phạm thể hiện mối liên hệ, tác động tâm lý giữa những người đồng phạm với nhau. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại.
Các yếu tố phân tích trên đây là cơ sở để khẳng định hay loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong trường hợp người thực hành thực hiện các hành vi vượt quá trong đồng phạm. Không xuất hiện đồng phạm nếu không có sự liên kết, sự tác động, ảnh hưởng về tâm lý giữa những người thực hiện tội phạm. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc trong các vụ án có đồng phạm tất cả những người tham gia phải biết rõ về nhau, biết rõ về từng hành vi phạm tội của nhau. Thực tiễn xét xử cho thấy một số loại tội nghiêm trọng về an ninh quốc gia hoặc những đường dây mua bán ma túy có tổ chức, có đông người tham gia, do tính chất của tội phạm, mọi người chỉ có thể biết nhau qua từng "mắt xích". Điều cơ bản là họ nhận thức được hành vi của mình có sự liên kết, gắn bó với hành vi của những người khác, giữa họ có sự liên kết ủng hộ về tinh thần...
Ngoài dấu hiệu cùng cố ý thực hiện tội phạm đã phân tích ở trên đồng phạm đòi hỏi phải có sự thống nhất về mục đích, động cơ phạm tội khi thực hiện những tội mà luật quy định mục đích, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Ví dụ: Điều 91 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định rõ tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Điều 167 Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế thì động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc.
Tóm lại, từ những phân tích trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự,
chúng tôi cho rằng, có thể đưa ra khái niệm về đồng phạm như sau: "Đồng phạm là hình thức phạm tội do hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm".
1.1.2. Khái niệm hình thức đồng phạm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đồng phạm, nội dung đồng phạm và hình thức đồng phạm bao giờ cũng là một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại nhau. Nội dung của đồng phạm là tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm. Hình thức đồng phạm là phương thức tồn tại và vận động của đồng phạm, thể hiện mối quan hệ liên kết, tương tác, tương hỗ giữa những người đồng phạm trong quá trình thực hiện tội phạm, có thể từ khi lên kế hoạch, chuẩn bị phạm tội đến khi triển khai hành vi phạm tội, tội phạm kết thúc và che dấu sự việc phạm tội, người phạm tội. Từ phương pháp luận của phép biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung và hình thức, có thể khẳng định bất cứ một nội dung đồng phạm nào cũng tồn tại trong một hình thức đồng phạm nhất định và ngược lại không có một hình thức đồng phạm nào lại không chứa đựng nội dung đồng phạm nhất định. Hình thức đồng phạm do nội dung đồng phạm quyết định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện. Vì vậy, hình thức đồng phạm cũng chịu sự quy định của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà những người đồng phạm thực hiện, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà những người đồng phạm thực hiện. Mặt khác, hình thức đồng phạm có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung đồng phạm, có ảnh hưởng nhất định đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà những người đồng phạm thực hiện.
Như vậy, có thể hiểu“hình thức đồng phạm là sự thể hiện mối quan hệ giữa những người đồng phạm qua mức độ phối hợp và phân công việc thực hiện hành vi đồng phạm”.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hình thức của đồng phạm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hình thức đồng phạm là sự thể hiện mối quan hệ liên kết giữa những người đồng phạm, cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 1
- Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 2
- Nội Dung Phân Loại Các Hình Thức Đồng Phạm
- Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 5
- Đồng Phạm Và Các Hình Thức Đồng Phạm Theo Pháp Luật Quốc Tế
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi phải có 2 người trở lên, những người này đương nhiên phải thỏa mãn các dấu hiệu của chủ thể tội phạm. Mặt khác, những người này phải cùng tham gia thực hiện tội phạm có nghĩa là họ có thể trực tiếp (hành vi của người thực hành) hoặc gián tiếp (hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) thông qua hành vi của người thực hành thực hiện một tội phạm cụ thể, trong đó hành vi của mỗi người là một bộ phận trong mối liên hệ thống nhất, tác động lẫn nhau để tạo nên kết quả chung là tội phạm. Ở đây, phải xác định hành vi của người thực hành là trung tâm. Thiếu hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức vẫn có thể có đồng phạm (những người đồng phạm đồng thực hành), còn nếu thiếu hành vi của người thực hành thì không thể có đồng phạm. Trong trường hợp thực hiện tội phạm vô ý, hành vi phạm tội của mỗi người tuy có mối liên hệ khách quan về thời gian, không gian nhưng lại hoàn toàn độc lập với nhau về ý thức đối với hậu quả.
