Nội Dung Phân Loại Các Hình Thức Đồng Phạm

chủ động, hình thức đồng phạm thụ động; hình thức đồng phạm cần thiết, hình thức đồng phạm lựa chọn; hình thức đồng phạm trước, hình thức đồng phạm sau [25, tr. 50].

Tại Việt Nam, các hình thức đồng phạm thường được chia thành: đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước hay đồng phạm giản đơn (đồng phạm đồng thực hành) và đồng phạm phức tạp (đồng phạm có sự thực hiện các vai trò khác nhau).

Ngoài ra, còn tồn tại cách phân loại đồng phạm có tổ chức và đồng phạm thường.

Sau khi BLHS 1985 được ban hành, trong lý luận hình sự ở nước ta còn có một số quan điểm phân loại khác. Có quan điểm phân loại các hình thức đồng phạm theo hình thức tham gia của người đồng phạm với lập luận là để biết những hình thức tham gia như thế nào thì bị coi là đồng phạm. Theo cách phân loại này, có bốn hình thức đồng phạm là đồng phạm thực hành, đồng phạm xúi giục, đồng phạm tổ chức và đồng phạm giúp sức [7, tr. 40]. Cách phân loại này đã mắc phải sai lầm đó là nhầm lẫn giữa khái niệm hình thức đồng phạm với khái niệm người đồng phạm. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Có cách phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ cùng tham gia của những người phạm tội. Theo quan điểm này, các hình thức đồng phạm được phân chia thành 3 hình thức: phạm tội không có thông mưu trước (đồng phạm đơn giản), phạm tội có thông mưu trước (đồng phạm phức tạp) và phạm tội có tổ chức (đồng phạm phức tạp). Theo GS.TSKH. Lê Cảm:

Phạm tội không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm đơn giản và có sự cấu kết không chặt chẽ của những người cùng thực hiện tội phạm; còn phạm tội có thông mưu trước là hình thức đồng phạm phức tạp và có sự cấu kết tương đối chặt chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm [5, tr. 153].

Theo chúng tôi, quan điểm này là hợp lý vì sự phân loại căn cứ vào dấu hiệu khách quan hay chủ quan chỉ mang tính chất tương đối. Đồng phạm không có thông mưu trước hay có thông mưu trước suy cho cùng là đồng phạm có hay không có có sự trao đổi, thảo luận, “bàn mưu tính kế” từ trước đó giữa những người đồng phạm. Về mặt chủ quan, cách phân loại này cho thấy rõ động cơ, mục đích của tội phạm, mức độ lỗi khác nhau giữa hai hình thức, tuy nhiên, chúng đều thể hiện ra bên ngoài thành những hình thức đồng phạm đơn giản hay phức tạp. Đồng phạm đơn giản phản ảnh cả dấu hiệu khách quan (người cùng tham gia đều có vai trò đồng thực hành) và dấu hiệu chủ quan (không có sự bàn bạc, tính toán đáng kể). Tương tự, đồng phạm phức tạp cũng phản ảnh cả dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ quan (có sự phân công, phối hợp chu đáo do có sự bàn bạc, tính toán kỹ từ trước).

Chúng tôi cho rằng phân loại theo căn cứ nào là hợp lý phụ thuộc vào cách tiếp cận của người phân loại. Nhưng dù là căn cứ gì thì nó cũng phải là sự phản ánh tính chất, mức độ quan hệ liên kết trong quá trình thực hiện hành vi đồng phạm. Việc phân loại các hình thức đồng phạm không có mục đích tự thân, tức là việc phân loại các hình thức đồng phạm phải đạt được mục đích là đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hình thức đồng phạm, để phục vụ việc xây dựng các chế định Phần chung như chế định đồng phạm, các chế định có liên quan và các quy định của Phần các tội phạm luật hình sự.

1.2.2. Nội dung phân loại các hình thức đồng phạm

* Đồng phạm giản đơn (đồng phạm đồng thực hành)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo trình Luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đưa ra khái niệm đồng phạm giản đơn như sau: "Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó mỗi người đồng phạm đều có vai trò là người thực hành" [6, tr. 223].

Khoa học luật hình sự Việt Nam cũng từng có quan điểm tương tự khi đưa ra khái niệm: "Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm, trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành" [45, tr. 183].

Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 4

Ví dụ: A, B và C tổ chức uống rượu, sau đó đi hát karaoke và uống bia tại quán của chị H, A hỏi chị H tại sao ở đây không có “gái”, nếu không có thì chị phải làm gái cho chúng tôi. A và chị H cãi nhau, A dùng tay đập vỡ kính bàn, ném các ly bia vào tường. Chị H hoảng sợ nhờ anh Q hàng xóm sang can ngăn thì hai tên A và B chửi bới, hò hét, đập phá cho đến khi công an đến can thiệp. Tòa án nhân dân đã tuyên bố A và B phạm tội gây rối trật tự công cộng. Đây là hình thức đồng phạm giản đơn, trong đó cả hai tên đồng phạm là A và B đều là người đồng thực hành.

Ở hình thức đồng phạm này, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành của tội phạm thuộc điều luật thuộc phần các tội phạm của BLHS. Dấu hiệu cơ bản để phân biệt đồng phạm giản đơn và đồng phạm có một người thực hành là mỗi người đồng thực hành có thể thực hiện một phần hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng tổng hợp hành vi của những người đồng thực hành thỏa mãn dấu hiệu khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, thì tội phạm do những người đồng thực hành thực hiện vẫn được coi là tội phạm hoàn thành, đó là điều không có ở hình thức đồng phạm chỉ có một người thực hành. Đối với những tội phạm luật quy định chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, thì tất cả những người đồng thực hành phải có đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Đồng phạm giản đơn còn có đặc điểm đặc trưng là thời gian, địa điểm phạm tội của những người đồng thực hành trùng hợp nhau. Khi định tội danh đối với hành vi của những người đồng phạm ở hình thức đồng phạm đồng thực hành, phải căn cứ vào điều luật tương ứng thuộc phần các tội phạm của BLHS và điều luật quy định đồng phạm thuộc phần chung của Bộ luật.

* Đồng phạm phức tạp

Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: "Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm, trong đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức" [18, tr. 142].

Ở hình thức đồng phạm phức tạp, hành vi phạm tội của những người đồng phạm không những khác nhau ở nội dung phạm tội và hình thức biểu hiện, mà còn có thể khác nhau về thời gian, địa điểm phạm tội. Phần lớn các hình thức đồng phạm phức tạp có thông mưu trước, bởi lẽ hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức thường được tiến hành trước thời điểm người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Sự thỏa thuận giữa những người đồng phạm ở hình thức đồng phạm này có thể trước thời điểm thực hiện tội phạm một thời gian dài, cũng có thể ngay trước thời điểm thực hiện tội phạm. Sự khác nhau cơ bản giữa đồng phạm phức tạp và đồng phạm giản đơn thể hiện ở chỗ, trong đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người đồng phạm thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, còn trong đồng phạm giản đơn thì tất cả những người đồng phạm đều thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Ví dụ: A đã có hành vi rủ rê, lôi kéo B và C đi "phạt tiền" anh H. A giao nhiệm vụ cho B vào gọi anh H ra để A gặp, khi anh H ra, A yêu cầu anh H nộp cho hắn 500.000 đồng; khi anh H nói không có tiền, A đã tát rồi dùng dao đâm vào bụng anh H. B thấy vậy cũng cầm ghế đuổi theo đánh anh H. Trong vụ án này tòa án đã kết luận A, B và C đồng phạm tội cướp tài sản; A giữ vai trò là người tổ chức, vừa là người thực hành, B giữ vai trò là người thực hành, C giữ vai trò là người giúp sức.

* Đồng phạm không có thông mưu trước

Hiện nay, đồng phạm không có thông mưu trước được hiểu là hình thức

đồng phạm mà những người đồng phạm không có bàn bạc, trao đổi trước với nhau về việc thực hiện tội phạm [42, tr. 189].

Ở hình thức đồng phạm này, mối liên hệ về mặt chủ quan giữa những người đồng phạm ở mức thấp nhất, chỉ giới hạn ở nhận thức của một người đồng phạm về việc tham gia hoạt động phạm tội của những người đồng phạm khác thường là vào thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm hoặc trong quá trình thực hiện tội phạm. Lý do đó không cho phép những người đồng phạm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như áp dụng các biện pháp che dấu, xóa dấu vết của tội phạm như đồng phạm có thông mưu trước.

Ví dụ: A rủ B, C và D lên xã H.L huyện V.T, tỉnh V để thăm em gái D. Đến cánh đồng thuộc xã H.L, cả bọn ngồi nghỉ thì anh G đi xe đạp qua chỗ B, C, D ngồi. B hỏi "thằng nào đấy?", anh G vòng xe lại nói "không quen không trả lời" rồi đạp xe đi. Thấy vậy B, C, D đuổi theo, lúc này A từ nhà đi ra, cũng vừa đến đó, cả bốn tên xông vào đấm đá anh G làm anh ngã xuống đất. Tổ chức giám định pháp y tỉnh V đã tiến hành giám định thương tích đối với anh G và xác định tỷ lệ thương tật 17%. Tòa án kết luận A, B, C, D đồng phạm tội cố ý gây thương tích.

Đây là hình thức đồng phạm không có thông mưu trước. Cả bốn tên A, B, C, D đều là người đồng thực hành, chúng nhất trí với nhau ở hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm. Cũng có thể đồng phạm không có thông mưu được hình thành khi có một người đang thực hiện tội phạm thì những người khác mới tham gia.

Đồng phạm không có thông mưu trước được chia thành hai loại: đồng phạm có một người thực hành không có thông mưu trước và đồng phạm có hai người thực hành trở lên không có thông mưu trước.

Đồng phạm có một người thực hành không có thông mưu trước là

hình thức đồng phạm trong đó giữa người thực hành với những người đồng phạm khác không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm.

Đồng phạm có hai người đồng thực hành trở lên không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm giữa hai người đồng thực hành hay giữa họ với những người đồng phạm khác không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm.

Đồng phạm có hai người thực hành trở lên không có thông mưu trước có thể là trường hợp có hai người thực hành trở lên, còn các người đồng phạm khác đóng vai trò người xúi giục, người giúp sức, cũng có thể xảy ra trường hợp toàn bộ những người đồng phạm là người đồng thực hành; còn đồng phạm có một người thực hành không có thông mưu trước thì đương nhiên người đồng phạm khác hoặc những người đồng phạm khác phải giữ vai trò người xúi giục, người giúp sức.

Trong hai hình thức đồng phạm trên thì đồng phạm có hai người thực hành trở lên không có thông mưu trước có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với đồng phạm có một người thực hành không có thông mưu trước. Luận điểm này được luận chứng bởi cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây: sự gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động - các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội: chủ thể, nội dung, đối tượng của các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sự làm biến đổi tình trạng này chính là phương thức gây thiệt hại cho quan hệ xã hội. Cùng không có thông mưu trước và các tình tiết khác tương đương, thì hai người thực hành trở lên có khả năng tác động làm biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động cụ thể lớn hơn so với một người thực hành.

Luật hình sự Việt Nam đã thể hiện quan điểm này khi quy định tình tiết

hai người thực hành trở lên là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS 1999), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm (Điều 113), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) với quy định nhiều người hiếp một người, nhiều người cưỡng dâm một người.

Đồng phạm không có thông mưu trước khác với trường hợp đông người phạm tội. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và hành động có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì trường hợp đó được gọi là đồng phạm. Đồng phạm là hình thức phạm tội “đặc biệt”, đòi hỏi những điều kiện riêng, khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ (về số lượng người tham gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm mà cả nhóm hướng tới thực hiện)... Đồng phạm không có thông mưu trước là một trong các hình thức của đồng phạm nên cũng phải có những điều kiện này. Còn đối với trường hợp đông người phạm tội chỉ là trường hợp một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian, nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ nhau mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập. Trường hợp này không được coi là đồng phạm.

Ví dụ: Nhân lúc không có ai ở nhà, A cắt khóa lẻn vào nhà bà C lấy trộm chiếc xe tay ga trị giá 40 triệu đồng. B đi qua nhà bà C thấy cổng mở, nhưng lại không có ai ở nhà, thấy có chiếc xe máy số dựng ở ngoài sân, B lẻn vào dắt đi. Chiếc xe trị giá 25 triệu đồng.

Trong trường hợp này, A và B cùng phạm tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên A và B không được coi là đồng phạm. Bởi, trong trường hợp trên chỉ đáp ứng được điều kiện có 2 người trở lên thực hiện tội phạm với lỗi cố ý nhưng không đáp ứng điều kiện là cùng thực hiện tội phạm. A và B không cùng bàn bạc nhau vào nhà bà C lấy trộm tài sản mà đây là hành vi khác nhau của hai chủ thể trong tội trộm cắp tài sản.

Như vậy, nhiều người tham gia thực hiện tội phạm có thể là đồng phạm hoặc có thể không, để xác định chính xác cần phải đặt chúng trong từng trường hợp cụ thể, các yếu tố cấu thành tội phạm.

* Đồng phạm có thông mưu trước

Đồng phạm có thông mưu trước được đề cập đầu tiên trong Quốc triều hình luật tại Điều 454: "Những kẻ cùng mưu với nhau đi ăn cướp, nhưng khi đi thì lại không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở nhà cũng lấy phần chia, thì cũng xử tội như là có đi ăn cướp (ăn trộm cũng vậy). Nếu không lấy phần chia thì xử lưu đi châu gần" [30, t.r 164 - 165].

Hoàng Việt hình luật tuy chưa có khái niệm dự mưu nói chung nhưng cũng đã quy định về khái niệm dự mưu tội cố sát: "Dự mưu là trước việc làm đã quyết ý xâm phạm đến thân thể một người nào sẽ thấy hay sẽ gặp, không kể sự quyết ý ấy nhân tình - thế gì hay sự do gì cũng vậy" [15, tr. 117].

Bộ luật này cũng đã thể hiện quan điểm đánh giá đồng phạm có d ự mưu có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn đồng phạm không có dự mưu, cho nên những người đồng phạm có dự mưu phải chịu hình phạt nặng hơn:

Khi nào nhiều người cùng đánh hoặc hành hung hay bạo hành một người, nếu các phạm nhân không có bàn định trước và đồng mưu với nhau, thời ít ra chính phạm cũng bị phạt giam 2 tháng, đồng phạm sẽ bị phạt giam 2 tháng.

Nếu đã bàn định trước và hiệp ý đồng mưu với nhau rồi mới đánh hoặc có hành hung hay bạo hành thời chánh phạm ít ra sẽ bị phạt giam 6 tháng, đồng hay tòng phạm ít ra sẽ bị phạt giam 4 tháng [15, tr. 117].

Sau Cách mạng Tháng tám, trong các văn bản pháp luật hình sự Nhà nước ta, cũng đã quy định tình tiết có dự mưu trước là tình tiết tăng nặng đặc

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí