnh nào ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chuyên gia được yêu cầu liệt kê các nhân tố nào ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tiếp đó, các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đề xuất trong chương 2 được giới thiệu để các thành viên nêu chính kiến. Ý kiến của một chuyên gia nêu ra (bổ sung, thay đổi) sẽ được đem ra thảo luận tiếp tục với các chuyên gia khác. Cuối cùng, các ý kiến của các chuyên gia sẽ được tổng hợp lại. Các nhân tố và biến quan sát nào được trên 2/3 đồng ý thì sẽ được giữ lại.

Sau khi có kết quả từ các chuyên gia, bảng câu hỏi sơ bộ theo thang đo Likert được xây dựng và tiến hành phỏng vấn thử 20 người làm nghề kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ kết quả của nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi được xác định chính.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu định lượng là dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu định lượng trong luận văn này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với các kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023