phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan đơn vị khác cùng tạo ra.
Sản phẩm của đầu tư dự án mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không theo một dây chuyền mà có tính cá biệt, mỗi công trình đều có điểm riêng nhất định. Ngay trong một công trình kết cấu các phần cũng không hoàn toàn giống với những công trình công nghệ cao, có vòng đời thay đổi công nghệ như: công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử,... thì việc thay đổi công nghệ, kiểu dáng luôn xảy ra. Gía thành sản phẩm dự án rất phức tạp và thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn, sản phẩm đầu tư dự án không chỉ mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật mà còn mang tính nghệ thuật. Sản phẩm đầu tư dự án phản ánh trình độ kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ của từng giai đoạn lịch sử nhất định của một đất nước.
Quá trình dự án bị tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên như tình hình địa chất, thủy văn, ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, mưa bão, động đất.Trong đầu tư dự án chu kỳ sản xuất thường dài và chi phí sản xuất thường lớn. Vì vậy, chọn công trình để bỏ vốn thích hợp nhằm giảm mức tối đa thiệt hại do công trình xây dựng dở dang là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định là điều bất lợi cho quá trình dự án, dẫn đến thời gian ngừng làm việc nhiều, năng suất lao động thấp, dễ gây tâm ý tạm bợ, tùy tiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ công nhân công trường.
Để thực hiện một dự án đầu tư dự án phải trải qua nhiều giai đoạn có rất nhiều đơn vị tham gia thực hiện. Trên một công trường có thể có hàng chục đơn vị làm các công việc khác nhau, nhưng các đơn vị này cùng hoạt động trên một không gian và thời gian, vì vậy trong tổ chức thi công cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau bằng các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Tuy vậy hiện nay cách thức giao nhận thầu chưa được cải tiến, giá bán được định trước khi chế tạo sản phẩm. Tức là trước khi nhà thầu biết giá thành thực tế của mình, việc ước lượng đúng đắn giá cả và phương tiện thi công rất khó khăn vì phải dựa trên những giả thuyết mà rất có thể khi thi công thực tế bị phủ định.Điều phụ thuộc này buộc nhà thầu phải nắm chắc dự toán và kiểm tra thường xuyên trong quá trình thi công.
Ngoài những đặc điểm của đầu tư dự án nói chung thì đầu tư dự án của NSNN còn có đặc điểm riêng, đó là quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư dự án bị tách rời nhau.
1.2.1.3 Nội dung của đầu tư dự án
* Trình tự đầu tư:
Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau và đan xen nhau theo một tiến trình logic. Tuy nhiên, có thể nghiên cứu một cách độc lập và trên các góc độ khác nhau để có thể
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - 1
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - 2
- Phương Pháp Nghiên Cứu 6.1.phương Pháp Thống Kê Mô Tả:
- Các Chi Tiêu Sử Dụng Để Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vđt Dự Án
- Các Nhân Tố Ảnh Đến Hiệu Quả Việc Sử Dụng Vốn Nsnn Vào Đầu Tư Dự
- Đặc Điểm Điều Kiện Tự Nhiên Của Thành Phố Long Xuyên
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
hiểu chúng một cách hệ thống và toàn diện hơn. Trên cơ sở quy hoạch được quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 08 bước:
- Giai đoạn tiền xác định: thu thập thông tin rộng rãi liên quan đến tình hình cơ bản (tự nhiên, kinh tế, xã hội) của khu vực. Thông tin này là cơ sở dữ liệu để giúp ta phác thảo các dự án thích ứng, ý thưởng dự án.Thông tin bao gồm số liệu nguồn lực thiên nhiên, thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng dự án.
- Giai đoạn xác định: công việc này gồm lập ra các dự án chuyên biệt có mức ưu tiên cao đối với mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia, khu vực và vùng dự án. Trong giai đoạn này dự án được lập ra phải rõ rang và xác định một cách cụ thể, chi phí và lợi ích ước lượng được xác định và thiết kế ban đầu của dự án được lập ra. Dự án thường được xác định dựa trên kế hoạch quốc gia, báo cáo kinh tế hay nghiên cứu khu vực. Qua việc nghiên cứu này có thể cho ta thấy điều kiện thuận lợi, khó khan đối với dự án trong định hướng phát triển.
- Giai đoạn chuẩn bị: các thông tin quan trọng về dự án, các đề xuất được chi tiết hóa, các danh mục đầu tư được mô tả và tính chi phí đến một mức độ chính xác chấp nhận được Văn kiện dự án bao gồm diễn đạt và những tính toán kĩ thuật hoàn thiện.
Mục đích của dự án ở đây được xác định rõ ràng hơn và các yếu tố cũng được phân tích một cách chi tiết hơn. Trong giai đoạn này thông tin cần được thu thập để đảm bảo rằng các mục tiêu là có thể đạt được.
Trong giai đoạn soạn thảo dự án, những nội dung về thể chế - pháp lý, thị trường, kĩ thuật, tổ chức, môi trường, tài chính và kinh tế - xã hội được phân tích một cách chi tiết. Việc soạn thảo (thiết lập) luận chứng kinh tế - kĩ thuật đòi hỏi năng lực chuyên môn của các ngành kĩ thuật có liên quan, các chuyên viên, các kĩ sư kinh tế và phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan đến dự án.
Thông thường kết quả phân tích này được đúc kết lại trong một báo cáo để các nhà quản trị và người ra quyết định tham khảo và để theo dõi tiến độ về sau.
- Giai đoạn thẩm định: giai đoạn này rất quan trọng vì dự án được đem ra xem xét một cách tổng thể và toàn diện, xem xét dự án có nên thực hiện hay không, những gì cần bổ sung hay bỏ bớt đi, các hiệu quả về chi phí và thu nhập, tác động nhóm thụ hưởng, rủi ro. Xem xét này giúp chính phủ hay nhà đầu tư quyết định nên hay không nên tài trợ cho dự án.
Thẩm định dự án bao gồm thẩm định hiện trường và công việc đàm phán (của chính phủ và cơ quan đại diện dự án). Thẩm định dự án gồm các khía cạnh về kĩ thuật, tài chính, kinh tế, môi trường, tổ chức quản lý và thị trường. Trong đó thẩm định tài chính luôn được xem là quan trọng.
Thẩm định là kiểm chứng về mặt khả thi của dự án. Ở giai đoạn này, các vấn đề liên quan đến thị trường, kĩ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, luật pháp phải được giải quyết trước khi dự án được chấp thuận để thực hiện. Đôi khi dự án phải được thiết lập lại dựa trên thông tin mới về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Nếu dự án đã được soạn thảo tốt, các vấn đề trên dễ dàng giải quyết.
Vì giai đoạn thẩm định gồm việc xét duyệt sau củng và chấp thuận dự án để tiến hành thực hiện dự án, nên nó đòi hỏi thảo luận giữa các cơ quan như giữa chính phủ với các bộ chủ quản, bộ kế hoạch và đầu tư và các tổ chức tài trợ quốc tế (nếu có). Sự thảo luận phải đưa đến những thỏa thuận và kết luận là dự án được thực hiện hoặc phải bổ sung thêm hay phải thiết lập lại.
- Giai đoạn thực hiện: triển khai thực hiện dự án theo các nội dung đã được thiết kế. Thực hiện dự án là điều hành và thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã được xác định, có thể bao gồm cả xem xét và điều chỉnh dự án. Giai đoạn thực hiện là thời gian thực hiện dự án bao gồm việc mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng lắp đặt và đào tạo nhân viên.
Trong thời gian thực hiện thì việc giám sát, tổ chức thi công rất quan trọng. Phải luôn luôn xem xét các thông tin mới hay các tình huống không dự định trước nhưng có thể xảy ra và có ảnh hưởng đến việc hoàn thành quá trình thi công; do đó cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới. Các tình huống không dự định trước thí dụ như: cấp kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị chậm trễ; thời tiết không thuận lợi và các thay đổi khác trong môi trường dự án (kể cả những thay đổi về pháp lí như sửa đổi Luật đầu tư, Thuế…).
Khi giám sát, tổ chức thi công, nhân viên điều hành cần theo dõi xem chỉ tiên xây dựng có dạt không, khinh phí có đúng với dự trù không? Thi công xây dựng dự án có được tiến hành đúng tiến độ không? Hoạt động của các cơ quan tham gia trong giai đoạn này cần phải phối hợp một cách đồng bộ.
- Giai đoạn hoạt động: đây là giai đoạn mà dự án bắt đầu cho ra sản phẩm hay dịch vụ. Để chắc chắn rằng dự án mang lại lợi ích tối đa qua thời gian thì các phương tiện phải được sử dụng và bảo hành đúng quy cách. Vì vậy, khi đã xây dựng dự án phải có đủ kinh phí để tuyển nhân viên và dự án phải có công suất tối đa.
- Giai đoạn đánh giá: kiểm tra dự án là hoạt động quản lý nội bộ, diễn ra trong quá trình thực hiện dự án. Đánh giá gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn dự án còn hoạt động: đánh giá giữa kì, đánh giá hoàn thành dự án sau khi dự án kết thúc để xem liệu dự án có đạt được những kết quã dự kiến và góp phần đạt được mục tiêu trước mắt hay không.
+ Giai đoạn dự án đã kết thúc: đánh giá tác động dự án sáu khi dự án kết thúc một thời gian dài. Đánh giá này để xem liệu dự án có góp phần đạt được mục tiêu phát triển. Những đánh giá như thế đều do người bên ngoài (không phải
Ban quản lí dự án) thực hiện. Các bài học rút ra từ đáng giá sẻ được ứng dụng cho các giai đoạn sau đó và đánh giá dự án này cũng là nhằm rút kinh nghiệm cho việc thành lập các dự án tương tự trong tương lai.
Đánh giá bao gồm việc phân tích các vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án, các vấn đề như vượt kinh phí, xây cất chậm trễ, sự cố kĩ thuật, khó khăn về tài chính, tình hình biến động của thị trường,… Từ đó tìm nguyên nhân gây ra các vấn đề trong từng giai đoạn của chu kì dự án và tìm biện pháp khắc phục. Khi đánh giá thì ta đánh giá kết quả mà dự án mang lại và đánh giá từng giai đoạn của chu kì dự án. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm hoặc đính chính lại dự án cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thanh lí: Đây là bước cuối cùng của dự án đầu tư. Thông thường cuối vòng đời của dự án hay dự án đã hết thời hạn thì phải thanh lí. Việc thanh lí dự án đầu tư có thể phải được tiến hành sau một thời gian dự án đi vào hoạt động chứ không nhất thiết hết thời hạn mà dự án đã ký kết ban đầu. Thông thường dự án phải thanh lý trước thời hạn do các nguyên nhân sau:
+ Phía đối tác không có khả năng về tài chính.
+ Tình hình thị trường có sự biến động quá lớn.
Sau một thời gian hoạt động các nhà đầu tư mới phát hiện trong các giai đoạn trước từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4) có nhiều sai sót như các dự án sản xuất xe hơi, một số dự án trong lĩnh vực thủy – hải sản, một số dự án về khách sạn, văn phòng ở Việt Nam.
Một số dự án phải dừng do phía đối tác nước ngoài gặp nhiều khó khăn như một số dự án hay liên doanh với các nước Châu Á bị khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây. Chu kì dự án được lặp đi lặp lại có điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới và ta lại có chu kì mới bắt đầu (thực ra chu kỳ dự án có hình vòng tròn xoáy đi lên, các giai đoạn của quá trình sau lặp lại các giai đoạn của quá trình trước nhưng ở mức độ khác trước).
Việc tiến hành xây dựng dự án, đưa dự án vào hoạt động đòi hỏi thời gian dài và chi phí lớn. Các giai đoạn tiền xác định, xác định, soạn thảo, thẩm định và có thể kéo dài vài năm và tốn nhiều kinh phí mà không đem lại thu nhập. Vì các giai đoạn này không đem lại lợi nhuận nên chúng thường được xem xét không kĩ hoặc không được chú ý đúng mức. Thực ra, đầu tư vào các giai đoạn đầu này có thể mang lại thu nhập cao thông qua việc giảm phí tổn trong tương lai và tối đa hóa lợi nhuận.
Độ lớn của kinh phí tăng rất nhanh khi dự án chuyển từ giai đoạn chuẩn bị sang giai đoạn thực hiện (chi phí thực hiện có thể gấp trăm lần chi phí chuẩn bị). Do đó, đầu tư vào khâu chuẩn bị tương đối nhỏ nhưng phí tổn do sai sót hay chuẩn bị không đúng mức có thể rất cao, hoặc có thể đưa đến hậu quả phải ngưng dự án với phí tổn lớn hơn nhiều.
Các giai đoạn của chu kì dự án được thực hiện nối tiếp nhau một cách liên tục, có hệ thống và được tổ chức tốt sẽ ngăn chặn những đầu tư được chọn một cách vội vã hoặc chương trình phát triển bị gián đoạn một cách tốn kém gây ra do thay đổi thể chế, xây dựng dự án không phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Nghiên cứu
cơ hội đầu tư
Nghiên cứu dự
án tiền khả thi
Nghiên cứu dự
án khả thi
Thẩm định và
phê duyệt dự án
Giai đoạn I chuẩn bị đầu tư
ì
m
ư
Thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán
Ký kết HĐ: xây dựng, thiết bị
Thi công XD, ĐT, CN, CBTK
Chạy thử nghiệm thu, quyết toán
Giai đoạn II thực hiện đầu tư
H
nh 1.1: Sơ đồ thể hiện
xây dựng
ối quan hệ trong đầu t
Qua sơ đồ ta thấy, bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở để thực hiện các bước sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà một vài bước có thể gộp lại với nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vùa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bướ nghiên cứu tiền khả thi mà thực hiện luôn dự án khả thi, ta có thể lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với những dự án nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu.
Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án.
- Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
+ Lập dự án đầu tư.
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư.
- Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước, mặt biển và thềm lục địa.
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công
trình.
+ Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình.
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị.
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
+ Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu.
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng.
* Phân loại dự án đầu tư
Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và
thời hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau.
- Theo tính chất của dự án: người ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại dự án: dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển KT - XH, dự án đầu tư nhân đạo.
- Theo nguồn vốn đầu tư: có dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, vốn đầu tư của Chính phủ, vốn đầu tư của khu vực tư nhân, vốn liên doanh và vốn cổ phần…
- Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: dự án thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ…
- Theo quy mô: dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ. Phân loại dự án theo yêu cầu phân cấp quản lý của Nhà nước thì trong
Luật Xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã phân dự án thành ba nhóm như sau:
Dự án nhóm A
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng, dự án sản xuất chất độc hại, hạ tầng khu công nghiệp (không kể mức vốn).
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thuỷ lợi, giao thông (khác với các điểm trên) cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hoá dược, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính viễn thông với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông - lâm sản với tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng dân dụng nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng.
Dự án nhóm B
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thuỷ lợi, giao thông (khác với các điểm trên) cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hoá dược, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính viễn thông với tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản với tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng dân dụng nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư từ 7 tỷ đến 200 tỷ đồng.
Dự án nhóm C
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thuỷ lợi, giao thông (khác với các điểm trên) cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hoá dược, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính viễn thông với tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng.