Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 10

các bị cáo phạm tội nghiêm trọng. Các trường hợp này đều không thoả mãn điều kiện thứ nhất trong các điều kiện để được áp dụng hình phạt cảnh cáo (tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng.)

Các trường hợp này Toà án đã áp dụng hình phạt cảnh cáo trái với quy định của pháp luật vì các tội phạm nói trên đều là những tội nghiêm trọng.

Hình phạt cảnh cáo được quy định trong điều 29 Bộ luật hình sự hiện hành. Trong số những nhà nghiên cứu và những người hoạt động thực tiễn pháp lý có hai loại ý kiến trái ngược nhau:

-Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần phải giữ lại hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt ở nước ta để “áp dụng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng được khoan hồng nhưng nếu miễn hình phạt hoặc xử lý bằng hình thức khác thì quá nhẹ, không đáp ứng yêu cầu phòng ngừa chung và riêng, nhưng nếu áp dụng các hình phạt khác nặng hơn thì chưa cần thiết”.

-Loại ý kiến thứ hai chủ yếu của những nhà hoạt động thực tiễn pháp lý, xuất phát từ thực tiễn, hình phạt cảnh cáo được áp dụng ít, chiếm tỷ lệ rất thấp, nên cho rằng hình phạt cảnh cáo ít có tác dụng, hiệu quả của hình phạt cảnh cáo thấp, người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo coi như không phải chịu hình phạt, bởi vậy đề xuất bỏ hình phạt cảnh cáo.

Chúng tôi đồng ý với ý kiến thứ nhất, cần giữ lại hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt ở nước ta để đa dạng hoá các biện pháp xử lý hình sự, thu hẹp khoảng cách giữa các hình phạt chính, giúp cho Toà án có cơ sở pháp lý để quyết định hình phạt một cách thuận lợi và công bằng, thực hiện triệt để các nguyên tắc của Luật hình sự, nhất là những trường hợp cần phải áp dụng hình phạt với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng và đã hối cải. Với những trường hợp này, áp dụng hình phạt cảnh cáo có tác dụng thức tỉnh

bị cáo ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ý thức tự giác cải tạo, sửa chữa những lỗi lầm khi xét thấy không cần thiết phải xử lý bằng một hình phạt khác nặng hơn.

-Phạt tiền


Theo số liệu thống kê của TAND tối cao, trong thời gian 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 cho thấy: tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính rất thấp, trung bình chỉ chiếm 1,14% tổng số bị cáo đưa ra xét xử.

Bảng số liệu thống kê hình phạt tiền là hình phạt chính từ năm 2004 đến năm 2008 sẽ cho chúng ta thấy rõ khẳng định này:

Bảng 2.2: Bảng số liệu thống kê hình phạt tiền là hình phạt chính từ năm 2004 đến năm 2008

Năm

Tổng số bị cáo

Số bị cáo bị xử phạt tiền là hình phạt chính

Tỷ lệ %

5 năm

454089

5200

1,14%

2004

92290

588

0,63

2005

79318

793

0,99

2006

89839

990

1,1

2007

92954

1297

1,39

2008

99688

1532

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 10

(Nguồn: Vụ Thống kê Tổng hợp - TAND tối cao)


Còn trong 4 năm từ 2005 đến 2008, theo thống kê của TANDTC, các Toà án trong cả nước đã xét xử sơ thẩm 363.339 bị cáo, có 18.335 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền bổ sung, đạt tỷ lệ 5,05% trên tổng số bị cáo bị xét xử.

Cụ thể các Toà án áp dụng hình phạt tiền bổ sung trong các năm như sau: Năm 2005: có 4.780 bị cáo áp dụng HPBS, trong đó có 4.117 bị cáo bị

phạt tiền, chiếm 86,13% trong tổng số bị cáo bị áp dụng HPBS, 5,19% trong tổng số bị cáo bị xét xử, Năm 2006: có 5.488 bị cáo bị áp dụng HPBS, trong đó phạt tiền là 4.304 bị cáo chiếm 78,43% trong tổng số bị cáo bị áp dụng HPBS, 4,71% trong tổng số bị cáo bị xét xử; Năm 2007: có 6.189 bị cáo bị áp dụng HPBS, trong đó phạt tiền là 5.187 bị cáo, chiếm 83,81% trong tổng số bị cáo bị áp dụng HPBS, 5,58% trong tổng số bị cáo bị xét xử; Năm 2008: có

5.427 bị cáo bị áp dung HPBS, trong đó phạt tiền là 4.727 bị cáo, chiếm 87,10% trong tổng số bị cáo bị áp dụng HPBS, 4,74% trong tổng số bị cáo bị xét xử.

Theo số liệu phân tích trên, số lượng bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền bổ sung cả trước và sau khi áp dụng BLHS năm 1999 luôn luôn ổn định ở vị trí của loại HPBS có tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên tình hình áp dụng hình phạt này có sự tăng giảm nhất định. Nếu so sánh tỷ lệ HPBS với tổng số HPBS nói chung được các Toà án các cấp áp dụng từng năm thì tỷ lệ trung bình cao hơn các năm trước khi áp dụng BLHS năm 1999 khoảng 15%, còn nếu so sánh tỷ lệ áp dụng hình phạt này trên tổng số bị cáo bị xét xử hàng năm thì lại thấp hơn khoảng một nửa.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu số liệu thống kê của TANDTC cho thấy, trong số các HPBS, phạt tiền là loại hình phạt được áp dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng tuyệt đối so với các HPBS khác. Nhưng theo chúng tôi, tần suất áp dụng hình phạt này trong thực tiễn vẫn nằm ở mức độ thấp so với yêu cầu của luật thực định và đòi hỏi của tình hình thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm trong thời gian và hiện nay. Mặt khác, phạt tiền áp dụng chỉ chủ yếu đối với một số nhóm tội phạm, như nhóm tội phạm về ma tuý, nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, nhóm tội phạm về kinh tế và nhóm tội phạm xâm sở hữu. Đối với các nhóm tội phạm khác, bao gồm cả các tội phạm

về tham nhũng, hình phạt tiền bổ sung được áp dụng rất ít. Đây chính là một hạn chế không nhỏ trong thực tiễn xét xử.

-Hình phạt cải tạo không giam giữ.


Mặc dù đối tượng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ được mở rộng hơn so với quy định của BLHS năm 1985; các Thẩm phán, Hội thẩm đều nhận thức được mục đích của việc áp dụng hình phạt này, nhưng thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy, các Toà án vẫn áp dụng rất ít loại hình phạt này, thể hiện qua số liệu thống kê dưới đây:

Bảng 2.3: Bảng số liệu thống kê hình phạt cải tạo không giam giữ từ năm 2004 đến năm 2008:

Năm

Tổng số bị cáo

Số bị cáo bị xử phạt cải tạo không giam giữ

Tỷ lệ %

5 năm

454089

6854

1,5

2004

92290

1125

1,2

2005

79318

1124

1,4

2006

89839

1210

1,34

2007

92954

1641

1,76

2008

99688

1754

1,75

(Nguồn: Vụ Thống kê Tổng hợp - TAND tối cao)


Từ kết quả thống kê nêu trên cho thấy, số bị cáo bị Toà án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong nhiều năm liên tiếp mặc dù có tăng dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Nghiên cứu nhiều vụ án hình sự được xét xử thời gian qua tại Toà án các cấp, chúng tôi thấy rằng có nhiều trường hợp người phạm tội đủ điều kiện để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của BLHS nhưng Hội

đồng xét xử không lựa chọn loại hình phạt này, mà lại xử phạt tù và cho bị cáo hưởng án treo.

-Hình phạt cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định:

Trong các bảng số liệu thống kê từ năm 2004 đến 2008, chúng tôi nhận thấy chỉ có năm 2005 và 9 tháng đầu năm 2006, TANDTC có tách riêng số liệu của từng loại hình phạt bổ sung được Toà án các cấp áp dụng đối với từng nhóm tội phạm cụ thể, trong đó có hình phạt không tước tự do cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định.

Theo số liệu thống kê của TANDTC, năm 2005, Tòa án các cấp đã áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định với 203 bị cáo, chiếm tỷ lệ 4,25% trên tổng số 4780 bị cáo bị áp dụng HPBS và 0,26% tổng số bị cáo bị xét xử năm 2005. Trong tổng số 203 bị cáo bị áp dụng hình phạt này, có 105 bị cáo phạm các tội xâm phạm an toàn và trật tự công cộng, 45 bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu, 27 bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và 24 bị cáo phạm tội tham nhũng. Trong 9 tháng đầu năm 2006 có 3.912 lượt bị cáo bị áp dụng HPBS, trong đó có 116 lượt bị cáo bị áp dụng hình phạt đang nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 2,97% trên tổng số 3.912 bị cáo bị áp dụng HPBS và 0,17% trên tổng số 70.268 bị cáo bị xét xử. Trong số 116 bị cáo bị áp dụng hình phạt này có 13 bị cáo phạm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, 11 bị cáo phạm tội tham nhũng, 02 bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu.

Nghiên cứu bảng thống kê số liệu của TANDTC cho thấy có rất nhiều trường hợp bị cáo phạm tội về tham nhũng, nhưng Tòa án các cấp lại không quyết định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định với họ, mặc dù các điều luật về tội phạm và hình phạt trong Phần các tội phạm BLHS (từ Điều

278 đến Điều 284) quy định hình phạt này có tính chất bắt buộc áp dụng. Ví dụ, theo thống kê số liệu xét xử sơ thẩm của TANDTC, năm 2008 các Toà án các cấp xét xử 332 vụ với 789 bị cáo về các tội tham nhũng, nhưng chỉ có 28 lượt bị cáo bị áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định như vậy có đến 761 bị cáo không bị áp dụng hình phạt này. Không chỉ đối với các tội phạm về tham nhũng mà với cả các tội phạm khác, Tòa án các cấp cũng không áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định với các bị cáo, mặc dù điều luật về tội phạm cụ thể có quy định bắt buộc phải áp dụng. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của TANDTC, trong 09 tháng đầu năm 2006, Tòa án các cấp đã xét xử 38 bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có 02 người bị xử phạt cải tạo không giam giữ, 24 người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, 12 người bị phạt tù giam, nhưng cả 38 người bị kết án này đều không bị áp dụng HPBS.

Trên cơ sở kết quả phân tích số liệu của TANDTC cũng như khảo sát cụ thể nội dung một số bản án liên quan đến việc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định có thể cho phép rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, tình hình áp dụng hình phạt này của Tòa án các cấp trong cả thời kỳ từ trước và sau khi BLHS năm 1999 không có biến động nhiều. Những năm gần đây tỷ lệ bị cáo bị áp dụng loại hình phạt này chỉ chiếm khoảng 0,2% trên tổng số bị cáo bị xét xử hàng năm. Tỷ lệ áp đụng như vậy là rất thấp so với tỷ trọng sử dụng (hình phạt này trong BLHS năm 1985 và nhất là BLHS năm 1999 cũng như so vớitổng số các vụ án và bị cáo được xét xử sơ thẩm từng năm. Điều đó cũng phản ánh hiệu quả hạn chế hình phạt này trong thực tiễn áp dụng của Tòa án các cấp.

Thứ hai, HPBS này được áp dụng thường chỉ xoay quanh một số loại tội phạm cụ thể như: tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ, tội tham ô tài sản, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

Thứ ba, có không ít trường hợp các bị cáo bị xử phạt về tội phạm mà điều luật về tội phạm và hình phạt có quy định bắt buộc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định, nhưng Tòa án lại không áp dụng hình phạt này với họ.

Thứ tư trong một số trường hợp Tòa án quyết định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người bị kết án một cách chung chung hoặc phạm vi các chức vụ bị cấm quá rộng, không gắn gì với tội phạm đã thực hiện.

Thứ năm, nhiều trường hợp khi bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định với bị cáo bị phạt tù cho hưởng án treo, Tòa án ở các địa phương khác nhau đã xác định thời hạn thi hành hình phạt khác nhau, không thống nhất.

-Tước một số quyền công dân;


Trong bảng thống kê số liệu của TANDTC từ năm 1997 đến 2008 chỉ có năm 2005 và 09 tháng đầu năm 2006 có tách số liệu thống kê hình phạt tước một số quyền công dân riêng nên việc nghiên cứu phân tích hình phạt này, chưa có thể dựa vào số liệu thống kê ít ỏi này. Năm 2005, trong số 07 bị cáo bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân, có 03 bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, 04 bị cáo phạm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Năm 2006 có 91 bị cáo bị tước quyền công dân, trong đó có 61 bị cáo phạm tội về ma túy, 28 bị cáo phạm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, 01 bị cáo phạm tội giết người, 01 bị cáo

phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Như vậy, trong tất cả các trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt tước quyền công dân nêu trên, không có trường hợp nào phạm các tội mà điều luật về tội phạm ấy có quy định HPBS này.

Như vậy, có thể rút ra một số nhận xét sau:


Thứ nhất, mặc dù hình phạt tước một số quyền công dân chỉ được quy định đối với các tội xâm phạm ANQG, nhưng thực tiễn áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân đối với các tội phạm này lại rất hạn chế. Theo thống kê của TANDTC, năm 2005 và 2006 có 223 bị cáo bị xử phạt về tội xâm phạm ANQG, nhưng không có trường hợp nào bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân, trong khi đó có nhiều trường hợp bị cáo phạm những tội phạm khác, không phải là tội xâm phạm ANQG thì các Tòa án lại áp dụng, mặc dù điều luật về tội phạm đó không quy định loại HPBS này.

Thứ hai, tình hình quyết định và thi hành hình phạt tước quyền công dân trong thực tiễn cho thấy có hiện tượng: "Bản án của Tòa án chỉ tuyên tước quyền công dân mà không nói rõ tước quyền gì, tước tất cả hay chỉ tước một trong số các quyền đó. Đối với hình phạt bổ sung tước một số quyền công dân, có trường hợp đã bị tuyên tước quyền bầu cử, nhưng cơ quan bầu cử vẫn lập danh sách cử tri và người bị kết án vẫn đi bỏ phiếu” [46, tr. 147].

-Tịch thu tài sản;

Còn theo số liệu thống kê của TANDTC trong bốn năm (2005 – 2008) có 1.631 trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản, trong đó năm 2005 có 229 trường hợp, chiếm 4,79% trên tổng số 4.780 bị cáo áp dụng HPBS trong năm ; năm 2006 có 537 trường hợp, chiếm 10,04% trên tổng số

5.348 bị cáo bị áp dụng HPBS trong năm ; năm 2007 có 603 trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản, chiếm 9,01% trên tổng số 6.696 bị cáo bị áp dụng HPBS trong năm ; năm 2008 có 262 trường hợp bị cáo bị áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023