Phương Pháp Nghiên Cứu 6.1.phương Pháp Thống Kê Mô Tả:


XDCB từ NSNN và kiến nghị đối với nhà nước, các cấp các ngành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế (2013) “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” của tác giả Bùi Thị Phương Nga. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp định lượng, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề XDCB, vốn đầu tư XDCB và quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng và hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng đầu tư XDCB tại huyện Vĩnh Linh, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế (2014) “Nâng cao hiệu quả hoạt động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Quảng Trị”, tác giả Đoàn Ngọc Lâm. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với định lượng và so sánh, luận văn đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB và các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư, kiểm định mức tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB.

- GS.TS.Nguyễn Mạnh Kiểm “Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước” Tạp chí Xây dựng 6/2012. Bài viết này đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến đầu tư cơ bản thấp, chưa hiệu quả, trong đó nhấn mạnh đến khâu thẩm định dự án và tổ chức thực hiện dự án chưa hiệu quả.

* Nét mới của đề tài tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” so với các đề tài đã tham khảo: các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và chưa có công trình nào nghiên cứu dưới giác độ quản trị về hiệu quả Kinh tế - Xã hội các dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”.

Tác giả tiếp cận, kế thừa một số nội dung cơ sở lý thuyết về hiệu quả dự án đầu tư XDCB từ NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư XDCB từ NSNN, phương pháp nghiên cứu khoa học của các công trình để thực hiện đề tài nghiên cứu này.

3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng những chỉ tiêu phân tích hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - 3

- Phân tích hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015.

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để giải quyết mục tiêu đề tài hướng đến tác giả cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ngân sách vào việc đầu tư các dự án hạ tầng thành phố Long Xuyên?

- Thực trạng về hiệu quả đầu tư một số dự án hạ tầng như thế nào?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư một số dự án hạ tầng thành phố Long Xuyên?

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn NSNN vào một sốdự ánđầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hạn chế về thời gian nên tác giả chỉ tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn NSNN vào một dự ánđầu tư hạ tầng do thành phố Long Xuyên làm chủ đầu tư từ năm 2011- 2015.

- Về không gian

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra nghiên cứu các dự ánđầu tư hạ tầngtrên địa bàn thành phố Long Xuyên.

- Về thời gian

+ Số liệu thứ cấp:đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu tư vào các dự ánđầu tư hạ tầngtừ năm 2011 - 2015.

+ Số liệu sơ cấp: điều tra các dự ánđầu tư hạ tầngthực hiện trong gian đoạn 2011 – 2015 có sử dụng vốn NSNN.


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1.Phương pháp thống kê mô tả:

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để mô tả dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua khảo sát để thu thập được liên quan đến đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên để mô tả dữ liệu thông tin đầu tư xây dựng, kết quả tác động của các dự án qua hệ thống bảng biểu, đồ thị, tóm tắt dữ liệu liên quan thực trạng công tác đầu tư xây dựng tại thành phố Long Xuyên, từ đó phân tích đánh giá rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại chủ yếu của công tác đầu tư vào các dự án từ nguồn vốn NSNN tại thành phố Long Xuyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội đầu tư vào các dự án.

6.2. Phương pháp chuyên gia:

Nghiêncứuđịnhtính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận với các chuyên gia am hiểu lĩnh vực đầu tư xây dụng cơ bản nhằmkhámphá,điềuchỉnh,bổsungcác tiêu chí và nhântốảnhhưởngđến hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư vào các dự án tại thành phố Long Xuyên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư. Kỹ thuật thảo luận với các chuyên gia gồm các bước sau:

Một là: Chọn 12 chuyên gia và nhà quản lý (danh sách kèm theo).

Hai là: Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến 3 nội dung cốt lõi của chủ đề nghiên cứu gồm:

*Các tiêu chí nào đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư hạ tầng từ ngân sách nhà nước ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

*Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu hạ tầng từ ngân sách nhà nước ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

*Giải pháp nào nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư hạ tầng từ ngân sách nhà nước ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Sau khi phỏng vấn xong sẽ được xử lý để cho ra kết quả từng nội dung theo tỷ lệ tán thành từng nội dung.

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Tên luận văn “Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”.

Ngoài phần mở đầu, kiến nghị kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phục vụ, nội dung luận văn bao gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài.


Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Khái niệm về đầu tưdự án

- Đầu tư: là hoạt động sử dụng các nguồn lực về tài chính, nguồn lực về vật chất về lao động và trí tuệ, để sản xuất kinh odanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

- Theo Luật Đầu tư năm 2006 “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản, bằn việc tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật”.

- Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người ta bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng từ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu, trái phiếu công ty).

- Đầu tư thương mại: là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hoàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán.

- Đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tang tiềm lực sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động xã hội khác.

- Đầu tư cơ bản: là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) đưa vào các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau. Trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.

- Dự án: là bao gồm nhiều hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong tổng thể các hoạt động thì dự án bao gồm nhiều công việc mà kết quả của các công việc này kết thúc bằng một số sản phẩm nào đó.

- Dự án phát triển: là một hoạt động đặc thù, tạo nên một thực tế mới, bao gồm hai mục tiêu: mục tiêu kinh tế (lợi nhuận) và mục tiêu xã hội. Dự án không chỉ là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên biệt. Dự án phải có bắt đầu, có kết thúc và chịu những hạn chế nói chung về nguồn lực, phương tiện. Bất kỳ dự án nào cũng có giới hạn nhất định và những rủi ro có thể xãy ra.


1.1.2. Vai trò, đặc điểm và nội dung của đầu tư dự án

1.1.2.1 Vai trò của việc đầu tư dự án

Trước hết cần xác định rõ đầu tư nói chung đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực phát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tang trưởng. Nếu không có đầu tư thì không có phát triển.

Đầu tư dự án đóng một vi trò rất quang trọng trong việc cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội cho người dân, và đó là lý do tại sao chúng ta phải quan tâm nhiều đến việc hoạch định và thực hiện dự án.

Thứ nhất, đầu tư dự án từ nguồn NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước trực tiếp tác động đến quá trình phát triển KT – XH, điều tiết quỹ mô, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bằng việc cung cấp các dịch vụ công như hạ tầng kỹ thuật, quốc phòng an ninh, khu dân cư, dự án phúc lợi xã hội, khu dân cư, … mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không thể hoặc không đầu tư; các dự án đầu tư từ nguồn NSNN được triển khai ở các vị trí quang trọng, then chốt nhất để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhìn trên góc độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước, đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu. Đầu tư có tác động to lớn đến việc phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch kinh tế. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy, nếu muốn phát triển kinh tế thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển về công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, đầu tư còn tác động đến giải quyết mất cân đối giữa các vùng miền, lãnh thổ, xóa đối giảm nghèo, phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị,… của những vùng có khả năng phát triển nhanh để làm đầu tàu cho các vùng khác. Đầu tư tác động đến tang trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, đầu tư dự án có vai trò hết sức quan trọng trong trong nền kinh tế tài sản cho nền kinh tế. Đầu tư dự án là hoạt động đầu tư tạo ra của cải vật chất đặc biệt là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho xã hội. Tất cả các ngành khác tăng nhanh một phần nhờ vào đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật. Đây là điều kiện ban đầu để phát triển và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩysự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tư dự án cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục và đào tạo, kho học công nghệ, phát triển y tế, văn hóa và các mặt khác của xã hội. Đầu tư dự án góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống ở địa phương nghèo, vùng sâu và vùng xa, phát triển nguồn nhân lực xây dựng các cơ sở sản xuất và dịch vụ tạo ra những tác động tích cực cho vùng nghèo, người nghèo, hộ nghèo khai thác các


tiềm năng của vùng để vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, đảm bảo tỷ lệ cân đối vùng miền, nghành nghề, khu vực và phân bố hợp lý sức sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh.

Thứ ba, đầu tư dự án của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với xuất điểm thấp như nước ta hiện nay có một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì vốn dành cho đầu tư dự án của Nhà nước chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Đầu tư dự án của Nhà nước góp phần khắc phục những thất bại của thị trường, tạo cân bằng trong cơ cấu đầu tư, giải quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác, đầu tư dự án của Nhà nước được tập trung vào những công trình trọng điểm, sử dụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác động mạnh đến đời sống KT-XH. Bên cạnh đó, cũng cần phải thấy rằng đầu tư dự án của Nhà nước nếu không được quản lý một cách hợp lý sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả hơn là đầu tư từ các nguồn vốn khác.

1.2.1.2Đặc điểm của đầu tư dự án

Bất kỳ nền kinh tế nào thì đầu tư dự án cũng mang những đặc điểm cơ bản

sau:

Thứ nhất,Đầu tư dự án là khâu mở đầu của mọi quá trình sản xuất và tái

sản xuất nhằm tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Đầu tư dự án chính là một phần tiết kiệm những tiêu dùng của xã hội thay vì những tiêu dùng lớn hơn trong tương lai.

Để tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế là những điều kiện kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế: xây dựng hệ thống hạ tầng, các nhà máy và mua sắm thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại...đầu tư dự án cần một lượng vốn lớn.

Muốn đáp ứng được điều đó, các quốc gia phải phát huy mọi tiềm năng nguồn lực trong nước như: tiết kiệm từ nội bộ nền kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong các tầng lớp dân cư, đồng thời phải tìm mọi giải pháp để thu hút các nguồn lực nước ngoài như: vốn ODA, FDI, NGO...

Xuất phát từ đặc điểm này đòi hỏi chúng ta trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư dự án phải giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nếu không giải quyết mối quan hệ này sẽ xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa đầu tư và tiêu dùng.

Thứ hai, quá trình đầu tư dự án phải trải qua một thời gian lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn lâu vì sản phẩm dự ánmang tính chất đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo dây chuyền hàng loạt mà mỗi công trình dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, địa điểm hoạt động lại thay đổi liên tục và phân tán. Thời gian khai thác và sử dụng lâu dài, thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tính chất dự án.


Quá trình đầu tư dự án gồm 3 giai đoạn: xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án. Xây dựng dự án và thực hiện dự án là hai giai đoạn có thời gian dài và không tạo ra sản phẩm, đây là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn giữa đầu tư và tiêu dùng. Các nhà kinh tế cho rằng đầu tư là quá trình làm bất động hóa một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp sau này. Muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư dự án cần chú ý tập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm, nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai thác sử dụng.

Khi xét hiệu quả vốn đầu tư dự án cần quan tâm xem xét cả 3 giai đoạn của quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án, tức là việc đầu tư vào xây dựng các dự án mà không chú ý thời gian khai thác dự án. Việc coi trọng hiệu quả kinh tế do đầu tư dự án mang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu, đảm bảo trình tự dự án. Chính vì chu kỳ sản xuất kéo dài nên việc hoàn vốn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, phải lựa chọn trình tự bỏ vốn cho thích hợp để giảm đến mức tối đa do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang.

Thứ ba, đầu tư là lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn và mạo hiểm, đầu tư chính là việc đánh đổi những tiêu dùng chắc chắn của hiện tại để mong nhận được những tiêu dùng lớn hơn nhưng chưa thật chắc chắn trong tương lai "chưa thật chắc chắn" chính là yếu tố rủi ro mạo hiểm, vì vậy có nhà kinh tế đã nói rằng đầu tư là đánh bạc với tương lai.

Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư dự án chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưởng sẽ gây ra những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án.Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi chính sách như quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất, thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại cho nhà đầu tư.

Đặc điểm này chỉ ra rằng, muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư. Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn đầu tư cho họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế và tránh được rủi ro. Vì vậy, các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến là ưu đãi, miễn giảm thuế, khấu hao cao, lãi suất vốn vay thấp, cơ chế thanh toán vốn nhanh, kịp thời...

Thứ tư, sản phẩm của đầu tư dự án là những công trình xây dựng như nhà máy, công trình công cộng, nhà ở, cầu cống, sân bay, cảng biển, ...có tính cố định gắn liền với đất đai. Vì thế nên trước khi đầu tư các công trình phải được quy hoạch cụ thể, khi thi công xây lắp thường gặp phải khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng, khi đã hoàn thành công trình thì sản phẩm đầu tư khó di chuyển đi nơi khác. Sản phẩm của đầu tư dự án là những TSCĐ, có chức năng tạo ra sản

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí