Khái Quát Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Haprosimex

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng đường lối chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường.

3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Tổng giám đốc


Phó tổng giám đốc I

Phòng

Kế toán –tài chính


Phó tổng giám đốc III


Phó tổng giám đốc IV

Phó

Phòng kỹ thuật đầu tư

Nhà Máy Dệt vải Denim

Phòng Tổ Chức Hành Chính

Trung tâm TN &KTCL SP

Phòng Đời Sống

Công ty liên doanh Haprosimex - MSA




Phòng Xuất Nhập Khẩu




Phòng Kế hoạch Thị trường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 4

Tổng Giám đốc II


Nhà MáyMay Thanh Trì

Các Nhà Máy Dệt Sợi Khác


Trung Tâm Y Tế


Xí nghiệp mũ xuất khẩu

Ban CBSX

Nhà Máy May 3

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)


Tổng gi

ám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, là người chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.

Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động của Công ty từ việc tìm hiểu thị trường, tìm đối tác liên doanh, tiêu thụ sản phẩm và quản lý các hoạt động của Công ty.

Phó tổng giám đốc I (Phó tổng giám đốc sản xuất): là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách về mảng sản xuất các sản phẩm của công ty, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàng hoá, quy cách đóng gói.

Phó tổng giám đốc II (Phó tổng giám đốc kỹ thuật): là người giúp việc cho giám đốc, là người giúp việc cho giám đốc, mảng kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Phó tổng giám đốc III (Phó tổng giám đốc kinh tế): phụ trách mảng tìm hiểu nghiên cứu thị trường và tìm các đầu mối cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào và tìm kiếm các đối tác tiêu thụ.

Phó tổng giám đốc IV (Phó tổng giám đốc hành chính): là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách về mảng hành chính, sắp xếp nhân sự, lao động tiền lương, chế độ chính sách....

Các phòng ban: là các đơn vị chuyên môn có nghĩa vụ làm tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, tổ chức đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Các phòng ban có trách nhiệm theo dõi hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc khách hàng, đảm bảo tiến độ sản xuất, quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và các mặt quản lý chuyên môn.

* Phòng Tổ chức hành chính


Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động tiền lương, chế độ chính sách.

* Phòng Kế toán tài chính

Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.

* Phòng Kế hoạch thương mại :


Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm của công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của công ty trên thị trường cả nước.

* Phòng Xuất nhập khẩu


Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của công ty đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của công ty ra nước ngoài bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác.

* Phòng Kỹ thuật đầu tư


Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng trong phạm vi toàn công ty.

* Phòng kế hoạch - thị trường


Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp, xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty; thực hiện công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các phế liệu của công ty.

* Phòng Đời sống

Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại công ty.

Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn công ty.


* Phòng bảo vệ-quân sự


Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, toàn công ty 24h/24h.

Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng sản phẩm.

* Khối các nhà máy sản xuất


Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy có chức năng sử dụng công nhân, tổ chức quản lý quá trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc (GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất.

Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao.

4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty

Công ty Haprosimex chủ yếu kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu và một số ngành nghề khác. Cụ thể là:

- Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong các ngành, nghề, lĩnh vực chính gồm:

+ Tổ chức các cơ sở hàng dệt, may mặc, dệt len, lắp ráp xe gắn máy, chế biến nông lâm sản để xuất khẩu.

+ Xuất khẩu các mặt hàng: thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, hàng nông lâm sản, hải sản, lương thực, thực phẩm, khoáng sản, vật tư nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng, phương tiện cho các ngành sản xuất, phân bón.

+ Nhập khẩu phương tiện vận tải, ô tô, xe máy, thiết bị vật liệu trang trí nội thất.

- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, trung tâm thương mại, khách sạn, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, công trình công cộng, giao thông, văn hóa;

- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, kho, bến bãi đỗ xe, siêu thị, giao nhận vận chuyển hàng hóa, các dịch vụ đô thị khác

- Khai thác sản xuất và kinh doanh nước sạch.


- Mua, bán, nhập khẩu máy điện thoại và thiết bị viễn thông


- Kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa; dịch vụ thể dục, thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ phục vụ khu vực vui chơi thể thao.

- Tổ chức đào tạo, dạy nghề; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo qui định hiện hành của Pháp luật.

- Hợp tác, liên doanh, liên kết, mở cửa hàng, đại lý giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Đầu tư và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các đơn vị thành viên, doanh nghiệp có vốn góp của công ty.

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.


