10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm của Nhà nước Việt Nam. Từ đó, Việt
Nam quán triệt tư tưởng phát triển loại hình dịch vụ này là:
- Ngân hàng điện tử có một vai trò và vị trí quan trọng trong thực hiện chiến lược hiện đại hóa ngành ngân hàng và phát triển kinh tế- xã hội trong thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
- Đẩy mạnh hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử trong tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam .
- Ưu tiên vấn đề cải cách lại hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh để nhằm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng điện tử.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý và các chính sách liên quan nhằm tạo cơ hội mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Trên cơ sở các quan điểm về phát triển dịch vụ e-banking trên, tôi xin kiến nghị đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của loại hình dịch vụ còn mới mẻ này.
1. Giải pháp đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tồn Tại Và Rủi Ro Gặp Phải Trong Quá Trình Triển Khai Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Nguyên Nhân
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt Nam
- Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
- Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng đã đạt nhiều thành tích rất đáng khích lệ trong công tác triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Đến nay, hầu như các ngân hàng đều đã có những sản phẩm của loại hình dịch vụ này, dù rằng chỉ là ở mức sơ khai. Tuy nhiên, công tác triển khai của các ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục ngay nếu họ muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của dịch vụ này trong thời gian tới.
Xét cho cùng, về cả hai giác độ của ngân hàng và khách hàng, dịch vụ e- banking vẫn có khả năng đem lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi. Ít nhất, ngân hàng có thể thấy được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ thông tin và trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống không còn đem lại lợi thế
cạnh tranh cũng như nhiều doanh lợi cho các ngân hàng nữa, buộc các ngân hàng phải phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Trong bối cảnh đó, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là một giải pháp sáng suốt, mang tính chiến lược.
Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là rất cần thiết. Sau đây, tôi xin kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
Để thực hiện giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử một cách có hiệu quả, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phải tính đến một số vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược công nghệ thông tin cho ngân hàng mình nhằm thực hiện chiến lược tổng thể của ngân hàng, có tính đến nội lực của ngân hàng mình. Đây là nhiệm vụ tối quan trọng, nó sẽ giúp ngân hàng có một hướng đi thích hợp trong thời gian dài, qua đó, có thể thấy được mục tiêu cần đạt được và tìm các biện pháp để thực hiện được mục tiêu đó.
Thứ hai, phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngân hàng. Với tầm nhìn của mình, lãnh đạo ngân hàng có thể thấy một khối thống nhất, trong đó có ngân hàng điện tử để có thể hoà nhập giữa dịch vụ ngân hàng điện tử với các phần khác. Hơn nữa, với sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng mới có thể huy động nguồn lực về tài chính, nhân lực và trang thiết bị cần thiết.
Thứ ba, một giải pháp cũng rất quan trọng nữa là ngân hàng phải tiến hành cải tổ lại bộ máy tổ chức của ngân hàng mình dựa trên công nghệ thông tin. Nếu chúng ta không tiến hành cải tổ thì các công nghệ mói áp dụng sẽ không có hiệu quả, đồng thời sẽ không có sự đồng bộ ở các khâu. Nếu như ngân hàng tiến hành cải tổ lại toàn bộ các bộ phận như: bộ máy quản lý, các phòng ban, nhân sự… thì việc thành công trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử là dễ dàng, khả năng cạnh tranh của họ sẽ tăng lên rất nhiều và không thua kém gì các ngân hàng nước ngoài. Ở đây, Vietcombank cần
phải đổi mới mô hình tổ chức kinh doanh: Cơ cấu lại mô hình tổ chức hiện đại, đổi mới hoàn thiện trụ sở chính và chi nhánh theo hướng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, với bộ máy tinh gọn, phù hợp với tổ chức kinh doanh và quản lý theo các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ. Cùng với hoạt động trên, ngân hàng nên tích cực mở các khoá đào tạo do các chuyên gia về e-banking hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng để mở rộng tầm hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của họ vào thực tiễn. Phải gửi các nhân viên tới các ngân hàng của các nước phát triển đã triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử để học tập những kinh nghiệm mà ngân hàng họ đạt được, từ đó về triển khai áp dụng vào ngân hàng mình trên cơ sở thực tiễn của Vietcombank.
Thứ tư, một trong những giải pháp quan trọng nhất vẫn là vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở sắp xếp, định biên lại lao động trong toàn hệ thống để có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cho hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trước hết tập trung quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt tại trụ sở chính và chi nhánh, đào tạo nâng cao chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên gia các nghiệp vụ chủ yếu của dịch vụ e-banking đạt tiêu chuẩn trình độ các ngân hàng nước ngoài đóng tại Việt Nam và các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Thứ năm, để tận dụng triệt để hệ thống ngân hàng điện tử đã xây dựng, cần phải nhân rộng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ điện tử. Để thực hiện tốt điều này, ngân hàng phải có một kế sách tiếp thị khách hàng, không những là doanh nghiệp lớn mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hộ gia đình, cá thể. Mỗi ngân hàng thương mại đều phải tích cực tuyên truyền giới thiệu về dịch vụ e-banking cùng những tiện ích và thuận lợi mà nó đem lại cho người sử dụng, từ đó, khách hàng mới hiểu rõ hơn và muốn tham gia vào loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này. Đồng thời, phải tìm hiểu thói quen của khách hàng và giải quyết những thắc mắc, băn khoăn của họ để có thể đáp
ứng, trả lời những yêu cầu đó một cách tốt nhất. Chỉ có như vậy, khách hàng mới thực sự yên tâm khi quyết định lựa chọn dịch vụ này. Vì, như chúng ta đã biết, dân chúng nước ta với đa phần là nông dân, mức sống còn thấp thì điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin là chưa phổ biến, chính vì vậy các ngân hàng phải thông qua mọi phương tiện truyền thông để có thể tuyên truyền, phổ biến đến mọi người về sản phẩm này.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phải tập trung vào đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và những người có thu nhập cao trước. Bởi vì, nếu áp dụng dàn trải thì sẽ rất khó, vì những người nông dân chẳng hạn, họ sẽ không thể quan tâm, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người có thu nhập cao trong xã hội thì họ luôn sẵn sàng sử dụng các dịch vụ này, có điều phải làm sao cho nó tiện dụng và chi phí phải là thấp nhất. Ngân hàng cũng phải hiểu tâm lý và thói quen sử dụng của khách hàng, giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của họ. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, vì chỉ có xác định đúng đối tượng thì chúng ta mới tập trung vào một cách có hiệu quả. Đồng thời, Vietcombank cũng không được sao lãng việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân những tiện ích và sự thuận lợi của dịch vụ ngân hàng điện tử để không chỉ có các doanh nghiệp, những người có thu nhập cao mới sử dụng dịch vụ này mà cả những người có thu nhập ở mức trung bình cũng có thể sử dụng dịch vụ này thường xuyên. Trong thời gian tới, Vietcombank cần phải mở rộng hoạt động tiếp xúc giữa ngân hàng với các doanh nghiệp và các hộ sản xuất để giới thiệu nhiều hơn nữa về e- banking. Ngoài ra, không chỉ giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đối với các khách hàng ở trong nước mà còn phải quan tâm tới những khách hàng là cá nhân nước nước ở Việt Nam cũng như người Việt Nam ở nước ngoài, vì những đối tượng này là những người thường xuyên phải tiến hành giao dịch gửi tiền và thanh toán dịch vụ, hàng hoá. Với chiến lược này, khách hàng của dịch vụ e-banking sẽ ngày càng được mở rộng và số lượng giao dịch ngân hàng điện tử sẽ tăng lên rõ rệt.
Thứ sáu, vấn đề an toàn cần được giải quyết thấu đáo cho khách hàng yên tâm, tuy nhiên, cũng không nên quá phức tạp, mà vẫn phải dễ sử dụng và tiện lợi. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp hệ thống mạng thông tin của hệ thống ngân hàng bị xâm nhập và tài sản, thông tin của khách hàng tại ngân hàng đã bị lạm dụng gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng và khách hàng của họ. Như ta đã biết, mới đây, tại Việt Nam, việc website của Vietcombank bị tấn công và tạm dừng cung cấp dịch vụ trong vòng một ngày là ví dụ điển hình về sự cấp thiết của vấn đề bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống thông tin. Với thực trạng này, các ngân hàng khi thực hiện kết nối, giao dịch ngân hàng điện tử thì trước hết phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng, có biện pháp, chính sách rõ ràng về chiến lược đảm bảo an toàn, bí mật thông tin. Một hệ thống thông tin bảo đảm an toàn bảo mật phải đáp ứng được nguyên tắc căn bản là:
- Đảm bảo tính tin cậy: thông tin không bị truy cập trái phép bới
những người không có thẩm quyền
- Đảm bảo tính nguyên vẹn: thông tin không thể bị sửa đổi, làm giả
- Đảm bảo tính sẵn sàng để đáp ứng như cầu của những người có
thẩm quyền.
- Đảm bảo tính không thể từ chối: thông tin phải đảm bảo được cam
kết về mặt pháp luật bởi người cung cấp.
Để an toàn cho khách, ngân hàng có thể dùng các giải pháp như: sử dụng mật mã (password), cho phép đánh máy sai mật mã tối đa tới 3 lần, qui định thời gian vào mật khẩu, bức tường lửa để tránh những kẻ phá hoại, qui định hạn mức giao dịch, yêu cầu tài khoản chỉ định…
Khi tiến hành giao dịch ngân hàng điện tử, để đảm bảo thiết lập giao dịch đúng đối tượng, tránh sự giả mạo, trong đề nghị thiết lập giao dịch như đã đề cập, tránh việc cấp tên giao dịch, mã số giao dịch sai đối tượng, tránh việc tiếp cận, xâm nhập, tiết lộ tên giao dịch, mã số giao dịch trong quá trình truyền tin, ngân hàng phải:
- Xác định chính xác thông tin, dữ liệu mà khách hàng điền vào mẫu. Trong trường hợp sử dụng mã số (như mã số zip của Vietcombank) để nhận biết khách hàng thì phải xác định rõ cả khách hàng và nhân viên ngân hàng về trách nhiệm giữ bí mật về thông tin này.
- Lựa chọn hình thức chuyển giao thông tin về tên giao dịch, mã số giao dịch theo phương thức thích hợp bảo đảm an toàn hơn. Việc sử dụng thư điện tử chỉ được thực hiện khi đã được mã hoá, bảo đảm an toàn, không bị tiếp cận, đọc trộm trong quá trình chuyển tin.
- Giao dịch ngân hàng điện tử là loại hình hoạt động tương đối mới, có tiểm ẩn nhiều rủi ro. Việc kết nối, giao dịch, chuyển thông tin thông qua mạng internet cũng đạt khách hàng vào rủi ro về thông tin cá nhân có thể bị tiết lộ do sự xâm nhập trái phép. Do vậy, cần có thông báo trước cho khách hàng để đảm bảo rằng: một là, khách hàng hiểu rõ những rủi ro có thể phát sinh và thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp, khách hàng phối hợp cùng với ngân hàng đảm bảo chính sách an toàn thông tin trên mạng. Hai là, chấp thuận, cho phép kết nối, giao dịch, chuyển giao thông tin qua mạng internet, bảo đảm sự an toàn cho thông tin cá nhân của khách hàng.
Thứ bảy, cần có các giải pháp về chế độ uỷ quyền, phân quyền, phân
trách nhiệm rõ ràng và kèm theo nó là cơ chế kiểm soát về chế độ này.
Thứ tám, gắn việc giáo dục, phổ biến cho khách hàng với việc đào tạo cán bộ ngân hàng. Ngân hàng có thể khuyến khích cán bộ ngân hàng học hỏi, sử dụng dịch vụ này bằng cách bán máy vi tính có chiết khấu, cung cấp tài liệu và sử dụng internet miễn phí trong một khoảng thời gian nào đó, phối hợp với nhà cung ứng phần mềm có kế hoạch đào tạo lâu dài…
Thứ chín, ngân hàng phải biết học tập kinh nghiệm của các ngân hàng khác trên thế giới, biết vận dụng kinh nghiệm đó vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước đã triển khai thành công dịch vụ này và điều kiện thực tế ở Việt Nam,
đặc biệt là những điều kiện của ngân hàng mình để có đối sách phát triển e- banking cho phù hợp.
Thứ mười, phải tăng cường phát triển các thị trường mới. Đối với thị trường trong nước: Tiếp tục mở rộng, phát triển mạng lưới chi nhánh của Vietcombank ở các khu công nghiệp mới, khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị mới theo hướng chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử để họ có thể chỉ sử dụng dịch vụ này tiến hành giao dịch với khách hàng. Đây thực sự là những địa điểm then chốt cần phải mở rộng, vì lượng tiền giao dịch ở những khu vực này là tương đối lớn. Ví dụ, trong thời gian tới, Vietcombank cần phải đặt thêm nhiều máy ATM, mở thêm nhiều chi nhánh ở đây.
Đối với thị trường nước ngoài: Mở rộng thêm các ngân hàng đại lý, nghiên cứu thành lập thêm các văn phòng đại diện của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại nước ngoài để tăng cường phát triển dịch vụ e-banking của Vietcombank trên toàn cầu. Tăng cường giới thiệu sản phẩm này tới mọi khách hàng, hạ thấp chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và thời gian xử lý để có thể cạnh tranh với những ngân hàng trong nước họ.
Cuối cùng, không quên phối hợp với các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô, các ngành liên quan để có thể từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và nhất là cơ sở hạ tầng truyền thông, chi phí giao dịch điện tử…
Dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể nói, mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi Ngân hàng Ngoại Thương cần có chiến, sách lược và bước đi phù hợp. Chỉ có điều chắc chắn là, khách hàng sẽ không phụ lòng những ai có tầm nhìn chiến lược với phương châm “bình đẳng, đôi bên cùng có lợi”.
Trong thời gian qua, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động có hiệu quả nhất Việt Nam, đi tiên phong trong phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng, được nhiều tổ chức có uy tín trên
thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Có được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng không ngừng vươn lên, học hỏi và luôn đổi mới chính mình. Tuy nhiên, giai đoạn mới của sự phát triển của đất nước với nhiệm vụ trọng tâm là tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo nhịp độ cao và bền vững, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu mới nặng nề và phức tạp đối với công cuộc đổi mới và phát triển hệ thống ngân hàng. Những năm tới, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phải tiếp tục cải cách sâu rộng và triệt để hơn, tìm ra những giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng phải đa dạng hoá các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trong đó, đặc biệt phải chú ý phát triển dịch vụ e-banking, đây chính là xu hướng phát triển tất yếu của ngân hàng.
2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động của ngành ngân hàng, chính vì vậy, mọi chỉ đạo của NHNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển dịch vụ e-banking của Việt Nam. Trong thời gian tới, để e-banking thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, trước tiên, NHNN cần phải có định hướng chiến lược phát triển e-banking chung cho tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh những nghị định của Chính phủ, NHNN cần phải có các thông tư chỉ đạo trực tiếp việc áp dụng các văn bản pháp lý trong thực tiễn hoạt động. Đồng thời, do đây là cơ quan trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngành ngân hàng nên hiểu rất rõ những yêu cầu của ngành này trong quá trình triển khai dịch vụ e-banking, NHNN phải có những kiến nghị với Nhà nước để ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn phát triển của dịch vụ này.
Phải có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo NHNN vì với tầm nhìn của mình, NHNN sẽ tổ chức hệ thống ngân hàng cùng triển khai dịch vụ e-banking