Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 8

-BLHS năm 1999 quy định một số điểm mới mà BLHS năm 1985 không quy định, đó là quy định về mức phạt tiền tối thiểu (một triệu đồng) và phương thức thi hành.

- Hình phạt cải tạo không giam giữ


Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 31 BLHS năm 1999 như sau:

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Về điều kiện áp dụng: theo quy định tại Điều 31 BLHS năm 1999 thì để có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, người phạm tội phải đạt đủ 3 điều kiện như sau:

- Người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

-Đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.


Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 8

-Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.


Để quy định cụ thể về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 30/10/2000 "quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ" quy định quyền và nghĩa vụ của người bị kết án, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục.

So sánh hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985 cho thấy:

-Về số lượng điều luật:


Chế định cải tạo không giam giữ đã được quy định trong pháp luật hình sự nước ta từ lâu và ngày càng được hoàn thiện, mở rộng về đối tượng áp dụng. Trong số 194 điều của phần các tội phạm BLHS năm 1985 có 78 điều quy định hình phạt cải tạo không giam giữ và 20 điều quy định hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, chiếm tỷ lệ 50,5%; còn trong phần các tội phạm của BLHS năm 1999 có đến 143/263 điều luật có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm tỷ lệ 53,55%.

-Về điều kiện áp dụng:


+Loại tội phạm được áp dụng hình phạt: Theo điều 24 BLHS năm 1985, cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 5 năm); còn theo Điều 31 BLHS năm 1999 thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng không chỉ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm) mà còn được áp dụng đối với cả những người phạm tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm). Điều này phản ánh rõ nét định hướng hoàn thiện chính sách hình sự của Nhà nước trong tiến

trình cải cách tư pháp là giảm bớt hình phạt tù, mở rộng việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, coi trọng các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội.

+Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm 2 điều kiện, tạo thuận lợi cho việc áp dụng và thi hành loại hình phạt này, đó là: người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng và Toà án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

+BLHS năm 1999 có quy định về trách nhiệm của gia đình người bị kết án là phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

+Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Bản chất pháp lý của hình phạt cải tạo không giam giữ thể hiện rõ hơn khi so sánh nó với án treo:

Đây đều là những biện pháp hình sự nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội không cần cách ly khỏi xã hội. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc áp dụng án treo đều được giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền nơi thường trú để theo dõi, giáo dục.

Theo điều 60 Bộ luật hình sự: Khi xử phạt tù không quá 3 năm căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cho hưởng án treo. Trong số các điều kiện của án treo, thì các điều kiện về nhân thân, xét thấy không cần cách ly, có nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng là những điều kiện giống như ở hình phạt cải tạo không giam giữ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phân biệt hai chế định này ở những điểm cơ bản sau:

+ Về bản chất pháp lý, cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính còn án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Ở án treo, tội phạm bị phạt tù nên trước hết phải quyết định mức án tù tương xứng với hành vi phạm tội đó, rồi xét nếu có điều kiện được hưởng án treo thì mới cho hưởng án treo chứ không thể phạt cải tạo không giam giữ. Án treo thể hiện sâu sắc thuộc tính nhân đạo của pháp luật XHCN đối với người bị kết án.

Với bản chất pháp lý khác nhau như vậy, nên khi Toà án quyết định tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ thì chỉ cần thực hiện một bước (khâu quyết định hình phạt) sao cho hình phạt cải tạo không giam giữ đó tương xứng và phù hợp với tính chất và hành vi phạm tội cụ thể. Nhưng khi cho một người phạm tội hưởng án treo thì phải thông qua hai bước: trước hết Toà án phải tuyên hình phạt tù tương xứng với mức độ hành vi phạm tội và tính chất hành vi phạm tội (khâu quyết định hình phạt) sau đó mới xét nhân thân kẻ phạm tội và các tình tiết khác, nếu xét thấy không cần cách ly họ khỏi xã hội thì cho hưởng án treo (khâu quyết định cho hưởng án treo).

+ Về phạm vi áp dụng: theo quy định của BLHS và hướng dẫn hiện đang được áp dụng (Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của HĐTP Toà án nhân dân tối cao) án treo được áp dụng không phân biệt loại tội phạm nào. Do đó phạm vi áp dụng của án treo rộng hơn cải tạo không giam giữ.

+ Về hậu quả pháp lý: đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Còn đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ mà trong thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phạm tội mới bị phạt tù có thời hạn thì chuyển hình phạt cải tạo không giam giữ còn lại thành hình phạt tù để quyết định hình phạt chung theo nguyên tắc một ngày cải tạo không giam giữ thành một ngày tù.

Ngoài ra, người bị phạt cải tạo không giam giữ có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước còn người bị áp dụng án treo không bị khấu trừ thu nhập.

Như vậy, rõ ràng tính cưỡng chế của án treo thấp hơn cải tạo không giam giữ.

- Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Đây là hình phạt bổ sung có tác dụng hỗ trợ cho việc xử lý hình sự được toàn diện, triệt để, phát huy tác dụng phòng ngừa riêng và răn đe riêng của hình phạt. Thông qua việc cấm người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, hình phạt này thực hiên chức năng phòng ngừa tội phạm, bởi vì nếu để người bị kết án vẫn đảm nhiệm chức vụ hoặc làm những nghề, công việc mà chính nhờ có những chức vụ, làm những nghề, công việc đó họ mới có thể phạm tội thì họ lại vẫn có điều kiện phạm tội.

Điều 36 BLHS năm 1999 quy định về hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

-Điều kiện áp dụng:

+Điều kiện thứ nhất: Người bị kết án phải có chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Mặc dù điều luật không chỉ rõ những chức vụ cụ thể có thể bị cấm nhưng theo Điều 277 BLHS hiện hành, người có chức vụ được hiểu là "là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ". Từ quy định trên cho thấy các chức vụ theo quy định của pháp luật nước ta là rất rộng. Người đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn, căn cứ vào từng quy định cụ thể của Nhà nước, có thể hưởng lương hoặc không hưởng lương nhưng phải được giao một công vụ, tức là phải được giao một hoạt động mang tính nhà nước hoặc xã hội.

Về cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà con người có được do được đào tạo những tri thức, kỹ năng để tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần. Nghề mang tính ổn định hơn công việc, tạo ra thu nhập chủ yếu của người lao động. Trong xã hội có rất nhiều nghề như: bác sỹ, lái xe, thủ quỹ, giáo viên….Công việc có tính chất tạm thời, tính ổn định không cao như người làm phụ giúp bán hàng, trông trẻ, làm thêm ngoài giờ …

Việc phân biệt giữa nghề và công việc là rất khó khăn, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Quy định của pháp luật cũng không rõ ràng cho nên trong thực tiễn xét xử rất ít khi Toà án cấm làm công việc mà chủ yếu là cấm hành nghề.

+Điều kiện thứ hai: Khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Đây là quy định giành cho các Toà án quyền tuỳ nghi áp dụng rất cao,

trong quá trình xét xử, Toà án xem xét toàn diện các tình tiết của vụ án, đánh

giá tính chất của việc nếu để bị cáo giữ chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc là nguy hiểm thì có quyền cấm trong phần quyết định của bản án.

Có tổng số 127 điều luật trong tổng số 261 điều luật về tội phạm của BLHS có quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trong đó có 23 điều luật quy định có tính chất bắt buộc áp dụng hình phạt này đối với người bị tuyên phạt hình phạt chính không phải là hình phạt tù chung thân, tử hình hoặc trục xuất. Có 104 điều luật quy định hình phạt chỉ có tính chất tuỳ nghi áp dụng. Đến khi có luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19/6/2009 thì phạm vi áp dụng loại hình phạt này được mở rộng trong 135 điều luật về tội phạm, chiếm 50,37% trên tổng số 268 điều luật về tội phạm.

So với Điều 28 BLHS năm 1985 thì quy định về hình phạt đang nghiên cứu không có sự thay đổi nhiều, có một số điểm mới là:

-BLHS năm 1999 mở rộng thời hạn cấm từ một năm đến năm năm (theo BLHS năm 1985, thời hạn cấm từ hai năm đến năm năm), quy định này có lợi hơn cho người bị kết án.

-BLHS năm 1999 không cho phép áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đối với các hình phạt chính là tù chung thân và tử hình (BLHS năm 1985 cho phép áp dụng đối với tất cả các hình phạt chính).

- Hình phạt tước một số quyền công dân:


Quyền công dân là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân. Quyền công dân là những quyền mà Nhà nước trao cho cá nhân mang quốc tịch nước mình. Hiến pháp năm 1992 quy định rất nhiều quyền của công dân về các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội như: Quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền

tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do khiếu nại, tố cáo v.v… Nhưng nội dung của hình phạt tước một số quyền công dân chỉ là tước bỏ một hoặc một số quyền về chính trị cơ bản của người phạm tội, đó là:

- Tước quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, tức là việc Toà án không cho người bị kết án sử dụng quyền ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, vì Điều 83 và Điều 119 Hiến pháp năm 1992 quy định, cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tước quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước, tức là Toà án không cho người bị kết án vào làm việc trong bất cứ cơ quan nhà nước nào từ trung ương đến địa phương, họ không được trở thành cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan dân cử, cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp. Họ không được tham gia làm việc trong các cơ quan này ở dưới bất kỳ hình thức nào (cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng…).

-Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, tức là Toà án không cho người bị kết án làm việc trong các đơn vị thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Theo điều 39 BLHS, các điều kiện để áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân là:

a, Hình phạt này chỉ được áp dụng đối với bị cáo là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên. Hình phạt này không được áp dụng đối với bị cáo là người nước ngoài, người không quốc tịch.

b, Hình phạt này chỉ được áp dụng đối với người bị kết án phạt tù về một trong những tội xâm phạm ANQG (chương XI) hoặc một số tội phạm khác trong những trường hợp điều luật về tội phạm đó có quy định.

Theo Điều 92 BLHS, tước một số quyền công dân được tuỳ nghi áp dụng đối với các tội phạm ANQG, nên khi quyết định hình phạt, Toà án cần

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023