Về mặt chủ quan của đồng phạm, như đã đề cập, là sự cố ý của những người tham gia thực hiện một tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc mà thiếu nó, nếu thỏa mãn những dấu hiệu của mặt khách quan nêu trên vẫn không có đồng phạm. Sự cố ý được thể hiện ở hai phương diện lý trí và ý chí. Về lý trí: Mỗi người đồng phạm vừa phải nhận thức được hành vi tham gia thực hiện tội phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, vừa phải nhận thức được hành vi của những người khác tham gia thực hiện tội phạm với mình cũng là nguy hiểm cho xã hội; họ phải thấy trước (hoặc buộc phải thấy) hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm
mà họ tham gia thực hiện. Về ý chí: Những người đồng phạm đều mong muốn có hành động phạm tội chung, cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức đề mặc hậu quả xảy ra.
Không phải mọi hình thức tội phạm có từ 2 người trở lên thực hiện đều là đồng phạm với nhau. Để một tội phạm do từ 2 người trở lên thực hiện trở thành đồng phạm của nhau không chỉ có dấu hiệu 2 người trở lên cũng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong cùng một vụ án mà những người này thực hiện tội phạm phải với lỗi cố ý, nghĩa là họ phải cùng làm chủ và có sự thống nhất giữa ý chí và sự biểu hiện ý chí, nghĩa là trong trường hợp này những người này hoàn toàn biết được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và họ hoàn toàn mong muốn thực hiện tội phạm đó. Hình thức của đồng phạm chính là sự thể hiện ra bên ngoài của mặt khách quan.
Thứ hai, hình thức đồng phạm được phán ảnh qua tính chất, mức độ quan hệ liên kết giữa những người đồng phạm trong quá trình thực hiện tội phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội từ hai người trở lên với sự liên kết giữa những người đồng phạm. Tính chất quan hệ liên kết thể hiện ở phương thức phân công, phối hợp hoạt động với nhau.
Phối hợp là bố trí cùng hành động hoặc hỗ trợ nhau cùng thực hiện theo một kế hoạch chung để đạt được mục đích chung. Trong đồng phạm những người phạm tội cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm. Nhưng cũng có trường hợp mối quan hệ giữa những người đồng phạm chỉ đơn giản là cùng cố ý thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, không có sự phân công, liên kết chặt chẽ với nhau.
Mức độ phối hợp giữa những người đồng phạm có thể rất lỏng lẻo. Ví dụ: A, B, C đi nhậu về qua nhà anh D thấy vắng vẻ, cửa cổng không khóa, xe máy dựng giữa sân, chìa vẫn ở ổ khóa xe nên lẻn vào dắt ra rồi cả ba lên xe phóng đi.
Trong trường hợp này, sự liên kết phối hợp giữa A, B, C không chặt chẽ. Tất cả những người tham gia đều là người thực hành, cùng thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội là trộm cắp tài sản.
Mức độ phối hợp giữa những người đồng phạm cũng có thể rất chặt chẽ. Ví dụ: A, B, C và D bàn bạc nhau thống nhất sản xuất pháo nổ. A và B được phân công trực tiếp sản xuất, còn C và D được phân công “tiếp thị”, vận chuyển số pháo này đem đi bán.
Trong trường hợp này, những người đồng phạm có thông mưu trước, giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẩn tránh pháp luật, tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp hợp nhịp nhàng của những người tham gia. Trong quá trình phạm tội, từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, mỗi người phạm tội đều thể hiện sự phối hợp và liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi người được giao một nhiệm vụ cụ thể và tất cả họ cùng nhau liên kết lại thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm. Mỗi thành viên có thể là người tổ chức, người điều hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tội phạm.
Sự phân công vị trí, vai trò giữa những người đồng phạm cũng thể hiện mức độ phối hợp trong hoạt động của một nhóm, một tập thể. Sự phân công càng cụ thể càng cho thấy rõ mức độ lỗi, mức độ phối hợp tham gia thực hiện tội phạm thể hiện sự phân hóa vai trò giữa những người đồng phạm và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trong một vụ án có đồng phạm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự gồm: "Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm."
Trong đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người
thực hành là người có vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm,vì họ là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội như: trực tiếp nhận hối lộ, trực tiếp cầm dao đâm nạn nhân... Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích của phạm tội không đạt được, hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự (chỉ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của người thực hành.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm...
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là đồng phạm khi hành vi xúi giục đó có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của những người đồng phạm khác, và chỉ sau khi bị xúi giục, người thực hiện phạm tội mới có ý định phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể, nhắm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể, nếu chỉ có lời nói có tính chất gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người này cũng có vai trò quan trọng trong một vụ án có đồng phạm, giúp việc phạm tội thuận lợi hơn. Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, cung cấp phương tiện phạm tội như dao, súng, hứa tiêu thụ tài sản phạm tội... Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như: Hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó như: hứa gả con, hứa đề bạt, thăng cấp, tăng lương cho người phạm tội, bày vẽ cho người phạm tội cách thức thực hiện tội phạm như: nói cho người phạm tội biết chủ nhà thường vắng nhà vào giờ nào để đến trộm cắp, nói cho người phạm tội biết người bị hai hay đi về đường nào để người phạm tội phục đánh...
Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp phương tiện tội phạm như: cung cấp dao, súng, côn gỗ, xe máy, xe ô tô... để người phạm tội thực hiện tội phạm. Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người giúp sức cũng có thể là hành vi của người tổ chức, nhưng khác với người tổ chức, người giúp sức không phải là người chủ mưu. cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vu án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác.
1.2. Ý nghĩa, cơ sở phân loại, nội dung phân loại các hình thức đồng phạm
1.2.1. Ý nghĩa, cơ sở phân loại các hình thức đồng phạm
Trong đồng phạm, những người phạm tội có mối liên kết để thực hiện hoạt động phạm tội, với nhiều trường hợp diễn ra rất phức tạp, đa dạng. Trên
cơ sở xác định đúng hình thức đồng phạm, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử sẽ nhận diện được đầy đủ hơn, chính xác hơn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và cá thể hóa trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm. Để xác định đúng hình thức đồng phạm, cần có sự phân loại các hình thức đồng phạm. Bởi lẽ, cơ sở để phân loại các hình thức đồng phạm là căn cứ phản ánh tính chất, mức độ quan hệ liên kết trong đồng phạm khi những người đồng phạm chia sẻ ý định phạm tội, kế hoạch hóa và hiện thực hóa hành vi phạm tội. Vì vậy, việc phân loại các hình thức đồng phạm là phương pháp để nhận thức đúng các hình thức đồng phạm. Hình thức đồng phạm cũng như bất kỳ một hình thức nào đều phải dựa trên những căn cứ phân loại nhất định.
Phân loại các hình thức đồng phạm là việc chia các hình thức đồng phạm thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định. Phân loại theo căn cứ nào cho phù hợp phụ thuộc vào mục đích của sự phân loại chứ không nhất thiết phải trên cơ sở một căn cứ nhất định.
Trong khoa học luật hình sự trên thế giới cũng như Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về các hình thức đồng phạm. Việc chia hình thức đồng phạm thành những dạng khác nhau là bởi những căn cứ phân loại chúng không giống nhau. Mỗi cách phân loại lại dựa trên một căn cứ, một mục đích nhất định và cách lý giải cho sự phân loại đó cũng có sự hợp lý riêng của nó.
Khoa học luật hình sự nhiều nước Tây Âu cũng đã có nhiều nghiên cứu về việc phân loại các hình thức đồng phạm. Đánh giá về cách phân loại này, TS. Trần Quang Tiệp cho rằng:
Do không muốn làm rõ bản chất của tội phạm là hành vi nguy hiểm, xâm phạm đến lợi ích của giai cấp tư sản thống trị, nên các nhà hình sự khoa học tư sản không đưa ra căn cứ phân loại mà chia các hình thức đồng phạm thành các loại: hình thức đồng phạm