Khái Niệm Đạo Đức Nghề Nghiệp Kế Toán


TT

Tác giả

Nghiên cứu

Các biến


7


Nikoomaram

H. et al.

(2013)

The Effects of age, gender, education level and work experience of accountant on ethical decision making by

using fuzzy logic


- Biến phụ thuộc: việc ra quyết định của kế toán.

- Biến độc lập: Tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, mức độ thâm niên.


8


Akman V. (2014)


Ethics and the

Accountants in Turkey

- Biến phụ thuộc: Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng đạo đức kế toán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

- Biến độc lập: Môi trường làm việc, yếu tố cá nhân, yếu tố khuyến khích, yếu tố động viên.


9


Kokthunarina n and Marko H. (2016)

Factors influencing accounting students' perception of accounting ethics; An Empirical Study in Indonesia

- Biến phụ thuộc: nhận thức về đạo đức kế toán ở Indonesia.

- Biến độc lập: Gian lận, thu thập, môi trường, văn hóa.

- Biến kiểm soát: giới tính, khóa học đạo đức.


10


Costa A.J. et al. (2016)

Ethical perceptions of accounting students in a Portuguese university: the

influence of individual factors and

personal traits


- Biến phụ thuộc: nhận thức đạo đức kế toán ở Bồ Đào Nha.

- Biến độc lập: Giới tính, tuổi tác, mức độ thâm niên, khóa học đạo đức.


11


Feil A.A. et al. (2017)

Professional ethics and accounting students: analysis of the intervening variables

- Biến phụ thuộc: nhận thức đạo đức kế toán tại Brazil.

- Biến độc lập: giới tính, tôn giáo, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, khóa học đạo đức,

tuổi tác, dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 5


TT

Tác giả

Nghiên cứu

Các biến




Factors influencing


- Biến phụ thuộc: đạo đức kế toán tại các chính quyền Cộng hòa Kenya.

- Biến độc lập: Kiểm soát nội bộ, thu nhập, sự độc lập của kế toán.




compliance with




accountants code of


12

Gatu (2017)

P.N.

ethics in county governments of

Kenya (A case of




accountants in




selected county




governments)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.2. Nhận xét các nghiên cứu trước

Chủ đề đạo đức kế toán đã thu hút được sự quan tâm đáng kể trong vài năm qua song song với sự xuất hiện của các vụ bê bối kế toán toàn cầu khác nhau. Những vụ bê bối kế toán như Enron, WorldCom và Kanebo ở nước ngoài và một loạt bất thường tài chính trên thế giới. Do hậu quả của Enron, WorldCom, Kanebo và những thất bại tương tự khác, áp lực cho tính minh bạch về đạo đức nghề nghiệp kế toán tăng lên. Do đó, việc nghiên cứu để xác các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình khôi phục lại danh tiếng cho nghề nghiệp kế toán. Chính vì lẽ đó mà các nghiên cứu về mảng đề tài này cũng chiếm số lượng đáng kể.

Thứ nhất, các nghiên cứu này hoặc là gắn liền với các nước có thị trường phát triển, hoặc là gắn với nền kinh tế xã hội riêng biệt, với đặc thù tôn giáo, nền chính trị, luật pháp và bối cảnh văn hóa đặc trưng của quốc gia mà các nhà nghiên cứu tham gia vào. Ở Việt Nam, một đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ không phù hợp để áp dụng kết quả nghiên cứu. Điển hình là các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo, sự tín ngưỡng được tiến hành ở các quốc gia có các đặc thù về tôn giáo, về sự tín ngưỡng như Trung Quốc (Phật giáo, Đạo giáo...), Malaysia (Hồi giáo,...),... còn đối với Việt Nam thì không có quốc đạo riêng, đa số các tôn giáo đều du nhập từ

các khu vực khác. Nét riêng biệt về nền chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia mỗi khác, mặc dù tất cả những điều này đều đưa đến kết quả tích cực nhất có thể.

Thứ hai, nội dung các công trình nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu chủ yếu đi vào phân tích một số nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán theo sự đặc thù của mỗi quốc gia. Do vậy, kết quả của những nghiên cứu này chỉ phù hợp với một số quốc gia. Điều kiện nghiên cứu và kết quả của một số nghiên cứu còn khá mới và chưa phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam.

Ngoài ra, các bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, diễn giải nên tính khách quan và tính thuyết phục của các bài viết còn hạn chế.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này là tiền đề, là cơ sở để tác giả lựa chọn, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Với tổng thể các nghiên cứu trên thế giới như trên, cùng với các nhận xét vừa nêu, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống các nhân tố như:

(1) Mức độ thâm niên, (2) Tín ngưỡng, (3) Môi trường pháp lý, (4) Trình độ học vấn, (5) Môi trường làm việc và (6) Quan hệ công việc ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có công trình nghiên cứu nào về đạo đức nghề nghiệp kế toán theo phương pháp định lượng. Do đó, về mặt thực tiễn, luận văn này sẽ là một tham khảo hữu ích giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán một hiệu quả, nhằm hạn chế các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và kết quả nghiên cứu của họ. Trong đó, kết quả nghiên cứu được lược khảo liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Việc kế thừa những kết quả đạt được của các nghiên cứu đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định mục tiêu nghiên cứu này. Từ đó xác định các vấn đề cần tiếp tục thực hiện, làm cơ sở xác định mục tiêu nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 sẽ trình bày một cách tổng quan về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp kế toán nói riêng, chương này cũng giới thiệu một số đặc điểm của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình bày tác động của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Ngoài ra, chương này cũng trình bày các lý thuyết nền và ứng dụng vào trong nghiên cứu này. Cũng như đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

2.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1. Khái niệm đạo đức

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đạo đức cho rằng: đạo đức là không thể thiếu trong một xã hội văn minh và hiện đại. Điển hình có thể nói đến Adam Smith (1790) - một nhà kinh tế học, một nhà triết gia đạo đức - đã có quan điểm về đạo đức bắt nguồn từ bản chất xã hội, đạo đức không phải là một cái gì đó chúng ta có thể tính toán mà nó được thể hiện qua những phẩm chất của sự thận trọng, công lý, sự tận tâm và tự chủ.

Cũng có quan điểm cho rằng đạo đức theo nghĩa rộng hơn, đề cập đến hành vi của con người liên quan đến những gì là đạo đức tốt và xấu, đúng và sai. Đó là việc áp dụng các giá trị để ra quyết định. Những giá trị này bao gồm sự trung thực, công bằng, trách nhiệm, tôn trọng và từ bi (Norton, 2009).

Một nhận định khác về đạo đức có nghĩa là làm điều đúng đắn, và tìm cách tuân theo hành vi đạo đức (Alleyne P. et al., 2014).

“Nếu nhìn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp” (Hồ Thị Thảo và cộng sự, 2014).

Nếu xét theo nhìn nhận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh không đưa ra định nghĩa đạo đức là gì, nhưng trong sử dụng, thuật ngữ đạo đức được dùng với 3 nghĩa: Rộng, hẹp, và rất hẹp.

Nghĩa rộng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.

Nghĩa hẹp: Đạo đức là các qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống.

Nghĩa rất hẹp: Đó là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành động cá nhân thể hiện quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù không lặp lại” (Hoàng Anh Tuấn, 2013).

Tóm lại, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu rằng đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội về cách sống, về thế giới. Để từ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Một số nguyên tắc về đạo đức căn bản cần được tuân thủ trong cách ứng xử giữa người với người được đưa ra như: sự lương thiện, thẳng thắn, tính có trách nhiệm, ngay thẳng, trung thực…

2.1.2. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp

Số lượng bài nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng về đạo đức nghề nghiệp hiện còn đang hạn chế. Chính vì thế, đạo đức nghề nghiệp chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và thống nhất.

Đến năm 1996, Hiệp hội Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) có nhận định như sau: “Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực hay quy tắc hành vi có tác dụng hướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của tổ chức theo cách có thể đóng góp phúc lợi cho những người hữu quan chính, và tôn trọng quyền của tất cả cử tri hữu quan đối với hoạt động của thành viên hiệp hội”.

Trong kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp là một tiêu chuẩn đạo đức dựa trên hành vi, được sử dụng để phân biệt giữa chấp nhận và không thể chấp nhận

(Ferrel et al., 2001). Đạo đức cũng có thể được định nghĩa là một bộ quy tắc và nguyên tắc bao gồm trách nhiệm giữa các chuyên gia, dù là đồng nghiệp, khách hàng hay xã hội nói chung (Otalor and Eiya, 2013).

Trong các nghiên cứu trước đây, các quan điểm và định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp được phát biểu khác nhau. Nhưng nhìn chung đạo đức nghề nghiệp vẫn xoay quanh các nguyên tắc căn bản mà những người hành nghề cần tuân thủ để giúp cho nghề nghiệp phát triển tốt đẹp. Thực hiện theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp còn tùy vào đặc điểm từng ngành nghề mà sẽ không giống nhau. Ví như đạo đức trong kinh doanh sẽ khác với đạo đức trong giáo dục hay đạo đức trong nghề y...

2.1.3. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp kế toán

Trên thế giới có nhiều quan điểm về đạo đức nghề nghiệp kế toán:

Đạo đức nghề nghiệp kế toán là dựa trên các nguyên tắc về sự trung thực, chính xác, tin cậy, tránh các lời chỉ trích và đánh giá môi trường, tôn trọng đồng nghiệp theo sự riêng tư của họ (Kaveh M., 2014).

Đạo đức kế toán có thể định nghĩa là nguyên tắc đạo đức hoặc giá trị sử dụng kế toán để tránh gian lận. Điều này hỗ trợ khái niệm rằng đạo đức kế toán là tiêu chuẩn để duy trì tất cả các báo cáo tài chính chống gian lận, sai lệch và các hình thức khác (Kokthunarinan and Marko H., 2016).

Ở Bồ Đào Nha có Bộ luật đạo đức kế toán chứng chỉ Bồ Đào Nha với những nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp như sau:

Năng lực kỹ thuật/nghiệp vụ: kế toán viên phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách siêng năng và có trách nhiệm, sử dụng kiến thức và kỹ thuật cần thiết, tôn trọng pháp luật cũng như các nguyên tắc kế toán và đạo đức.

Tính quyết định: kế toán viên và cộng tác viên của họ giữ bí mật chuyên nghiệp về các sự kiện và tài liệu được đưa vào kiến thức của họ, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ.

Tính công bằng: kế toán đảm bảo sự đối xử bình đẳng và chú ý đến tất cả các dịch vụ mà họ phục vụ, trừ khi được quy định trong các tiêu chuẩn hợp đồng đã thoả thuận.

Độc lập: kế toán vẫn không đổi so với bất kỳ áp lực nào xuất phát từ lợi ích riêng của mình hoặc bên ngoài các hoạt động, để không làm tổn hại đến sự độc lập về kỹ thuật của họ.

Tính toàn vẹn: kế toán sẽ được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn trung thực và đức tin tốt.

Lòng trung thành: các kế toán viên, trong quan hệ chung của họ, hành động với sự công bằng và lịch sự, kiềm chế khỏi bất kỳ cuộc tấn công cá nhân hoặc ám chỉ nào, thực hiện chính mình tuân thủ các quy tắc cạnh tranh công bằng và pháp luật để duy trì phẩm giá của nghề.

Trách nhiệm: kế toán chịu trách nhiệm về các hành vi đã cam kết trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức nào hay sách giáo khoa về đạo đức nghề nghiệp kế toán. Do đó, không có một khái niệm hay định nghĩa chung nào về đạo đức nghề nghiệp kế toán. Trong Thông tư số: 70/2015/TT-BTC cũng không có đề cập chính xác về định nghĩa của đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì, chỉ có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp kế toán là bộ tắc kế toán để hướng dẫn các người làm nghề kế toán hành xử và hoạt động một cách trung thực, vì lợi ích chung của nghề và xã hội. Trong Thông tư có đưa ra các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán được quy định cụ thể:

Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;

Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí