Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

---------***---------



Đề tài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HAPROSIMEX


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Lê Anh Phương Lớp : Anh 18

Khóa : 42E

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 1

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hạnh


HÀ NỘI, 11/2007

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, quốc tế hoá đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được. Trong bối cảnh đó thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hàng dệt may được coi là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bước đi có tính chất chiến lược và lâu dài. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, trong bối cảnh mới này, ngành dệt may Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.

Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Haprosimex từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, công ty Haprosimex đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty còn có một số hạn chế. Sau một thời gian thực tập ở công ty Haprosimex em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haprosimex” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích chung tình hình hàng dệt may thế giới trong xu thế tự do hóa thương mại, phân tích hoạt động xuất khẩu của hàng dệt may ở công ty Haprosimex trong thời gian qua. Qua đó thấy được những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra một số ý kiến giải pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian tới.

Đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới hoạt động

xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Haprosimex trên cơ sở kết hợp các lý thuyết kinh tế được trang bị tại trường đại học với phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty để đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về ngành dệt may thế giới và Việt Nam

Chương 2: Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Haprosimex

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Haprosimex

Do thời gian thực tập ngắn, khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của Thầy Cô và bạn bè để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp của Thạc sỹ Vũ Thị Hạnh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình, những ý kiến quý báu của Cô trong thời gian qua.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM‌‌


I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI

1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may thế giới

Lịch sử phát triển ngành dệt may cũng là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do tác động của các lợi thế so sánh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển mà nó đã phát triển cao hơn với những sản phẩm thời trang cao cấp để phục vụ cho một nhóm người .

Sự chuyển dịch này bắt đầu vào năm 1840 từ nước Anh sang các nước Châu Âu khác. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950. Từ năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp dệt may lại chuyển sang các nước mới công nghiệp hoá (NICs) như Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Theo quy luật chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợi thế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất các mặt hàng có công nghệ và kĩ thuật cao hơn như ô tô, điện tử. Ngành dệt may lại tiếp tục chuyển dịch sang các nước Nam Á, Trung Quốc rồi tiếp tục sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

2. Vai trò của ngành dệt may


Công nghệ dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.

Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Ngược lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo.

Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á.

Ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghệ dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, công nghệ dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng.

3. Đặc điểm của ngành dệt may thế giới


3.1. Về tiêu thụ


Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế, hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán. Một số đặc trưng đó là:

-Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng-người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác... sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm người trong các thị trường khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.

-Hàng dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng được nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Do đó để tiêu thụ được sản phẩm, việc am hiểu các xu hướng thời trang là rất quan trọng.

-Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đặc trưng nổi bật trong buôn bán hàng dệt may trên thế giới. Mỗi nhà sản xuất cần tạo được nhãn hiệu hàng hoá của riêng mình. Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội thường là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá và uy tín của người sản xuất, đây là vấn đề quan tâm trong chiến lược của sản phẩm vì người tiêu dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lượng sản phẩm.

-Trong buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ. Phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp. Điều này cũng liên quan đến thời hạn giao hàng.

Thói quen tiêu dùng cũng là một đặc điểm cần lưu ý trong buôn bán hàng dệt may vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

3.2 Về sản xuất


Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhưng lại có tỷ lệ lãi cao.Vì vậy, sản xuất dệt

may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hóa, khi một nước trở thành nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao, sức cạnh tranh trong sản xuất hàng dệt may giảm thì họ lại vươn tới những ngành công nghiệp khác có hàm lượng kỹ thuật cao, tốn ít lao động và đem lại nhiều lợi nhuận. Công nghiệp dệt may lại phát huy vai trò của mình ở các nước kém phát triển hơn. Lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới cũng là lịch sử chuyển dịch của công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do sự chuyển dịch về lợi thế so sánh. Như vậy không có nghĩa là sản xuất dệt may không còn tồn tại ở những nước công nghiệp phát triển mà thực tế ngành này tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.Trong những năm gần đây, sản xuất dệt may của VN đã có những tiến bộ nhất định và đang cố gắng để hoà nhập với lộ trình của ngành dệt may thế giới.

3.3. Tác động của tự do hóa thương mại đối với ngành dệt may thế giới

Đặc điểm của thị trường dệt may trong giai đoạn hiện nay thể hiện rõ tính toàn cầu hóa và hội nhập, đây là tính chất chung nhất trong phát triển thương mại toàn cầu. Việc sử dụng hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch sẽ trở nên lỗi thời, các biên giới thương mại sẽ dần được xóa bỏ. Trong tương lai việc quyết định nơi sản xuất sẽ là nơi có chi phí lao động thấp và là nơi gần với nguồn cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Vì thế bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải tham gia vào thị trường thế giới bằng lợi thế riêng của mình với việc khai thác hiệu quả các công nghệ tiên tiến của thế giới. Sự hội nhập không có nghĩa là tạo ra sự phát triển và nguồn lực như nhau cho tất cả các quốc gia trên thế giới mà là tạo ra môi trường bình đẳng cho các quốc gia thành viên để phát huy tối đa khả năng của

mình trong việc phát triển hàng dệt may, do vậy mà sự phát triển ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Với các nước có ngành dệt may phát triển như: EU, Mỹ, Nhật... sẽ tập trung vào thị trường hàng có chất lượng cao. Đồng thời, các nước này cũng sẽ chuyển giao công nghệ cho các nước có ngành sản xuất với công nghệ thấp hơn. Với các nước đang phát triển, việc đổi mới công nghệ là yêu cầu sống còn để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên do trình độ công nghệ chưa cao lắm, đồng thời lợi thế của các quốc gia này là giá nhân công rẻ và việc phát triển dệt may còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động với các quốc gia đông dân như: Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêsia....Vì vậy trong tương lai các nước đang phát triển vẫn sẽ tiếp tục sản xuất gia công xuất khẩu là chính nhằm tận dụng giá nhân công rẻ. Bên cạnh đó các quốc gia này cũng sẽ đầu tư phát triển một số mặt hàng có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh nhằm nâng cao mức lợi nhuận thu về từ xuất khẩu.‌

II. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam

1. Lịch sử ngành dệt may Việt Nam


1.1. Giai đoạn trước 1954


Ngành dệt ra đời sớm hơn ngành may, ban đầu chủ yếu là người dân tự dệt vải phục vụ cho nhu cầu của bản thân rồi sau đó mới xuất hiện các phường dệt nơi tập trung các thợ dệt với mục đích thương mại. Ngành may ra đời muộn hơn, bắt đầu là các thợ may phục vụ triều đình phong kiến. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng thổi vào xã hội Việt Nam lối sống Âu hóa, nhiều nhà may âu phục ra đời. Nhưng đây cũng là thời kì cả 2 ngành Dệt May không được quan tâm phát triển. Với chính sách cai trị độc đoán và hà khắc, thực dân Pháp vơ vét tài nguyên và cấm các nghề truyền thống ngành Dệt May cũng bị mai một dần.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí