Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 12

thành một khối thống nhất, tăng cường sức mạnh của cả hệ thống, làm cho hiệu quả của dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam đạt được là cao nhất.

NHNN cần phải thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề hay những khoá đào tạo các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời đó cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước trao đổi kinh nghiệm với nhau, rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình để sao cho tránh được những lỗi mà các ngân hàng khác đã gặp phải.

NHNN phải tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để học tập kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các cán bộ các ngân hàng đi nước ngoài, học tập kinh nghiệm của những nước đã có những thành công trong công tác triển khai dịch vụ này.

Cuối cùng, NHNN phải là cơ quan giám sát, kiểm tra trực tiếp các vi phạm của các ngân hàng trong quá trình triển khai e-banking. Chỉ có như vậy, NHNN mới sửa chữa kịp thời những sai sót mà các ngân hàng thương mại trong nước phạm phải, tránh cho các ngân hàng khác khỏi đi phải những vết xe đổ của họ. Bên cạnh đó, luôn động viên, khích lệ các ngân hàng vượt qua mọi khó khăn, tiến hành thành công một loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này.

3. Giải pháp đối với Chính phủ


Trong mọi lĩnh vực, những ý kiến chỉ đạo từ phía các nhà lãnh đạo Nhà nước luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động để đưa các doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện đổi mới để phát triển và hội nhập quốc tế. Như chúng ta đã phân tích ở trên, môi trường pháp lý của Việt Nam mặc dù đã có những cải thiện rõ rệt trong thời gian qua, nhưng nhìn chung là chưa đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển của e-banking trong thời gian tới. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng phát triển, Chính phủ và Quốc hội cần phải ban hành các văn bản, các nghị định, chủ trương, phương hướng, biện pháp cụ thể cho dịch vụ này.

Như chúng ta đã biết, môi trường pháp lý của các hoạt động công nghệ thông tin, của các hoạt động trên mạng và các hoạt động mang tính thương mại đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết : thừa nhận tính pháp lý của thương mại điện tử; thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng thương mại điện tử; bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử; quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ khu vực các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ; bảo vệ bí mật riêng tư; bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web , thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền vi-rút phá hoại...Thực tế cho thấy, chúng ta đã có một số văn bản pháp luật liên quan tới thương mại điện tử như quyết định cho ngành ngân hàng được sử dụng chứng từ điện tử trong hạch toán và thanh toán, chữ kí điện tử….Tuy nhiên, những văn bản này còn sơ sài, chưa tạo khung pháp lý đầy đủ về thương mại điện tử.

Với những thách thức to lớn về mặt pháp luật nói trên, Việt Nam sẽ làm cách nào để xây dựng khung pháp luật về thương mại điện tử và ngân hàng điện tử? Có lẽ việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng chúng vào điều kiện Việt Nam là cách tiếp cận hợp lý để giải quyết vấn đề này.

Hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận chính đối với khung pháp luật về thương mại điện tử. Cách thứ nhất là xây dựng và ban hành một hay một vài đạo luật về các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử (TMĐT). Cách thứ hai là sửa đổi, bổ sung tất cả các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại cho phù hợp với TMĐT. Lựa chọn cách tiếp cận nào sẽ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Thực tiễn của Việt Nam liên quan tới việc lựa chọn giải pháp xây dựng

khung pháp luật về TMĐT mang những đặc trưng sau đây:

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 12

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về thương mại của ta còn chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ và hiệu lực thi hành thấp, cần liên tục được bổ sung, sửa đổi, ngay cả khi không nảy sinh vấn đề hoàn toàn mới mẻ như TMĐT.

Thứ hai, hoạt động lập pháp của Việt Nam mang đặc điểm là đối với những quan hệ xã hội còn mới mẻ và chưa phát triển thì chúng ta chưa điều chỉnh bằng luật ngay mà chỉ ban hành pháp lệnh hoặc nghị định. Lý do quan trọng của thực tế này là ở chỗ thủ tục soạn thảo và ban hành pháp lệnh hoặc nghị định thường giản tiện hơn nhiều so với thủ tục ban hành luật. Thủ tục đó cho phép vừa tiết kiệm được thời gian soạn thảo vừa kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của cuộc sống. Mặt khác, các đạo luật nếu được ban hành cũng chỉ có thể được thực thi trong thực tiễn sau khi đã có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.

Với những đặc điểm nêu trên của hệ thống pháp luật và của hoạt động lập pháp ở Việt Nam, nên chăng chúng ta sẽ áp dụng cả hai cách tiếp cận về xây dựng khung pháp luật thương mại điện tử trên thế giới ? Một mặt, việc ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ nghị định của Chính phủ, là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu trước mắt phát triển thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử (NHĐT) nói riêng. Nội dung của văn bản này phải đề cập một số vấn đề cấp bách và chung nhất như khái niệm TMĐT, NHĐT, chính sách TMĐT, NHĐT của Chính phủ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc góp phần xây dựng và phát triển TMĐT, NHĐT ở Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng cần có cách tiếp cận lâu dài và tổng thể hơn hướng tới việc sửa đổi bổ sung toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực khác có liên quan như pháp luật hợp đồng, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật thuế, pháp luật hình sự.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, Thủ Tướng Chính phủ phải luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao ngành ngân hàng trong quá trình triển khai dịch vụ e-banking, đồng thời tạo điều kiện cho một số ngân hàng chưa đủ năng lực tài chính vay vốn để tiến hành hiện đại hoá ngân hàng dựa trên sự

phát triển của công nghệ thông tin. Chỉ có như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới có điều kiện mở rộng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo đúng hướng phát triển kinh tế của đất nước.


KẾT LUẬN


Xúc tiến ngân hàng điện tử là xu thế chung của thế giới trên con đường phát triển nền kinh tế tri thức và hướng đến xã hội thông tin. Chấp nhận ngân hàng điện tử là một sự tự nguyện có tính cam kết, dựa trên sự hiểu biết với một quyết tâm cao để hội nhập và phát triển với thế giới và khu vực trước bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang diễn ra cực kỳ sôi động.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc hội nhập mang theo cả thời cơ và thách thức, nhưng thách thức lớn nhất sẽ là không tham gia gì cả. Ngân hàng điện tử thực chất là những hoạt động kinh tế mới, vô cùng năng động, sử dụng những công cụ hiện đại nhất để thu thập, xử lý và chuyển tải những khối lượng lớn thông tin khổng lồ để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác. Nếu không tham gia các hoạt động này nguy cơ tụt hậu và lệ thuộc vào nước ngoài sẽ tăng lên.

Ở Việt Nam mà cụ thể là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng điện tử mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua, song việc phát triển loại hình dịch vụ mới mẻ này là hướng đi đúng đắn, là một xu thế tất yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng. Không những nó góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành ngân hàng Việt Nam mà còn giúp Việt Nam hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các ngân hàng Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phải xem xét đề ra chiến lược và lộ trình thích hợp để triển khai thành công dịch vụ e-banking ở Việt Nam. Có như vậy, các ngân hàng Việt Nam mới tăng được sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do đề tài còn khá mới và khó nên chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến

đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc để tôi có thể hoàn thiện đề tài này

hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sách



1999

- Thương mại điện tử, Bộ thương mại, nhà xuất bản thống kê, năm


- Thành công nhờ Internet, nhóm tác giảElicom, nhà xuất bản Hà Nội,

năm 2000


2. Các văn bản pháp luật


a. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về internet


- Nghị định của Chính phủ số 21/CP ngày 5/3/1997 về việc ban hành "Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng INTERNET ở Việt Nam"

- Quyết định số 1110/BC ngày 21/5/1997 về việc cấp phép cung cấp

thông tin lên mạng Internet

- Thông tư liên tịch Tổng cục Bưu điện - Bộ Nội vụ - Bộ Văn hoá Thông tin số 08/TTLT ngày 24/5/1997 hướng dẫn cấp phép việc kết nối, cung cấp và sử dụng Internet ở Việt nam.

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ số 848/QĐ-BNV(A11) ngày 2/10/1997 ban hành quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động Internet ở Việt nam.

- Quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện số 679/1997/QĐ-TCBĐ ngày 14/11/1997 về việc ban hành thể lệ dịch vụ Internet.

b. Các văn bản điều chỉnh về thanh toán điện tử

- Nghị định 91-CP ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh

toán không dùng tiền mặt.

- Thông tư số 08/TT-NH2 ngày 2/6/1994 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Quyết định số 308-QĐ /NH2 ngày 16/9/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

- Quyết định số 353-1997/QĐ/NHNN2 ngày 22/10/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế chuyển tiền điện tử.

- Quyết định số 469/1998/QĐ-NHNN2 ngày 31/12/1998 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

- Quyết định số 56/1999/QĐ-NHNN2 ngày 12/2/1999 ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý mã kháo bảo mật trong thanh toán chuyển tiền điện tử của NHNN.

- Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày19/10/1999 ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

- Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày19/10/1999 ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

- Quyết định 44/QĐ/TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các ngân hàng và các tổ chức khác được thực hiện dịch vụ thanh toán.

- Quyết định số 52/QĐ/NHNT/QLT ngày 01 tháng 04 năm 2002 của tổng giám đốc ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam về việc ban hành “Hướng dẫn qui trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ATM”

3. Báo và tạp chí

- Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề 2003 về Ngân hàng Ngoại Thương

Việt Nam


- Tạp chí Ngân hàng số 5 năm 2002, số 4,11năm 2003

- Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 1, 4 năm 2003


- Tạp chí Tin học ngân hàng số 4 năm 2003


- Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam số 6, 7 năm 2002


- Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 8, 10, 14, 16 năm 2003


- Tạp chí Tin học và đời sống số 4, 5, 6 năm 2003


- Thời báo ngân hàng số 3, 61, 66 năm 2003


4. Tài liệu nội bộ


- Lịch sử Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam


- Báo cáo kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2002


- Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2002


- Báo cáo kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2003


5. Thông tin từ các trang web


- Http://www/vietcombank.com.vn


- Http://www.tintucvietnam.com


- Http://www.worldbank.org.vn

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí