Nhóm Giải Pháp Phát Triển Hạ Tầng Internet, Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin


lập phúc lợi và an sinh xã hội cho người dân, thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý và có chính sách phù hợp để thu hút và sử dụng nguồn thuế cho phúc lợi xã hội, góp phần chia sẻ thành quả phát triển cho các nhóm dân cư, nhất là nhóm yếu thế.

Để đảm bảo hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị thì các tỉnh/thành phố cần có chính sách cụ thể cho hoạt động đào tạo nghề tại nông thôn, miền núi và phải gắn với giải quyết việc làm. Các tỉnh nên thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu tiên và nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có các dự án giải quyết được nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, các địa phương có sự đa dạng về các thành phần dân tốc cần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại vùng nông thôn, miền núi nhằm giảm cách biệt địa lý và khuyến khích di cư ở nhóm người dân tộc thiểu số để tăng khả năng hòa nhập xã hội, tăng cường tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm cho người dân tộc, miền núi.

5.3.3. Nhóm giải pháp thu hút FDI vào các địa phương.

a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thu hút FDI

Các địa phương cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi và thu hút FDI vào tỉnh phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp FDI như minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI trên cơ sở phù hợp với luật pháp của nhà nước; hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường trong và ngoài nước; cập nhật và công khai các chính sách pháp luật...; că cứ vào lợi thế của từng địa phương để xây dựng các chính sách đặc thù thu hút FDI; xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn cho việc thu hút đầu tư FDI.

Ngoài ra, để đón được các dòng vốn đầu tư nước ngoài nói chung thì Việt Nam cần hoàn thiện thể chế hướng tới thu thút FDI như sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện và tiên liệu trước được. Theo đó, nội dung các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh phải rõ rang và cụ thể. Bên cạnh đó, để thu hút FDI thì các chính sách ưu đãi đầu tư cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế và cần phải đảm bảo được tỉnh hấp dẫn và cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Để phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.


phối hợp để rà soát, điều chỉnh, bổ sung luật pháp, chính sách liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế đã ký trên tinh thần chủ động và luôn giữ vững độc lập, tự chủ trong xây dựng kinh tế đất nước.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 17

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thể chế để nhằm thu hút FDI nên quan tâm đến đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, và từng địa phương. Các chính sách thu hút FDI của mỗi địa phương cũng cần có nội dung và lộ trình linh hoạt, phù hợp mục tiêu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Để nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế, các địa phương cần mở rộng thị trường, thực hiện nhiều hình thức hội nhập quốc tế và tăng cường đa dạng hóa các quan hệ đối tác quốc tế để tránh lệ thuộc vào một đối tác, một thị trường.

b) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI tại các tỉnh/thành phố

Một trong những giải pháp giúp các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất đó là chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc tế. Các địa phương nên đầu tư bài bản vào việc quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù là lợi thế của địa phương, thường xuyên liên kết tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế hay hội chợ triển làm liên tỉnh, thông qua các doanh nghiệp FDI của tỉnh và các vùng lân cận để làm cầu nối với quốc tế. Ngoài ra, chính quyền và doanh nghiệp các địa phương cũng cần chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư của Chính phủ và các bộ, ngành hoặc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại nước ngoài theo hướng xã hội hóa chi phí, hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước.

c) Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính luôn là vấn đề được quan tâm trong suốt quá trình đổi mới ở nước ta vì vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong mối quan hệ với Nhà nước

Trong Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một trong sáu nội dung chính hướng tới mục tiêu đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng nền hành chính điện tử, giải quyết thủ tục hành chính bằng cơ chế một cửa liên thông. Cải cách thủ tục hành chính có vai trò quan trọng đối với phát triển đất nước nói chung và đối với mỗi địa phương nói riêng. Làm tốt cải cách thủ tục hành chính và chú trọng


nâng cao chất lượng dịch vụ công có vai trò quan trọng để khơi thông điểm nghẽn về thu hút đầu tư. Trong cải cách thủ tục hành chính, cần cải thiện dịch vụ hành chính công theo hướng tạo cơ chế giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Một số giải pháp cho vấn đề này như sau:

Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tạo cơ chế tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ cao gắn với bố trí, sử dụng, phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức, viên chức. Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và đảm bảo cơ chế, chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ cải cách hành chính của địa phương.

Thứ hai, thực hiện tốt cơ chế “ một cửa”, thông qua tạo cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan và giữa các cơ quan khác nhau; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính để tránh tình trạng nhiều tầng, nhiều lớp, nhiệm vụ chồng chéo, lập bảng mô tả vị trí việc làm, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi khâu, mỗi bộ phận; tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ và tăng cường đối thoại và tiếp thu ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ từ người dân và doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công.

Thứ ba, ban hành và công khai các quy định về thủ tục hành chính công của địa phương theo hướng đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện đối với người dân và doanh nghiệp, đặc biết là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, và người dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.

Trong ban hành các quy định về thủ tục hành chính cần phải loại bỏ các khâu bị chồng chéo hoặc các thủ tục rườm ra không cần thiết, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quyết tâm xây dựng nền hành chính điện tử, hiện đại góp phần đổi mới phương thức làm việc và cung cấp dịch vụ hành chính công chất lượng hơn cho người dân và doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của địa phương. Trong đó cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm, trang web nhằm cung cấp các


thông tin chính thống, đồng bộ cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện thanh toán trực tuyền và giải quyết online một số khâu trong thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thứ năm, chú trọng cải thiện các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút FDI như tăng cường kết nối giữa chính quyền và doanh nghiệp, ưu tiên nâng cấp chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp FDI trong đó co dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thông tin về lao động, việc làm của địa phương, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn pháp lý.v.v.

Thứ sáu, nâng cao năng lực công tác thanh tra, giám sát, đánh giá tình hình phục vụ và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; Xử lý kịp thời các vi phạm của cán bộ như hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn khi thụ lý hồ sơ của người dân và doanh nghiệp nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư cho giáo dục

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra, thị trường lao động trên toàn thế giới đang có rất nhiều sự thay đổi, sự phân cực trong thị trường lao động ngày càng tăng điển hình như khoảng cách giữa công việc kỹ năng cao và thấp, thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm ở người lao động trẻ, tình trạng lao động di cư ngày càng tăng... Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh và đáp ứng được đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao của các nhà đầu tư nước ngoài thì các địa phương cần chủ động quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Điều đó đòi hỏi chính quyền địa phương phải có các chiến lược, kế hoạch cụ thể, cung cấp đủ ngân sách cho hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh, đầu tư cơ cở hạ tầng cho các trường đào tọa nghề, phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp và đại học... Ngoài ra, chính quyển tỉnh/thành phố cũng nên khuyến khích các doach nghiệp địa phương chủ động đào tạo và đào tạo lại lao động.

Ngoài đào tạo nghề thì các địa phương cần có các chiến lực riêng để cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục như đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo; làm tốt công tác tuyển dụng và phát triển đội ngũ giáo viên; có các chính sách giáo dục riêng cho vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số; hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; tăng


quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục... từ đó góp phần cải thiện dân trí, nâng cao nhận thức của người dân và chuẩn bị được nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

5.3.4. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng internet, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Tron bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ như hiện nay, internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Công nghệ thông tin và internet có mặt ở khắp mọi nơi và có vai trò quan trọng đối với phát triển của mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế và xã hội. Internet ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, nó không những giúp các cá nhân, các doanh nghiệp và tổ chức trong việc liên lạc, truyền tải giữ liệu mà còn tạo ra kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ, internet tham gia vào hoạt động marketing, bán hang v.v giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thông tin, thị trường từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia cũng như các địa phương. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, internet ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thể chế ở hầu hết các chỉ số. Chính vì vậy, phát triển hạ tầng internet và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để giúp các địa phương cải thiện chất lượng thể chế và phát triển kinh tế. Để internet trở thành động lực phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng thể chế thì các địa phương cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các địa phương cần hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển hạ tầng internet. Chính quyền các tỉnh/thành phố cần chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch về phát triển hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ thông tin. Các tỉnh cũng cần bố trí nguồn nhân lực và vật lực cho phát triển hạ tầng internet. Bên cạnh đó, cần huy động các nguồn lực đầu tư từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào quá trình phát triển hạ tầng internet.

Thứ hai, chính quyền trung ương và các địa phương cần có các chính sách quyết liệt để phát triển hạ tầng băng rộng để bảo đảm kết nối internet. Đây là điều kiện cần để xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc xây dựng, phát triển hạ tầng internet cần giao cho các công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông thực hiện. Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng rộng, các nhà mạng tăng cường đầu tư hạ tầng mạng lưới để cải thiện tốc độ băng rộng cố định của Việt Nam hay xây dựng hệ


thống mạng 5G và đầu tư vào mạng cáp quang để phát triển hạ tầng số. Để phát triển đồng bộ, các địa phương cần đạt được mục tiêu mở rộng phạm vi mạng di động và kết nối mạng đến tất cả các làng, xã xa xôi chưa được kết nối, và để từng ngôi làng có thể truy cập băng thông rộng giá rẻ.

Thứ ba, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại địa phương một cách đồng bộ. Internet là điều kiện bắt buộc đẩy xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương. Bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng internet thì chính quyền các địa phương cần chủ động tạo lập ngân sách riêng cho hoạt động ứng dụng CNTT. Việc triển khai ứng dụng CNTT cũng cần phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, đảm bảo triển khai đồng bộ giữa các sở, ban, ngành. Ứng dụng CNTT tại địa phương góp phần đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý của chính quyền, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận thông tin và thực hiện các dịch vụ dễ dàng hơn từ đó giúp các địa phương thoát khỏi lạc hậu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Giải pháp nâng cao chất lượng thể chế ở địa phương tại Việt Nam tại chương 5 được nghiên cứu một cách khoa học dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn mà đề tài đã phân tích ở các chương trước. Các giải pháp được chia thành 4 nhóm như sau:

(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh cho các địa phương. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào hoàn thiện các quy định về thành lập, tổ chức và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp; hoàn thiện và phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường; hoàn thiện khung pháp luật về sở hữu, khung pháp luật về giải quyết tranh chấp v.v

(2) Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân như giải quyết vấn đề việc làm, phát huy tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, phòng chống tham nhũng, đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng và chính sách cho người ngheo, người dân tộc thiểu số.

(3) Nhóm giải pháp thu hút FDI vào các địa phương đề cập đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút FDI, hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục.

(4) Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng internet, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.


KẾT LUẬN


Luận án với tiêu đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thể chế, chất lượng thể chế, đo lường chất lượng thể chế, và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở chính quyền cấp tỉnh của Viêt Nam. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và rà soát các bộ chỉ số đo lường chất lượng thể chế, nghiên cứu đã rút ra được các khái niệm về thể chế, phân loại thể chế, các chiều cạnh và chỉ tiêu thành phần đo lường chất lượng thể chế. Dựa trên phân tích thực trạng chất lượng thể chế từ các bộ chỉ tiêu đo lường chất lượng thể chế luận án cũng đã phác họa bức tranh chung về môi trường thể chế quốc gia, và chất lượng thể chế cấp địa phương trong giai đoạn 10 năm gần đây. Bên cạnh đó, mô hình tác động cố định với biến công cụ cũng đã chỉ ra được các yếu tố nào tác động và có ý nghĩa thống kê đến các chỉ số “chất lượng thể chế”, trên cở sở đó một số giải pháp đã được đề xuất để nâng cao và cải thiện chất lượng thể chế ở cấp địa phương của Việt Nam nói riêng, và môi trường thể chế quốc gia nói chung. Tóm lại, nghiên cứu đạt được một số kết quả như sau:

Thư nhất, dựa trên nghiên cứu lý thuyết và tổng quan tài liệu luận án đã đưa ra được định nghĩa về thể chế dựa trên định nghĩa của North DC (1990), phân loại thể chế theo các nhóm: thể chế pháp lý, thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế xã hội. Luận án tập trung vào các vấn đề về thể chế kinh tế. Mặt khác, luận án cũng chỉ ra việc đo lường thể chế kinh tế dựa trên khung lý thuyết KKZ (ứng dụng trong đo lường chất lượng quản trị của Ngân hàng Thế giới) với 2 chiều cạnh và các chỉ số thành phần.

Thứ hai, dựa trên bộ số liệu quốc tế (WGI và GCI), các bộ chỉ số của Việt Nam (PAPI và PCI) trong giai đoạn 10 năm gần đây, luận án đã chỉ ra thực trạng về môi trường thể chế, chất lượng thể chế Việt Nam. Theo đó, đã có sự thay đổi theo hướng tích cực ở nhiều chỉ số “chất lượng thể chế” hay nói cách khác chất lượng thể chế quốc gia nói chung, và thể chế chính quyền địa phương nói riêng đã có những bước tiến. Tuy nhiên, dư địa để cải thiện là còn rất nhiều, nhiều mặt còn yếu kém và ở dưới mức trung bình của thế giới.

Thứ ba, các kết luận từ những mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế nhấn mạnh đến vai trò của nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ giáo dục, dân trí; nâng cao khả năng tiếp cận internet, chú trọng đến vấn đề thu hút FDI; hay sự đa dạng về sắc tộc (nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ) là rào cản đối với nâng cao chất lượng thể chế. Do vậy, các chính sách đặt ra cần: quan tâm nâng

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí