Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 2

1.2. Giai đoạn 1954 - 1975: Giai đoạn vừa xây đụng, vừa chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến lớn.

Khi đất nước giành độc lập, công nghiệp Dệt May khôi phục lại. Đảng và Nhà nước coi ngành công nghiệp Dệt May là ngành ưu tiên phát triển hàng đầu, một mặt giải quyết nhu cầu xã hội, mặt khác giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Được sự quan tâm, chăm lo phát triển của Đảng và Nhà nước, Ngành Dệt - May đã phát triển nhanh chóng. Lực lượng sản xuất tăng nhanh với nhiều nhà máy mới được xây dựng. Đội ngũ công nhân đông đảo hàng vạn người đã hăng say lao động với tinh thần ''mỗi người làm việc bằng hai'' theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu để tăng nhanh sản lượng hàng hóa nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản về sợi, vải chăn, màn, bông băng y tế cho nhân dân và cho lực lượng vũ trang. Với khẩu hiệu ''Tất cả cho tiền tuyến - Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược'', mặc dù cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt nhưng công nhân quyết tâm bám ca, bám máy với tinh thần đội bom để sản xuất liên tục, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Vì vậy, Ngành đã chi viện đầy đủ người và của cho tiền tuyến lớn ''vải không thiếu một mét, quân không thiếu một người''. Từ phong trào thi đua sản xuất và anh dũng chống chiến tranh phá hoại thời kì này, nhiều cán bộ, công nhân Ngành Dệt - May đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa. Những thành tích này đã tô thắm lá cờ truyền thống của Ngành Dệt - May VN trong một giai đoạn vẻ vang nhất của dân tộc ta.

1.3. Giai đoạn 1976 - 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn điện với các nước XHCN

Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn điện với các nước XHCN Ngành Dệt - May VN đã phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất do tiếp quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp Dệt - May ở phía Nam và tiếp tục xây

nhiều nhà máy lớn trên cả nước như Nhà máy Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, Dệt Kim Hoàng Thị Loan...

Trong các kế hoạch 5 năm (1976-1980, 1981-1985 và 1986-1990), bằng nhiều phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, Ngành Dệt - May VN đã hoàn thành xuất sắc trước thời hạn các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, bảo đảm các nguyên liệu cho sản xuất, vải, quần áo, chăn màn... cho tiêu dùng và là đầu mối xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá theo nghị định thư hàng năm với các nước xã hội chủ nghĩa, tạo việc làm và đổi về từ 55 - 60 ngàn tấn bông xơ mỗi năm từ Liên Xô.

Cho đến năm 1990, Ngành đã có quy mô: về dệt có 129 DNNN, 1.979 HTX và hộ cá thể về may có 166 DNNN, 620 HTX và hộ cá thể. Năng lực thiết bị có 860.000 cọc sợi và 2000 rô to, 43.000 máy dệt (kể cả khung dệt thủ công), 60.000 thiết bị và máy may; đã xây dựng 1 Viện công nghệ sợi dệt và 1 Trung tâm nghiên cứu may. Toàn Ngành có trên 2.000 tiến sĩ, phó tiến sĩ và kĩ sư công nghệ dệt may. Sản lượng thực hiện cuối năm 1990 đạt 50 ngàn tấn sợi và hơn 450 triệu mét vải (khổ 0,80m), sản xuất 150 triệu sản phẩm may.

1.4. Từ 1991- 1999: Sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN

Tuy quy mô công suất thiết bị đã tăng lên nhanh chóng trong thời kì kế hoạch hoá, nhưng do mới chỉ làm ra được những sản phẩm chất lượng trung bình và thấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường, Ngành Dệt - May VN đứng trước những khó khăn hết sức gay gắt: thiết bị công nghệ sợi, nhuộm, hoàn tất (khoảng 50%) cũ kĩ, lạc hậu, đã sử dụng 30 - 40 năm (có nhà máy đã sử dụng 50 - 60 năm); máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lượng và lao động cao; thiếu vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ và thiếu kĩ năng quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nhưng nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, được sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc

mở thị trường mới, cùng với tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp thiết bị cũ và đầu tư công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, với luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Trong vòng 10 năm, có gần 170 dự án với số vốn đăng kí hơn 1.600 triệu USD, đã góp phần làm cho Ngành Công nghiệp Dệt - May VN có sự phát triển mới cả về quy mô, trình độ công nghệ, mẫu mã hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, đến cuối năm 1999, hơn 30% thiết bị dệt và 95% thiết bị may đã được đầu tư bằng thiết bị, công nghệ tiên tiến. Công suất kéo sợi đạt 177 ngàn tấn, đã sản xuất gần 100 ngàn tấn, trong đó có các loại sợi chất lượng cao cho hàng dệt kim và dệt vải cao cấp. Tổng sản lượng vải đạt khoảng 500 triệu mét (khổ 0,8m), sản phẩm dệt kim đạt 34.000 tấn, khăn bông 10.000 tấn, mền chăn 1 triệu chiếc, thảm len hơn 5 triệu m2, sản phẩm may khoảng 250 triệu sản phẩm. Tổng số lao động sử dụng gần một triệu người trong đó số có trình độ kĩ sư trở lên hơn 3000 người. Có 2 viện và 1 trung tâm nghiên cứu, 4 trường đào tạo trung học và công nhân lành nghề. Các Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh đều có khoa đào tạo kĩ sư công nghệ sợi, dệt, nhuộm.

Từ năm 1991 - 1999, Ngành Dệt - May VN đã có những thay đổi về chất rất quan trọng, từ thiết bị công nghệ đến sản phẩm (nhất là công nghệ may và sản phẩm may). Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và thực hiện một phần theo Nghị định thư với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đầu vào đầu ra do Nhà nước quyết định, các doanh nghiệp Dệt - May VN đã thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối, tự chọn mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tự định giá mua, giá bán... Đến nay, sản phẩm dệt may VN đã thoả mãn một phần nhu

cầu của người tiêu dùng trong nước và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính trên thế giới như EU, Nhật Bản, Mĩ, Canađa...

Thời kỳ 1991 - 1999, toàn Ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hạng cao trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, chỉ sau dầu thô nhưng dẫn đầu các ngành chế biến xuất khẩu, đạt gần 1,7 tỉ USD (năm 1999), trong đó hơn 60% sản phẩm xuất khẩu sang thị trường phi hạn ngạch, chiếm 14,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tạo việc làm cho gần một triệu lao động công nghiệp, chưa kể số lao động sản xuất nguyên liệu trồng bông, trồng đay, trồng dâu nuôi tằm).

1.5.Giai đoạn 2000 2007


Dệt May Việt Nam nỗ lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn 2000 2005 ngành dệt may Việt Nam đó đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao bình quân 20%/năm. Năm 2001 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 2001 triệu USD. Năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 4806 triệu USD tức gấp 2.4 lần so với năm 2001 đứng thứ hai sau dầu mỏ. Nhưng dù vậy sản xuất hàng dệt may vẫn chủ yếu là gia công, lệ thuộc vào đối tác nước ngoài về mẫu mã, thị truờng và giá cả.

Giai đoạn 2005 2007 ngành dệt may Việt Nam liên tục có những thành tựu xuất sắc với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định. HIện nay Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Thuận lợi lớn nhất đối với dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp sẽ tự do tiếp cận với nhiều thị trường hơn. Các rào cản vào thị trường nước ngoài sẽ bị xóa bỏ. Các doanh nghiệp sẽ ko phải lo chạy hạn ngạch nữa mà tập trung vào sản xuất. Với những doanh nghiệp trước kia

không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trường may mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ đến năm 2008 do sau khi gia nhập WTO, nước này đã gia tăng quá nhanh sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ, buộc Mỹ phải áp hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, từ nay đến năm 2008, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này. Bên cạnh những thuận lợi, ngành dệt may Việt Nam phải đối đầu với những thách thức lớn, mặt trái của WTO là các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt hơn, bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ.

Tình hình ngành dệt may Việt Nam qua 9 tháng đầu năm 2007 có những bước tiến rất đáng kể. Xuất khẩu dệt may qua 9 tháng đầu năm 2007 đã đạt 5,805 tỷ USD, trong khi dầu thô mới chỉ đạt 5,781 tỷ USD. Như vậy, vị trí dẫn đầu xuất khẩu của dầu thô trong suốt những năm qua đã bị thay thế bởi dệt may. Theo số liệu của Phòng Thương mại Biella (Italia) đưa ra trong chuyến làm việc mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hiện Việt Nam đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, Mêxicô, Hồng Công (Trung Quốc), Băngla Đét và gần ngang bằng với Inđônêxia, Mỹ. Với mức tăng trưởng 30% và dự kiến đạt 7,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007, Việt Nam đã có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 16 lên top 10.

2. Vai trò của ngành dệt may đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

2.1. Ngành dệt may góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế


Việc chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế được thể hiện rõ nhất là sự chuyển đổi cơ cấu của các ngành kinh tế mũi nhọn trong đó vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu là không thể phủ nhận.

Xét về cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia ngành dệt may Việt Nam, trước thời mở cửa chỉ có các công ty, xí nghiệp và hợp tác xã quốc doanh hoạt động với tổng sản lượng bị hạn chế, nhưng sau khi Đảng và Nhà nước chủ trương mở cửa, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần, ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện sự năng động chuyển mình đáng khâm phục, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may Việt Nam bao gồm đầy đủ cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Hiện nay ước tính có khoảng 1200 doanh nghiệp dệt may trong toàn ngành và hàng chục ngàn cơ sở nhỏ khác (tính mọi thành phần kinh tế) trên lãnh thổ Việt Nam có: 187 doanh nghiệp dệt may nhà nước (Trung ương và địa phương, trong đó 72 thuộc về lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, 117 doanh nghiệp May. Khoảng 800 công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, tư nhân trong đó khoảng 600 đơn vị là may mặc, thêu và đan len chủ yếu ra đời từ năm 1998 trở lại đây.

2.2. Ngành dệt may góp phần mở rộng hợp tác quốc tế


2.2.1. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ


Cùng với xu hướng hòa bình, hợp tác trên thế giới, kinh tế, công nghệ, khoa học và môi trường không còn có thể bó hẹp trong pham vi từng quốc gia. Do tác động ngày càng sâu rộng của cuộc cách mạng mới trong khoa học và công nghệ, những hoạt động sản xuất ngày càng có tính chất tương tác qua lại vượt ra khỏi khuôn khổ từng quốc gia riêng lẻ.

Trong những dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài đang triển khai hoạt động tại Việt Nam thì các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của họ là hướng vào đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị cho các ngành Sợi – Dệt - Nhuộm - Đan len - May mặc - Phụ tùng máy may.

2.2.2. Hợp tác và hội nhập dưới góc độ thương mại


Dưới góc độ kinh tế, sự hội nhập trong ngành dệt may Việt Nam với thế giới được thể hiện ở việc phát triển theo chiều rộng và chiều sâu các giao dịch thương mại với các nước khác một cách có hiệu quả.

Xét dưới góc độ kinh tế, sự hội nhập trong ngành dệt may Việt Nam với thế giới được thể hiện ở việc phát triển theo chiều rộng và chiều sâu các giao dịch thương mại với các nước khác một cách có hiệu quả.

Xét dưới góc độ hợp tác theo con đường đầu tư nước ngoài ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng sản xuất trong quá trình phát triển của ngành dệt may Việt Nam bình quân đạt 10,7%/năm trong đó có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .

Hiện nay Việt Nam có 170 dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài đang triển khai hoạt động với tổng số vón đầu tư ước tính là 1,2 tỉ đô la. Tính đến nay trong số 13 nước tham gia đầu tư, Đài loan và Hàn quốc là hai nước có số dự án nhiều nhất. Ngoài ra Nhật Bản, Hồng Kông là những nước kế tiếp đầu tư nhiều trong lĩnh vực may mặc.

2.3. Ngành dệt may góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân

Trong bốn thập kỷ qua, công nghiệp dệt may luôn có vị trí quan trọng trong đời sống con người, đây là ngành tạo nhiều công ăn việc làm nhất cho người lao động. Lao động ngành may chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp: 5,58% giá trị sản xuất công nghiệp (1999). Năm 2000 ngành này đang

có 1,6 triệu lao động và dự kiến năm 2005 sẽ sử dụng 3 triệu lao động, năm 2010 là 4,5 triệu lao động. Nước ta vốn là nước có dân số phát triển khá nhanh, nguồn lao động dồi dào và người dân vốn cần cù, khéo léo. So với các nước khác giá sinh hoạt ở Việt Nam thấp hơn do đó giá nhân cũng rẻ hơn, đây cũng là điều kiện quan trọng tạo cho hàng hoá của ta nói chung và hàng dệt may nói riêng có ưu thế cạnh tranh thị trường thế giới. Ngành dệt và đặc biệt là ngành may nước ta có đội ngũ công nhân lành nghề, tiếp thu kỹ thuật nhanh, có thể sản xuất những sản phẩm chất lượng cao do vậy may công nghiệp đang là một thị trường gia công hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Nói đến vai trò của dệt may Việt Nam với việc cải thiện đời sống nhân dân, trước hết nó thể hiện ở việc cung cấp sản phẩm may mặc đến cho từng người dân Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ kính yêu đã nói những lời hết sức giản dị nhưng thật là vĩ đại: “Tôi có mong ước là đất nước được thống nhất, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc và được đi học”. Người Việt Nam bây giờ quan tâm đến mặc đẹp hơn là mặc ấm và mặc lành, điều đó đã chứng tỏ sự đóng góp quan trọng của ngành dệt may Việt Nam đối với việc cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, vai trò của dệt may Việt Nam với việc cải thiện đời sống nhân dân còn được thể hiện ở nguồn lợi mà nó đem về cho đất nước, từ tổng kim ngạch xuất khẩu, ngân sách nhà nước có nguồn thu, từ đó nhân dân có bệnh viện, trường học, nơi vui chơi giải trí và các công trình phúc lợi xã hội. Với vai trò vừa thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ chủ yếu, ngành dệt may luôn luôn là một trong những ngành kinh tế lớn của đất nước và được Nhà nước khuyến khích phát triển.

Bảng 1.1: Kim ngạch XK hàng dệt may Việt Nam 2001- 9 tháng 2007


Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tổng kim ngạch

Tỷ trọng /

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 2

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí