Tổng Hợp Một Số Nghiên Cứu Việt Nam Về Đề Tài Cltt Bctc


toán tài chính, số lượng cuộc họp HĐQT, tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có chuyên môn tài chính, sự hiện diện của bộ phận kiểm toán nội bộ. Có sự khác nhau về CLTT BCTC của các DN theo quy mô và tỷ lệ sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên các nhân tố được tác giả lựa chọn đánh giá chỉ thuộc lĩnh vực QTCT.

Luận án tiến sĩ Phạm Quốc Thuần (2016) với mục tiêu nghiên cứu là CLTT BCTC và những nhân tố tác động đến CLTT BCTC, tìm hiểu sự khác biệt về tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC giữa các nhóm DNNY với chưa niêm yết, nhóm DN nhỏ với nhóm DN vừa và lớn của các DN tại Việt Nam. Tiến hành nghiên cứu tình huống bằng thảo luận tay đôi và thảo luận nháp, nghiên cứu định tính cũng đã xác định được 10 nhân tố. Thực hiện các phân tích định lượng từ dữ liệu thu thập được thông qua việc khảo sát các đối tượng phụ trách kế toán trong các DN này, với CLTT BCTC được đánh giá theo đặc tính CL của FASB & IASB 2010. Nghiên cứu đưa ra kết quả là: CLTT BCTC được đánh giá với số điểm 3,76/5 điểm; mức độ tác động theo thứ tự, mạnh nhất là Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, tiếp theo là các nhân tố Hành vi QTLN, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên kế toán, hiệu quả của hệ thống KSNB, BCTC được kiểm toán và chất lượng PMKT. Trong đó, chỉ hai nhân tố Áp lực từ thuế và hành vi QTLN là ảnh hưởng ngược chiều, các yếu tố còn lại đều tác động thuận chiều. DN có quy mô khác nhau, DNNY hay chưa niêm yết được minh chứng là có sự khác biệt về sự tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC.

Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) đánh giá CL BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán thông qua cách đo lường CL lợi nhuận theo mô hình Jones điều chỉnh và EBO điều chỉnh. Mẫu của nghiên cứu gồm có 283 quan sát trong khoảng thời gian ba năm từ 2012 – 2014. Bằng các phân tích định lượng đã chỉ ra rằng CL BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa cao. Nhóm các nhân tố được đưa vào xem xét rất đa dạng gồm: cơ cấu sở hữu vốn, QTCT, cơ cấu vốn, đặc điểm thị trường, hiệu quả công ty. Kết quả chỉ ra rằng có 17 nhân tố tác động đến CL BCTC với 4 nhân tố mới là: tính trì hoãn của BCTC, thị trường niêm yết, thời gian niêm yết, khả năng thanh toán nhanh.


Phạm Thanh Trung (2016) thực hiện nghiên cứu CLTT BCTC của các DN nhỏ và vừa ở TP. Hồ Chí Minh, và các nhân tố ảnh hưởng đến. Nghiên cứu đề xuất hai nhóm nhân tố là: Công tác kế toán và khung pháp lý kế toán. CLTT BCTC đánh giá theo các tiêu chuẩn của Beest và cộng sự (2009), tác giả đã lựa chọn 9 khoản mục cho nghiên cứu của mình: thích hợp (2 khoản mục), trung thực (2 khoản mục), dễ hiểu (2 khoản mục), có khả năng so sánh (2 khoản mục), kịp thời (1 khoản mục). Và đã tìm ra được 7 nhân tố: hình thức sổ sách kế toán, thuế, bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, nhà quản lý, hệ thống chứng từ kế toán, mục tiêu lập BCTC có sự tác động thuận chiều đến CLTT BCTC của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Bảng 1.2. Tổng hợp một số nghiên cứu Việt Nam về đề tài CLTT BCTC


Tên đề tài và tác giả

Cách đo

lường CLTTBCTC

Các nhân tố ảnh hưởng

1. “Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các CTNY ở sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí

Minh” (Cao Thị Lệ Thư , 2014).

- Các chỉ số thông tin công bố theo Fathi (2013).

- Quy mô DN, tỷ lệ thành viên không điều hành của HĐQT, tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi Nhà nước.

2. “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” (Phan Minh Nguyệt,

2014)

- Theo các đặc tính CL của BCTC.

- Rủi ro kiểm toán, nhà quản trị DN, việc lập và trình bày BCTC, thuế, lợi ích và chi phí

3. “Tác động của QTCT đến CLTT

BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam” (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016).

- Theo các

đặc tính CL của BCTC

- Các nhân tố thuộc quản trị công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 4


4. “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam” (Phạm Quốc Thuần, 2016)

- Theo các đặc tính CL của BCTC.

- Hành vi QTLN, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực NVKT, hiệu quả của KSNB, BCTC được kiểm toán và CL PMKT. Hai biến kiểm soát: Niêm yết

và Quy mô DN

5. “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”

(Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016)

- Đo lường theo CL lợi nhuận trên 2 cơ sở kế toán

và thị trường.

- Các nhóm nhân tố: cơ cấu sở hữu, QTCT, đặc điểm thị trường, hiệu quả công ty, cơ cấu vốn.

6. “Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Hồ Chí Minh” (Phạm Thanh Trung, 2016)

- Theo các đặc tính CL của BCTC.

- Hình thức sổ sách kế toán, bộ máy kế toán, thuế, nhà quản lý, hệ thống tài khoản kế toán, mục tiêu lập BCTC, hệ

thống chứng từ kế toán.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.3. Các phương pháp đo lường CLTT BCTC

Theo Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), có 2 phương pháp đo lường CLTT BCTC được sử dụng chủ yếu, đó là:

- Phương pháp (1): Đo lường CLTT BCTC theo các đặc tính của CL BCTC được công bố trong báo cáo của các tổ chức nghề nghiệp kế toán trên thế giới và chuẩn mực kế toán tại các quốc gia. Trong đó tính thích hợp, trung thực, có khả năng so sánh, có thể hiểu được, có thể kiểm chứng, kịp thời là những đặc tính CL theo IASB, FASB thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường CLTT


BCTC (Beest và cộng sự (2009), Braam & Beest (2013), Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Phạm Quốc Thuần (2016)..).

- Phương pháp (2): Đo lường theo CL lợi nhuận

+ Các khoản dồn tích: Nhiều nghiên cứu đã đưa ra mô hình nhằm xác định giá trị các khoản dồn tích có điều chỉnh, nếu giá trị các khoản dồn tích này có giá trị cao thì CLTT BCTC kém, và ngược lại. Các nghiên cứu tiêu biểu cho cách đo lường này có thể kể đến như: DeAngelo (1986), Jones (1991), Dechow và cộng sự (1995), Kothari và cộng sự (2005)...

+ Giá trị thích hợp của TTKT: Một số mô hình theo phương pháp này là: mô hình tỷ suất sinh lợi (Easton & Harris, 1991), mô hình EBO của Edward Bell Ohlson, mô hình này được bổ sung thêm biến sự thay đổi thu nhập trên một cổ phiếu (EPS1) tạo thành mô hình EBO điều chỉnh.

Sử dụng phương pháp (2) là những nghiên cứu: Klai & Omri (2011), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Jouni Fathi (2013)..

Việc thực hiện đo lường CLTT BCTC có nhiều cách tiếp cận khác nhau là do tùy theo mục tiêu của nghiên cứu, không gian nghiên cứu của từng đề tài. Nhưng điều cuối cùng mà các nhà nghiên cứu hướng đến là thiết lập các đặc tính CL để nâng cao hơn nữa CLTT BCTC.

1.4. Nhận xét các nghiên cứu

Từ các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam được liệt kê ở trên, một số nhận xét được rút ra như sau:

- Về cách thức tiếp cận nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và cả định lượng, nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm nêu ra các nhân tố, nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTTBCTC.

- Về cách đo lường CLTT BCTC: chủ yếu dựa vào các đặc tính chất lượng được công bố bởi IASB, FASB và CL lợi nhuận.

- Về những nhân tố ảnh hưởng: có thể chia thành các nhóm chính như sau: nhóm nhân tố bên trong DN (bao gồm: quản trị công ty, quản trị lợi nhuận, hệ thống kế toán trên máy tính, chất lượng PMKT, năng lực NVKT, KSNB, giáo dục và đào


tạo nhân viên..), nhóm nhân tố bên ngoài (kiểm toán độc lập, thuế), nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của DN (niêm yết, quy mô, cơ cấu sở hữu, đòn bẩy, lợi nhuận)

- Về mức độ ảnh hưởng và chiều hướng của các nhân tố ảnh hưởng có sự khác biệt giữa các nghiên cứu.

1.5. Xác định khe hổng nghiên cứu

Trước đây, các đề tài về CLTT BCTC trên thế giới cũng như tại Việt Nam thường tập trung theo hướng nghiên cứu CLTT BCTC của những DNNY, tuy nhiên sự nghiên cứu chuyên sâu cho các DN theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, đặc biệt là các ngành có BCTC tính đặc thù cao như bảo hiểm, ngân hàng vẫn còn rất khiêm tốn.

Các chủ đề kế toán trong ngành ngân hàng thường tập trung nghiên cứu về đề tài quản trị lợi nhuận, CL lợi nhuận. Theo sự tìm hiểu của tác giả, thì các nghiên cứu về CLTT BCTC trong ngành ngân hàng thì rất ít, chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện. Như nghiên cứu của Adebiyi & Olowookere (2016) đánh giá CLTT BCTC của các ngân hàng tại Nigeria theo thước đo về quản trị lợi nhuận bằng các khoản dồn tích được tính toán dựa trên công thức từ Dechow và cộng sự (1995), theo như một số lập luận của các nhà nghiên cứu khác thì cách làm này tồn tại nhiều hạn chế vì ngành ngân hàng có đặc thù riêng về kế toán riêng nếu như áp dụng mô hình Dechow và cộng sự thông thường như là áp dụng cho các ngành nghề khác thì kết quả nghiên cứu không thuyết phục. Mô hình này chủ yếu tính toán các khoản dồn tích dựa vào chi phí khấu hao tài sản cố định, mà trong ngành ngân hàng thì chi phí này chỉ có một tỷ trọng nhỏ không như các ngành công nghiệp sản xuất khác. Olowokure và cộng sự (2016) cũng đánh giá CLTT BCTC theo QTLN, nhưng được đo lường bằng khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Qua đó có thể thấy rằng, các nghiên cứu về CLTT BCTC của ngành ngân hàng rất hạn chế, một số ít nghiên cứu được tiến hành, nhưng QTLN lại được dùng để làm căn cứ đánh giá CLTT BCTC, điều này không thể đánh giá đầy đủ các thuộc tính, thành phần, cấp bậc của CLTT BCTC theo các tiêu chuẩn mà IASB, FASB đã đưa ra. Nghiên cứu của Rasha (2017) đã dùng các đặc điểm CL của BCTC là tiêu chuẩn về CLTT BCTC, nhưng


chỉ là nhân tố thuộc bên trong và thuộc đặc điểm ngân hàng, chưa nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố bên ngoài. Còn nghiên cứu của Tarus và cộng sự (2015) chỉ xem xét đến đặc tính thích hợp của BCTC và hai yếu tố được đưa vào xem xét là: năng lực nhân viên và kế toán trên máy tính mà chưa có nhiều các nhân tố khác, chưa đánh giá đầy đủ các đặc tính của CLTT BCTC.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DNNY hoặc cụ thể cho một nhóm ngành nào đó như: xây dựng, vận tải, bất động sản...đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về đề tài này tại Việt Nam, tác giả vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào về CLTT BCTC của ngành ngân hàng. Các nghiên cứu về CLTT BCTC thường loại trừ ngành ngân hàng ra khỏi mẫu nghiên cứu vì những đặc thù riêng trong ngành nghề và quy định kế toán.

1.6. Định hướng nghiên cứu

Luận văn sẽ sử dụng các thuộc tính chất lượng theo IASB, FASB để đánh giá CLTT BCTC. Xác định các nhân tố, đề xuất mô hình nghiên cứu, thiết lập thang đo cho biến phụ thuộc CLTT BCTC, các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng. Thực hiện các kỹ thuật phân tích nhằm xác định rò các nhân tố và mức độ mà nó ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao CLTT BCTC. Kết luận chương 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về CLTT BCTC và các nhân tố được đưa vào để xem xét sự tác động của nó đối với CLTT BCTC. Qua đó thấy rằng, chủ đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến. Nhưng nhiều nghiên cứu về CLTT BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán đã loại trừ ngành ngân hàng ra khỏi mẫu nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm trong những năm vừa qua, tuy nhiên theo sự tìm hiểu của tác giả vẫn chưa có các nghiên cứu về CLTT BCTC. Vì vậy, CLTT BCTC của các ngân hàng là một vấn đề cần thiết đáng để nghiên cứu.


Chương 2 sẽ nêu ra các lý thuyết cơ sở, khái niệm liên quan, các cơ sở để xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu, lập ra bảng câu hỏi để phỏng vấn ý kiến các chuyên gia.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm CLTT

Trong đời sống hàng ngày, thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một thành phần của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong lĩnh vực kinh tế, thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu (có thể là những sự kiện, những con số) và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và những nhận thức tốt hơn về các vấn đề được quan tâm. Nói cách khác, thông tin là những dữ liệu nhận được và sẽ được xử lý, đối chiếu và rất có ích cho người sử dụng nhằm làm cơ sở để đưa ra các quyết định (Wang & Strong, 1996).

Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau và là một vấn đề còn nhiều tranh luận do tính chủ quan trong những đánh giá về nó. Sau đây là một số quan điểm về khái niệm CLTT của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước được tác giả tổng hợp lại:

Theo nghiên cứu của Wang & Strong (1998) và Batini & Scannapieco (2006) thì thông tin chất lượng cần đảm bảo bốn tiêu chuẩn : (1) Bản chất bên trong của thông tin (Intrinsic IQ) là tính chính xác, khách quan, đáng tin cậy (2) Khả năng tiếp cận của thông tin (Accessibility IQ) là tính dễ truy cập, bảo mật (3) Ngữ cảnh của thông tin (Contextual IQ) gồm thích hợp, giá trị tăng thêm, kịp thời, đầy đủ, số lượng dữ liệu ; (4) Trình bày thông tin (Representational IQ) gồm có khả năng diễn giải, dễ hiểu, súc tích và nhất quán.

Theo CobiT, CLTT phải đáp ứng bảy tính chất sau: hữu hiệu và hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ, đáng tin cậy.

Huang và cộng sự (1999) định nghĩa CLTT là thông tin phù hợp để người dùng thông tin sử dụng. Ngoài ra, thông tin không chỉ phù hợp yêu cầu người dùng mà còn đáp ứng các thông số kỹ thuật (Kahn & Strong, 1998).

Dựa theo các khái niệm về CLTT được nêu ra bởi các nhà nghiên cứu, có thể đưa ra khái niệm CLTT như sau: CLTT bao gồm một tập hợp các tiêu chuẩn được quy định của thông tin bao gồm tính chính xác, tính đầy đủ, tính tuân thủ, tính

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí