4.5.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc DD 73
4.6. Phân tích tương quan 74
4.7. Phân tích hồi quy đa biến 75
4.7.1. Phân tích hồi quy đa biến lần 1 75
4.7.2. Phân tích hồi quy đa biến lần 2 76
4.7.3. Giả định tự tương quan 77
4.7.4. Giả định phương sai của sai số không đổi 77
4.7.5. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư 78
4.7.6. Kiểm tra đa cộng tuyến 79
4.7.7. Hệ số R bình phương 79
4.8. Bàn luận kết quả nghiên cứu 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 83
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.2. Khuyến nghị 88
5.2.1. Môi trường pháp lý 88
5.2.2. Môi trường làm việc 89
5.2.3. Trình độ học vấn 89
5.2.4. Mức độ thâm niên 89
5.2.5. Quan hệ công việc 90
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT | NỘI DUNG | |
1 | ANOVA | Analysis of variance |
2 | CEO | Chief Executive Officer |
3 | DLR | Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt |
4 | EFA | Exploratory Factor Analysis |
5 | ICPAK | The Institute of Certified Public Accountants of Kenya |
6 | IFAC | International Federation of Accountant |
7 | KMO | Kaiser-Meyer-Olkin |
8 | NĐ-CP | Nghị định - Chính phủ |
9 | SAICA | Bộ quy tắc ứng xử chuyên nghiệp do viện kế toán Nam Phi cấp |
10 | SPSS | Statistical Package for the Social Sciences |
11 | TT-BTC | Thông tư - Bộ Tài chính |
12 | UBND | Ủy ban Nhân dân |
13 | USD | United States dollar |
14 | VIF | Variance inflation factor |
15 | WTO | World Trade Organization |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 1
- Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính: Trong Phương Pháp Này Tác Giả Tham Khảo Các Tài Liệu Như Sách, Báo, Tạp Chí Và Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố
- Nghiên Cứu Của Nikoomaram H. Et Al. (2013)
- Khái Niệm Đạo Đức Nghề Nghiệp Kế Toán
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu 18
Bảng 2.1: Đo lường các biến của các nghiên cứu trước 38
Bảng 3.2: Thang đo chính thức 44
Bảng 4.1: Thống kê giới tính đối tượng khảo sát 49
Bảng 4.2: Thống kê tôn giáo đối tượng khảo sát 49
Bảng 4.3: Thống kê học vấn đối tượng khảo sát 50
Bảng 4.4: Thống kê độ tuổi đối tượng khảo sát 50
Bảng 4.5: Thống kê thâm niên công tác đối tượng khảo sát 50
Bảng 4.6: Thống kê vị trí công việc đối tượng khảo sát 51
Bảng 4.7: Thống kê thu nhập đối tượng khảo sát 51
Bảng 4.8: Kết quả ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng 51
Bảng 4.9: Thang đo Mức độ thâm niên sau khi điều chỉnh 52
Bảng 4.10: Thang đo Trình độ học vấn sau điều chỉnh 53
Bảng 4.11: Thang đo Tín ngưỡng sau khi điều chỉnh 54
Bảng 4.12: Thang đo Môi trường pháp lý sau khi điều chỉnh 55
Bảng 4.13: Thang đo Môi trường làm việc sau khi điều chỉnh 56
Bảng 4.14: Thang đo Quan hệ công việc sau khi điều chỉnh 58
Bảng 4.15: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Mức độ thâm niên 58
Bảng 4.16: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Trình độ học vấn 59
Bảng 4.17: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Tín ngưỡng 60
Bảng 4.18: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Môi trường pháp lý 61
Bảng 4.19: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Môi trường làm việc ...62 Bảng 4.20: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Quan hệ công việc 63
Bảng 4.21: Thống kê mô tả thang đo các biến nhân tố Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán 64
Bảng 4.22: Kết quả thống kê mô tả các biến 65
Bảng 4.23: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố MN 65
Bảng 4.24: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố HV 66
Bảng 4.25: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TN 66
Bảng 4.26: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố PL 67
Bảng 4.27: Kết quả phân tích thang đo lần 1 cho nhân tố LV 67
Bảng 4.28: Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố LV 68
Bảng 4.29: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CV 68
Bảng 4.30: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố DD 69
Bảng 4.31: Kiểm định KMO 70
Bảng 4.32: Kết quả EFA cho các biến độc lập 71
Bảng 4.33: Kiểm định KMO 73
Bảng 4.34: Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc 73
Bảng 4.35: Hệ số tương quan 74
Bảng 4.36: Phân tích hồi quy đa biến lần 1 75
Bảng 4.37: Phân tích hồi quy đa biến lần 2 76
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 37
Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn 41
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 78
Hình 4.2: Phân phối chuẩn của phần dư 79
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ 21 đã được bắt đầu bằng sự sụp đổ hàng loạt của các công ty, một trong những nguyên nhân đó có liên quan đến hoạt động gian lận trong kế toán. Những thất bại này đã gây ra những tổn thất nặng nề về tài chính cho nhiều nhà kinh doanh, các ảnh hưởng này sẽ vang dội trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế trong nhiều năm sắp tới. Hậu quả của nó đối với nghề kế toán là vô cùng nghiêm trọng. Kế toán có thể phải đối mặt với một trận chiến đầy chông gai và dài lâu để khôi phục lại danh tiếng đã mất của mình, cũng như để lấy lại lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Các vụ bê bối của kế toán chuyên nghiệp đã xảy ra khắp nơi trên thế giới dần dần được khai quật ra trước mắt cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Đầu tiên, phải nói đến công ty Enron - "Gã khổng lồ năng lượng" của vùng Texas, Hoa Kỳ thành lập vào năm 1985, đến năm 2000 đạt doanh thu lên đến gần 111 tỷ USD. Với sự phát triển thần kỳ, 6 năm liên tục Enron vinh dự được tạp chí Fortune xếp hạng là “Công ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ”. Nhưng đến năm 2011, tất cả danh tiếng của tập đoàn này đã hoàn toàn sụp đổ khi hoạt động gian lận kế toán của họ bị phát hiện, họ đã khai thác các kẽ hở kế toán, sử dụng các thể chế có mục đích đặt biệt và các báo cáo tài chính không trung thực. Enron đã phải nộp đơn xin phá sản cuối năm 2011, trở thành vụ phá sản lớn nhất Hoa Kỳ cho đến thời điểm đó với con số khổng lồ 63,4 tỷ USD. Tiếp đến là công ty WorldCom – Công ty điện thoại đường dài lớn thứ hai của Hoa Kỳ thành lập vào năm 1983. Đến đầu thế kỷ 21, khi viễn thông ở Mỹ bắt đầu hạ nhiệt, WorldCom lâm vào nợ nần sau những vụ vung tay thôn tính, mua lại. CEO Bernard Ebbers đã dùng những biện pháp mờ ám để gian lận kế toán, che giấu tình trạng tài chính suy yếu, giả mạo tăng trưởng để nâng giá cổ phiếu. Năm 2005, công ty tuyên bố phá sản sau khi tòa án New York xác nhận ông Ebbers gian lận sổ sách số tiền lên đến 11 tỷ USD. Các vụ bê bối kế toán không chỉ dừng lại ở các công ty của Hoa Kỳ mà ngay ở Nhật Bản - một đất nước với các Bộ luật nghiêm khắc - cũng đã từng xảy ra vụ gian lận kế toán gây nên chấn động lớn nhất trong lịch sử của đất nước
Nhật. Đó chính là doanh nghiệp Kanebo – một doanh nghiệp dệt may và mỹ phẩm khổng lồ của nước Nhật được thành lập vào năm 1887. Năm 2003, một gian lận kế toán lớn đã được tiết lộ với cáo buộc thổi phồng lợi nhuận hơn 2 tỷ USD trong vòng 5 năm. Gian lận kế toán không chỉ xảy ra ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật mà ở các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn có các hành vi gian lận kế toán. Điển hình là công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) trong mùa kiểm toán năm 2010, đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc DLR ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Không chỉ có một mà còn rất nhiều vụ bê bối kế toán tại Việt Nam ngày càng được phanh phui và trở thành vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hơn bao giờ hết...
Trong quá trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu khác nhau với các thành phần hoặc nhân tố về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán như: thâm niên, luật kế toán, lợi ích cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ học vấn... Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đánh giá tác động của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Vì vậy, việc nghiên cứu xác định và đo lường được các nhân tố nội tại bên trong và các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương là cần thiết, qua đó nâng cao năng lực thiết lập mục tiêu; điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình với sự tin cậy, trung thực của kết quả do kế
toán cung cấp; sự đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các nguồn lực trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những nhu cầu và tính cấp thiết nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể hoá mục tiêu chung gồm các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này như sau:
- Hiểu được nhân tố nào ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Để làm rõ các mục tiêu, trọng tâm của luận văn trả lời ba câu hỏi sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
- Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như: (1) Mức độ thâm niên, (2) Tín ngưỡng, (3) Môi trường pháp lý, (4) Trình độ học vấn, (5) Môi trường làm việc và (6) Quan hệ công việc với đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương hay không?
- Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương?