Thang Đo Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán


Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về việc KSNB ảnh hưởng thế nào tới CLTT BCTC. Kết quả nghiên cứu của Doyle và cộng sự (2007) chỉ ra rằng sự yếu kém của hệ thống KSNB làm cho BCTC có chất lượng thấp. Altamuro & Beatty (2010) kết luận rằng những cải tiến trong giám sát và báo cáo KSNB dẫn đến cải thiện CLTT BCTC trong ngành ngân hàng. Phạm Quốc Thuần (2016) cũng đã chỉ ra về mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa giữa hiệu quả KSNB với CLTT BCTC của các DN Việt Nam.

Trong ngành ngân hàng, việc tuân thủ các nguyên tắc KSNB tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng luôn chấp hành theo đúng các quy định về pháp luật, các chính sách của nhà nước, các quy định kế toán. Hoạt động KSNB tốt sẽ giúp ngân hàng làm giảm được các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, và giúp ngăn chặn các sai sót và gian lận, các số liệu kế toán được cung cấp kịp thời và chính xác, thông tin BCTC được công bố có được sự tin cậy.

Do đó, hệ thống KSNB càng vững mạnh và hiệu quả thì CLTT BCTC đạt được càng cao.

Thang đo dùng để đánh giá nhân tố KSNB được tác giả kế thừa từ Phạm Quốc Thuần (2016).

Bảng 2.2. Thang đo Kiểm soát nội bộ


Thang đo

Cơ sở xây dựng

Ngân hàng thiết lập các quy định và thủ tục kiểm soát

nhằm đảm bảo ngân hàng tuân thủ theo các quy định pháp luật.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Hoạt động KSNB tại ngân hàng giúp ngăn ngừa hiệu

quả gian lận và các sai sót trên BCTC.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Hoạt động KSNB tại ngân hàng thường xuyên kiểm tra,

giám sát việc đảm bảo CLTT BCTC của ngân hàng.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 6

(Nguồn: Tham khảo từ Phạm Quốc Thuần (2016))


2.4.3. Chất lượng phần mềm kế toán

Theo Sacer & Oluic (2013), một hệ thống TTKT được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin phù hợp là một đòi hỏi về quản lý trong điều kiện kinh doanh hiện đại. Xử lý dữ liệu kế toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin thích hợp sẽ làm giảm chi phí sản xuất TTKT, tăng sự tin cậy cho TTKT, giúp giảm thời gian và năng lượng. Do đó, điều này hỗ trợ đáng kể cho tính kịp thời – một đặc tính CL của thông tin tài chính dẫn đến tăng CL BCTC và cũng hỗ trợ cho tính chính xác bằng cách sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả.

Tarus và cộng sự (2015) cũng đã kết luận rằng hệ thống kế toán trên máy tính có tác động tích cực đến tính chính xác của BCTC.

Trong luận án của Phạm (2016) cũng đã xác định chất lượng PMKT là một nhân tố mới, chưa từng được khám phá trong các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trước đây ở Việt Nam và đưa ra bằng chứng về mối liên hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa chất lượng PMKT với CLTT BCTC.

Với điều kiện phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay thì việc sử dụng PMKT thích hợp là điều thiết yếu nhất đối với tất cả doanh nghiệp, sở hữu một phần mềm phù hợp sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận được các thông tin quan trọng trong thời gian nhanh nhất. PMKT là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các TTKT trên máy tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý các thông tin trên chứng từ theo đúng quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán, BCTC và báo cáo quản trị. Do đó, việc sử dụng một phần mềm phù hợp sẽ giúp ích đáng kể cho TTKT đáp ứng tính kịp thời và chính xác, từ đó giúp cho CLTT BCTC được tăng lên. Có thể nói rằng, nhân tố này có sự tác động đến CLTT BCTC của tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng.

Thang đo Chất lượng PMKT của Phạm Quốc Thuần (2016) được áp dụng cho nghiên cứu này.


Bảng 2.3. Thang đo Chất lượng phần mềm kế toán


Thang đo

Cơ sở xây dựng

PMKT đảm bảo tuân thủ đúng chuẩn

mực và quy định kế toán.

Phạm Quốc Thuần (2016)

PMKT có lưu trữ đủ thông tin cho phép

theo dòi người truy cập.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Mọi chỉnh sửa sổ sách kế toán đều được

lưu lại vết tích trên PMKT.

Phạm Quốc Thuần (2016)

PMKT phù hợp với đặc điểm hoạt động

kinh doanh của NHTM

Sacer & Oluis (2013), Phạm Quốc

Thuần (2016)

(Nguồn: Tham khảo từ Phạm Quốc Thuần (2016))

2.4.4. Đào tạo nhân viên

Theo lý thuyết TQM - Quản lý chất lượng toàn diện, nhân tố Đào tạo nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng trong Quản trị chất lượng toàn diện của các DN, góp phần gia tăng CLTT của DN (Saraph và cộng sự, 1989). Đào tạo là rất quan trọng nhằm cố gắng cải tiến chất lượng để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Theo Aguayo (1999) cho rằng đầu tư đúng mức vào việc đào tạo và huấn luyện cho lực lượng lao động là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của việc tiến hành các chiến lược chất lượng. Xu (2003) cũng đã cho rằng đào tạo nhân viên là một trong ba nhân tố quan trọng nhất của CL TTKT. Phạm (2016) cũng đã đưa ra bằng chứng định lượng để chứng minh được sự ảnh hưởng cùng chiều của đào tạo nhân viên đến CLTT BCTC.

Vấn đề nguồn nhân lực kế toán nắm giữ một vai trò cốt yếu trong quy trình lập và công bố BCTC. Nếu bộ máy kế toán không đủ năng lực chuyên môn sẽ dẫn đến việc hiểu và diễn giải sai các chính sách về kế toán, điều này làm sai lệch các thông tin được thể hiện trên BCTC và làm giảm CLTT BCTC. Do đó, các DN cần phải chú trọng đến chương trình huấn luyện, bồi dưỡng chyên môn nhân viên hơn nữa để có thể nâng cao trình độ, kỹ năng xử lý công việc của NVKT, cập nhật các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực tài chính cho NVKT. Ngành ngân hàng có các quy


định riêng về kế toán, nên việc đào tạo NVKT có đầy đủ năng lực chuyên môn sẽ là một yếu tố cần thiết cho việc nâng cao CLTT BCTC trong ngành ngân hàng.

Nhân tố Đào tạo nhân viên có thang đo được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Hongjang Xu (2003) và Phạm Quốc Thuần (2016) như sau:

Bảng 2.4. Thang đo Đào tạo nhân viên


Thang đo

Cơ sở xây dựng

Ngân hàng luôn hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng

kiến thức về kế toán và thuế cho nhân viên.

Hongjang Xu (2003), Phạm

Quốc Thuần (2016)

Ngân hàng có kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác đào tạo kiến thức về kế toán và thuế cho

nhân viên và ban quản trị.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Ngân hàng kịp thời đào tạo, bồi dưỡng kiến thức

cho nhân viên khi có những cập nhật, thay đổi trong hệ thống thông tin kế toán.

Hongjang Xu (2003), Phạm Quốc Thuần (2016)

(Nguồn: Tham khảo từ nghiên cứu Phạm Quốc Thuần (2016))

2.4.5. Năng lực nhân viên kế toán

Theo lý thuyết TQM thì năng lực nhân viên là yếu tố có sự ảnh hưởng tới CLTT BCTC. Theo Hongjang Xu (2003), năng lực của nhân viên được cho là trình độ đào tạo, kinh nghiệm, khả năng làm việc của người nhân viên ở tất cả các cấp, từ quản lý cấp cao và trung cho đến nhân viên; nói cách khác, đó là kỹ năng và sự hiểu biết của người nhân viên cần có ở cả hai lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh; năng lực của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến CL của dữ liệu hệ thống TTKT. Nếu nhân viên có năng lực kế toán tham gia vào công tác kế toán, thì các nhân viên này sẽ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình trong việc lập BCTC theo các nguyên tắc kế toán để có thể tạo ra BCTC có chất lượng. Tarus và cộng sự (2015) cho rằng trình độ đào tạo và kiến thức của NVKT sẽ tác động đến tính chính xác của BCTC tại các ngân hàng ở Nakuru, Kenya.


Tại Việt Nam, Phạm Quốc Thuần (2016) cho rằng năng lực của NVKT có sự tác động cùng chiều tới CLTT BCTC, còn Phan Minh Nguyệt (2014) thì lại kết luận rằng trình độ NVKT không có ảnh hưởng đến CLTTKT.

Nhân viên kế toán là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động kế toán tại đơn vị, nên nếu NVKT không có đủ trình độ đáp ứng được các yêu cầu công việc đặt ra sẽ làm CL BCTC của đơn vị xấu đi. Ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến, thì các nhân viên này cần có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu về công việc, góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống BCTC, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin hay việc giám sát, điều hành của cấp trên. Như vậy, các NVKT chuyên nghiệp, có năng lực sẽ giúp CL BCTC được tăng cao. Trong ngành ngân hàng, việc sở hữu các NVKT chuyên nghiệp, có năng lực sẽ góp phần nâng cao CLTT BCTC hơn nữa.

Thang đo Năng lực NVKT được xây dựng dựa trên sự tham khảo từ nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) và Phan Minh Nguyệt (2014).

Bảng 2.5. Thang đo nhân tố Năng lực nhân viên kế toán


Thang đo

Cơ sở xây dựng

NVKT am hiểu và nắm rò chuẩn mực và chế độ

kế toán đang sử dụng của ngân hàng.

Phạm Quốc Thuần (2016)

NVKT có am hiểu về các nghiệp vụ kinh doanh

và tình hình tài chính của ngân hàng.

Phạm Quốc Thuần (2016)

NVKT có khả năng hiểu và vận dụng quy định

kế toán vào nghiệp vụ thực tế của ngân hàng.

Phạm Quốc Thuần (2016)

NVKT có kỹ năng về lập và trình bày thông tin

trên BCTC theo đúng quy định.

Phan Minh Nguyệt (2014)

NVKT thường xuyên cập nhật những thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định

pháp luật có liên quan.

Phan Minh Nguyệt (2014)

(Nguồn: Tham khảo từ Phạm Quốc Thuần (2016), Phan Minh Nguyệt (2014))


2.4.6. Áp lực từ thuế

Theo Hanlon và cộng sự (2014), cơ quan thuế là đại diện cho chính phủ trong việc xác định lợi nhuận thực sự của các công ty và được một phần từ lợi nhuận này, cơ quan thuế không quan tâm đến việc cải thiện CL BCTC, sự tác động đến CL BCTC chỉ là một sản phẩm phụ từ sự quan tâm của cơ quan thuế đến tính chính xác của khoản thu nhập chịu thuế được báo cáo. Việc giám sát của cơ quan thuế sẽ làm giảm việc tránh thuế. Tác giả đã kết luận rằng việc thực thi của cơ quan thuế sẽ có mối liên hệ tích cực với CLTT BCTC.

Ali & Hwang (2000) đưa ra nhận định, các nghiên cứu trước đã cho thấy rằng ở các quốc gia nơi việc tuân thủ thuế chiếm ưu thế và việc thực hành kế toán tài chính phù hợp với quy định thuế thì TTKT sẽ ít có tính thích hợp. Một số nghiên cứu ở Nga cũng chỉ ra rằng việc lập BCTC tại nước này chủ yếu dựa vào các cân nhắc về thuế, nghĩa là người dùng chính và trọng tâm của TTKT là thanh tra thuế (Goncharov & Zimmermann, 2005; Krylova, 2003).

Phạm Quốc Thuần (2016) đã chỉ ra rằng Áp lực từ thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến CLTT BCTC vì BCTC được lập ra chủ yếu được sử dụng bởi cơ quan thuế, các chính sách về thuế thường xuyên thay đổi làm cho các hướng dẫn kế toán không còn phù hợp, cán bộ thuế can thiệp vào công việc kế toán tại các DN. Các nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014), Phạm Thanh Trung (2016) kết luận nhân tố thuế có tác động cùng chiều tới CLTT BCTC.

Cơ quan thuế vẫn là đối tượng chính sử dụng BCTC ở Việt Nam (Phạm, 2016). Nên các quy định của thuế cũng sẽ có sự tác động nhất định đến quy trình lập BCTC của các NHTM. Những quy định về thuế thường không đồng bộ với các quy định về kế toán, điều này tạo nên áp lực đối với các NHTM, gây cản trở cho quá trình theo dòi và công bố BCTC ra bên ngoài. Thêm vào đó, các DN phải đóng thuế thu nhập dựa trên lợi nhuận chịu thuế. Nhằm làm giảm số thuế phải nộp, các DN sẽ hợp lý hóa các điều chỉnh kế toán ghi giảm lợi nhuận chịu thuế, tránh công bố chỉ tiêu lợi nhuận ở mức cao. Chất lượng BCTC vì thế mà cũng bị ảnh hưởng.


Dựa vào các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuế đối với CLTT BCTC tại Việt Nam, tác giả xin đưa ra thang đo cho nhân tố này.

Bảng 2.6. Thang đo nhân tố Áp lực từ thuế


Thang đo

Cơ sở xây dựng

Cơ quan thuế thường gây áp lực đến việc xử lý,

trình bày thông tin trên BCTC của ngân hàng.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Các khoản mục liên quan tới thuế trình bày trên

BCTC của ngân hàng tuân thủ theo chính sách thuế hiện nay.

Phạm Quốc Thuần (2016)

Các ngân hàng có xu hướng tối thiểu hóa số thuế

phải nộp bằng cách chỉnh sửa thông tin trên BCTC.

Phan Minh Nguyệt (2014),

Phạm Thanh Trung (2016)

Ngân hàng thường phải chỉnh sửa thông tin trên

BCTC theo kiến nghị của thuế khi quyết toán thuế.

Phạm Quốc Thuần (2016)

(Nguồn: Tham khảo từ Phạm Quốc Thuần (2016), Phan Minh Nguyệt (2014),

Phạm Thanh Trung (2016))


2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Kiểm soát nội bộ

Chất lượng thông

tin trên BCTC

Quản trị ngân hàng

Chất lượng phần mềm kế toán

Đào tạo nhân viên

Năng lực nhân viên

kế toán

Áp lực từ thuế


Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tham khảo từ mô hình của Phạm Quốc Thuần (2016) )

2.6. Đặc điểm của ngành ngân hàng

Theo website của ngân hàng Nhà Nước: htttp://www.sbv.gov.vn/ thì trong hệ thống NHTM cổ phần trong nước có tổng cộng 31 ngân hàng (tính đến ngày 31/12/2018).

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Các hoạt động ngân hàng của NHTM gồm có: nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; mở tài khoản; cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán và một số hoạt động khác theo quy định của luật này. (Luật tổ chức tín dụng, 2010)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022