Thực Tiễn Áp Dụng Hình Phạt Không Tước Tự Do, Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân

phải cân nhắc kỹ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và yêu cầu của phòng ngừa tái phạm. Nhìn chung, hình phạt này chỉ áp dụng đối với người bị kết án, nếu các tình tiết của vụ án và nhân thân của họ cho thấy rõ nguy cơ là người đó trong tương lai sẽ sử dụng các quyền chính trị của mình, bao gồm các quyền quy định tại Điều 39 BLHS để tiếp tục phạm tội mới. Ngoài các tội xâm phạm ANQG, Điều 39 BLHS hiện hành có quy định hình phạt này còn được áp dụng đối với các tội phạm khác, tức là các tội phạm cụ thể quy định tại các chương khác trong phần các tội phạm BLHS. Nhưng khi nghiên cứu các chương khác của Phần các tội phạm của BLHS lại cho thấy không có một điều luật về tội phạm và hình phạt nào cho phép áp dụng hình phạt này, Như vậy, đã có sự đồng bộ trong các quy định tại Phần chung và Phần các tội phạm BLHS liên quan đến hình phạt tước một số quyền công dân. Theo nguyên tắc pháp chế, hình phạt này chỉ được phép áp dụng nếu điều luật về tội phạm và hình phạt có quy định. Cho nên, đối với tất cả những trường hợp bị cáo bị tuyên phạt về loại HPC nào, mức án là bao nhiêu về một trong các tội phạm được quy định trong các chương khác ở Phần các tội phạm BLHS, tức là ngoài chương XI quy định về các tội xâm phạm ANQG, đều không được phép áp dụng kèm theo hình phạt tước một số quyền công dân với tính chất là một loại HPBS.

Khi quyết định tước một số quyền công dân với bị cáo phạm một trong những tội xâm phạm ANQG, Toà án phải căn cứ vào những quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS cũng như yêu cầu phòng ngừa tái phạm mà quyết định tước một hay nhiều quyền công dân được quy định tại Điều 39 BLHS và ấn định thời hạn tước quyền công dân từ 1 đến 5 năm.

Trong bảng thống kê số liệu của TANDTC từ năm 2004 đến 2008 chỉ có năm 2005 và 09 tháng đầu năm 2006 có tách số liệu thống kê hình phạt tước một số quyền công dân riêng nên việc nghiên cứu phân tích hình phạt này, chưa có thể dựa vào số liệu thống kê ít ỏi này. Trong số 07 bị cáo bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân năm 2005, có 03 bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, 04 bị cáo phạm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Năm 2006 có 91 bị cáo bị tước quyền công dân, trong đó có 61 bị cáo phạm tội về ma túy, 28 bị cáo phạm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, 01 bị cáo phạm tội giết người, 01 bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Như vậy, trong tất cả các trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt tước quyền công dân nêu trên, không có trường hợp nào phạm các tội mà điều luật về tội phạm ấy có quy định hình phạt không tước tự do này.

- Hình phạt tịch thu tài sản:


Với tính chất là một hình phạt bổ sung không tước tự do, tịch thu tài sản được hiểu là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án tuyên bố trong bản án kết tội đối với người bị kết án về một trong những tội được Bộ luật Hình sự quy định với nội dung là tước của họ một phần hoặc toàn bộ tài sản sung vào công quỹ Nhà nước.

Bằng việc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người bị kết án, hình phạt này nhằm triệt để thu hồi các tài sản của người bị kết án do thu lợi bất chính mà có, đồng thời, triệt tiêu cơ sở kinh tế của họ nhằm ngăn ngừa họ có thể sử dụng các tài sản đó để tiếp tục phạm tội, gây nguy hại cho xã hội, thông qua đó, giáo dục người bị kết án ý thức tôn trọng pháp luật, không phạm tội mới và răn đe những người không vững vàng trong xã hội, thực hiện phòng ngừa chung trong xã hội.

Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống".

Từ quy định trên cho thấy, những điều kiện để áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là:

- Điều kiện thứ nhất: Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Điều kiện thứ hai: Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm mà điều luật về tội phạm đó trong Phần các tội phạm BLHS có quy định hình phạt này.

Nghiên cứu điều kiện thứ nhất cho thấy, Điều 40 BLHS năm 1999 đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt này. Trong khi Điều 32 BLHS năm 1985 quy định tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tức là tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 5 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, thì Điều 40 BLHS 1999 quy định hình phạt này được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng (tức là tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù), tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù Điều 40 BLHS 1999 không quy định rõ là hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng kèm theo hình phạt chính nào, nhưng với cách quy định là hình phạt này được áp dụng đối với người bị kết án về các tội nghiêm trọng trở lên, nên có thể được hiểu trong

những trường hợp thông thường, hình phạt này được áp dụng kèm theo các hình phạt chính, trừ hình phạt cảnh cáo, (vì theo Điều 29 BLHS, cảnh cáo chỉ có thể được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng).

Tuy nhiên, điều kiện thứ nhất cũng chỉ là điều kiện cần, còn muốn áp dụng được hình phạt tịch thu tài sản đối với người bị kết án, đòi hỏi phải thỏa mãn điều kiện thứ hai, đó là chế tài của điều luật về tội phạm mà người bị kết án thực hiện phải quy định hình phạt này.

Nghiên cứu Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cho thấy, có tổng số 38 điều luật quy định về tội phạm cho phép áp dụng hình phạt tịch thu tài sản đối với các tội phạm quy định tại điều luật ấy, (chiếm tỷ lệ là 14,56% trên tổng số 261 điều luật về tội phạm);

Nhìn chung, tỷ lệ điều luật quy định hình phạt tịch thu tài sản trong BLHS năm 1999 là thấp hơn so với BLHS năm 1985. Không những vậy, BLHS năm 1999 còn quy định hình phạt này cho các tội phạm đều ở dưới dạng tùy nghi áp dụng. Trong khi đó, BLHS năm 1985 đã quy định hình phạt này, có tính chất bắt buộc áp dụng cho nhiều tội phạm khác nhau, cụ thể cho các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 72 đến Điều

86) hoặc buộc phải lựa chọn áp dụng giữa phạt tiền và tịch thu tài sản đối với tội tổ chức sử dụng chất ma túy (Điều 203) và các tội phạm về chức vụ quy định tại các điều từ Điều 226, đến Điều 228.

Trong các điều luật về tội phạm có quy định hình phạt tịch thu tài sản, nhà làm luật thường quy định hình phạt này cùng với những hình phạt bổ sung khác, nhất là với phạt tiền. Ngoại trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 92) và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), còn với các điều luật về tội phạm khác có quy định hình phạt tịch thu tài sản, nhà làm luật đều có quy định cùng với

phạt tiền để Tòa án thuận lợi trong việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) trong những trường hợp phạm tội cụ thể.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và căn cứ vào tình hình tài sản của người bị kết án, những khoản thu lợi bất chính có liên quan đến tội phạm mà người đó thực hiện, để quyết định tước một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tài sản ở đây không phải là những vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm, vì đó là những tang vật của vụ án đương nhiên bị tịch thu và bị xử lý theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, mà được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án, nó bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản (Điều 172 Bộ luật Dân sự), cụ thể là những tài sản mà người đó đang sử dụng, quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của họ, tài sản cho vay, cho mượn, cho thuê, gửi sửa chữa, tài sản đang cầm cố, thể chấp, tiền trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng .... hoặc Kho bạc Nhà nước, tiền được bồi thường thiệt hại về tài sản, trái phiếu, tín phiếu, các khoản tiền, giấy tờ các có giá của người bị kết án đang do người thứ ba giữ, tài sản thực chất là của người bị kết án nhưng lại đứng tên người khác với ý định tẩu tán...

Đối với các tài sản mà người bị kết án sở hữu với tư cách là người sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất như: tài sản chung vợ chồng của người bị kết án, tài sản mà người bị kết án góp vốn chung với người khác... thì tuyên bố tịch thu phần tài sản của người bị kết án, đồng thời, phải xác định rõ phần tài sản thuộc sở hữu của người đó trong các khối tài sản chung là bao nhiêu, bao gồm những tài sản gì và chỉ được tịch thu những tài sản đó. Trong trường hợp các khối tài sản mà người bị kết án đứng tên sở hữu chung không

thể phân chia được, thì Tòa án và Cơ quan Thi hành án định giá tài sản chung đó và chỉ tịch thu phần giá trị tài sản mà người bị kết được hưởng trong khối tài sản chung. Khi tuyên bố tịch thu một phần tài sản, Tòa án cần phải tuyên rõ tên tài sản bị tịch thu, nếu tài sản quá nhiều thì phải có danh mục các loại tài sản kèm theo bản án và công bố công khai tại phiên tòa. Để đảm bảo cho việc thi hành án có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản theo trình tự, thủ tục quy định trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004.

Điều 40 BLHS năm 1999 phản ánh tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta khi quy định "khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống". Vì vậy, khi thi hành án tịch thu toàn bộ tài sản, Chấp hành viên cần phải để lại một số tài sản nhất định để người phải thi hành án và gia đình họ duy trì cuộc sống.

Trước đây, Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn "Khi quyết định tịch thu tài sản không nên đụng tới những tư liệu sản xuất cần thiết cho lao động chính đáng và những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu về đời sống của gia đình bị cáo tránh gây những khó khăn cho họ". Điều này, mặc dù chưa có văn bản chính thức nào của Nhà nước trong lĩnh vực hình sự quy định cụ thể về danh mục các tài sản thiết yếu mà người bị kết án có thể giữ lại để đảm bảo nhu cầu sinh sống tối thiểu của họ và gia đình, những căn cứ luật Thi hành án dân sự và thực tiễn xét xử của Tòa án, thì những tài sản "để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống" thường là:

- Lương thực, thực phẩm, thuốc men cần thiết cho người bị kết án và gia đình;

- Công cụ lao động thông thường cần thiết cho nghề nghiệp hoặc công việc nhất định của người bị kết án và gia đình họ sinh sống;

- Đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người bị kết án và gia đình như quần áo, chăn màn, giường chiếu và những đồ dùng sinh hoạt thông thường khác;

- Các đồ dùng để thờ cúng thông thường.


Khi để lại một trong số các tài sản trên cho người bị kết án và gia đình họ sinh sống, Tòa án cần tuyên cụ thể đó là tài sản gì, giá trị bao nhiêu, tránh các trường hợp sai lầm khi thi hành án.

2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt không tước tự do, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.2.1. Thực tiễn áp dụng

-Hình phạt cảnh cáo

Theo số liệu thống kê của TAND tối cao, trong thời gian 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 cho thấy: tỷ lệ áp dụng hình phạt cảnh cáo rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,14% số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm hàng năm, cụ thể số liệu như ở bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê hình phạt cảnh cáo từ năm 2004 đến năm 2008:

Năm

Tổng số bị cáo

Số bị cáo

bị xử phạt cảnh cáo

Tỷ lệ %

5 năm

454089

639

0,14%

2004

92290

102

0,11

2005

79318

118

0,14

2006

89839

128

0,14

2007

92954

160

0,17

2008

99688

131

0,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 9

(Nguồn: Vụ Thống kê Tổng hợp - TAND tối cao)


Các số liệu trên cho thấy, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo trong những năm gần đây của ngành Toà án giảm nhiều, chỉ còn một phần hai, thậm chí một phần ba so với thời kỳ áp dụng BLHS năm 1985: (số liệu cụ thể những năm trước đây: năm 1994, Toà án các địa phương đã xử phạt cảnh cáo đối với 0,66% số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm, thì con số này năm 1995 là 0,48%; năm 1996 là 0,55%; năm 1997 là 0,45%; năm 1998 là 0,39%).

Tỷ lệ áp dụng hình phạt cảnh cáo thấp là do các Toà án chưa thấy hết vị trí của hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt ở nước ta, chưa thấy tác dụng của hình phạt cảnh cáo trong giáo dục cải tạo người phạm tội, thậm chí còn cho rằng áp dụng hình phạt cảnh cáo, coi như bị cáo không phải chịu hình phạt bởi không chịu một sự cưỡng chế nào. Mặt khác, trong BLHS còn cho phép một sự lựa chọn quá rộng, có nhiều loại hình phạt chính trong một điều luật.

Có trường hợp cần phải áp dụng hình phạt cảnh cáo mới có tác dụng giáo dục, răn đe nhưng có địa phương chỉ ra quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc có trường hợp chỉ cần áp dụng hình phạt cảnh cáo là đủ giáo dục người phạm tội nhưng Toà án lại áp dụng hình phạt tù có thời hạn và cho hưởng án treo.

Điều kiện để áp dụng hình phạt cảnh cáo đã được BLHS xác định là: Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, chưa đến mức miễn hình phạt. Nhưng khi nhận định trong bản án, một số Thẩm phán chưa làm rõ các điều kiện này, đặc biệt là điều kiện thứ hai ”có nhiều tình tiết giảm nhẹ”.

Do chưa nắm vững, hiểu đúng các quy định của BLHS về điều kiện để áp dụng hình phạt cảnh cáo, có Toà án đã áp dụng hình phạt cảnh cáo với cả

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023