5. Lao động


Lao động của công ty được chia làm hai loại là: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Lao động trực tiếp: Là những người lao động trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng may mặc, mũ,... May là một công việc đòi hỏi sự chăm chỉ và tỷ mỷ, do đó mà lực lượng lao động của công ty có tỷ lệ lao động nữ chiếm 90% tổng số lao động. Lực lượng lao động này còn rất trẻ (trung bình là 23 tuổi). Ở độ tuổi này người lao động dễ tiếp thu trình độ công nghệ và có khả năng và nâng cao tay nghề. Tuy nhiên do lực lượng lao động nữ, chiếm một tỷ trọng lớn, lại đang trong độ tuổi sinh đẻ, thường phải nghỉ làm việc trong thời gian dài gây khó khăn cho công ty trong công tác sắp xếp và tổ chức lao động cho sản xuất. Để hoàn thành kế hoạch thời gian lao động công ty đã luôn duy trì một lực lượng lao động có thể thay thế cho những lao động phải nghỉ làm vì lý do: Thai sản, ốm, chăm sóc con ốm hoặc thực hiện KHHGĐ. Nguồn lao động thay thế này là những thợ phụ, tổ trưởng sản xuất, tổ phó sản xuất, các công nhân sửa chữa bán thành phẩm và cán bộ kiểm tra, khi cần thiết thì họ có thể thay thế vào vị trí của người nghỉ. Bằng cách này mà việc tổ chức lao động sản xuất không bị gián đoạn. Thực tế đã chứng minh kế hoạch sử dụng thời gian lao động của công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Lao động gián tiếp: Là những người không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chịu trách nhiệm quản lý, xuất nhập khẩu hàng hóa,...Lực lượng lao động này cần có trình độ quản lý, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để đảm

nhận các nhiệm vụ như: tổ chức, lên kế hoạch sản xuất, thực hiện ghi chép sổ sách chứng từ, nghiệp vụ kế toán, đề ra các chiến lược phát triển kinh doanh, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

6. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Haprosimex


Với thị trường xuất khẩu ở khoảng 60 nước và vùng lãnh thổ, Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Hà Nội. Đặc biệt, tại những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, hàng hoá mang thương hiệu Haprosimex vẫn chiếm lĩnh bằng chất lượng, mẫu mã và uy tín của mình. Trong các năm qua, công ty Haprosimex liên tục kinh doanh có lãi và ngầy càng khắng định được uy tín của công ty mình trên trường quốc tế. Đặc biệt trong năm vừa qua công ty Haprosimex đã tạo được tiếng vang lớn với các mặt hàng thủ công mĩ nghệ được đánh giá là “hàng độc” với nguyên liệu mới , ý tưởng mới và sáng tạo, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường nhưng được khách quốc tế vô cùng ưa chuộng đó là: thảm rơm chùi chân, thú phun nhung, dép lục bình - dây chuối, ly đựng trứng trang trí đẹp mắt hay các rương đựng quần áo, vật dụng gia đình có hình quả bí ngô. Ngoài ra, công ty Haprosimex là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thành lập chi nhánh và mở showroom diện tích 1.200m2, giới thiệu và bán sản phẩm tại Nam Phi. Đây sẽ là “bàn đạp” để thâm nhập vào thị trường Nam và Trung Phi. Đồng thời, showroom này không chỉ là nơi giới thiệu và chào bán những sản phẩm của Haprosimex mà tương lai sẽ là nơi giới thiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với thị trường Nam Phi.


Bảng 2.1. Lợi nhuận và doanh thu của công ty Haprosimex


Đơn vị tính: VND


Năm

2004

2005

2006

Doanh thu

968.853.372.643

1.055.182.520.158

1.486.937.462.680

Lợi nhuận

2.895.710.815

2.748.325.935

4.433.270.240

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)


Biểu 2.1. Tình hình doanh thu của công ty 2004 - 2006



Tỷ VND


1600


1400


1200


1000


800


600


400


200


0


2004 2005 2006

Năm


(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)


Ta thấy tình hình kinh doanh của công ty Haprosimex qua các năm liên tục tăng, đây là dấu hiệu rất đáng mừng. Năm 2005, doanh thu tăng 86.329.147.695 VND, tăng 8,9% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu tăng 431.754.942.522 tăng 40,9% so với năm 2005. Như vậy ta thấy doanh thu liên tục đặc biệt trong năm 2006 doanh thu tăng ở mức kỉ lục nhờ công ty có lắp ráp thêm một số dây chuyền sản xuất mới và thiết kế được những mẫu

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí