CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Long Xuyên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Long Xuyên làthành phố trung tâm của tỉnh An Giang, là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh được thành lập năm 1999, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay. Phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành là 12,446km, phía Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới là 18,128km, phía Đông Nam giáp huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) là 1,315km, phía Nam giáp
quận Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ) là 9,096km, phía Tây giáp huyện Thoại Sơn là 10,054km; diện tích tự nhiên là 115,34km2, có địa hình đồng bằng phù sa, độ dốc từ 0,5cm/km đến 1cm/km, có độ cao khá thấp dưới 1m50. Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; diện tích mặt nước ngọt lớn, có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản.
2.1.1.2 Địa hình, diện mạo
Địa hình: Thành phố Long Xuyên có địa hình bằng phẳng nhưng cao độ tương đối thấp: cao độ mặt đất trung bình từ 1 đến 2,5m. Khu vực có cao độ mặt đất từ 2 - 3m là khu vực nội ô gồm phường Mỹ Long, Mỹ Bình và ven trục lộ 91. Khu vực có cao độ mặt đất từ 1,5 – 2,5m phần lớn là ven sông rạch chính như sông Hậu, rạch Long Xuyên và ven các trục lộ. Các khu ruộng trũng có cao độ nhỏ hơn 1,5m. Do địa hình thấp và nằm trong vùng lũ nên ngoài khu vực trung tâm thành phố có cao độ vượt lũ không bị ngập, các khu vực còn lại bị ngập hàng năm. Việc lựa chọn đất phát triển và nghiên cứu các giải pháp chống ngập cho thành phố cần được lưu ý.
Diện mạo: Thành phố Long Xuyên có phía Bắc giáp huyện Châu Thành; phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ và huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp; phía Đông giáp sông Hậu và huyện Chợ Mới; phía Tây giáp huyện Thoại Sơn.
2.1.1.3Khí hậu, lượng mưa, nguồn nước
Về khí hậu, thủy văn: thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130mm; kèm theo độ ẩm cao từ 82,2 - 85,7%. Mùa nước lũ hàng năm ngập từ 1 - 2,5m. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Về nguồn nước: Sử dụng nguồn nước ngọt của hệ thống sông Mêkông theo 2 con sông Tiền và sông Hậu, lưu lượng trung bình của hệ thống sông 13.800 m3/s, mùa lũ 24.000 m3/s. Hệ thống kênh rạch và sông, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt toàn bộ vùng. Hằng năm trên địa bàn thành phố có trên 30
% diện tích tự nhiên ngập lũ với mức nước phổ biến 1 – 2,5m, thời gian ngập lũ từ 2 – 3 tháng. Với đặc điểm này, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cần phải hết sức chú trọng về công nghệ bơm tưới và sử dụng các giống cây con có thời gian thu hoạch phù hợp, tránh lũ lụt thì mới đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1 Nguồn lao động, dân số
- Nguồn lao động: Dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2010 là 194.285 người trên 284.185 người, chiếm 68,83% tổng dân số. Năm 2015 là 202.939 người trên 285.745 người chiếm 71,02% tổng dân số trên địa bàn. Đây
là lợi thế không nhỏ để thành phố phát triển hết mọi tiềm năng trong thời gian tới.
- Dân số: Thành phố Long Xuyên có dân số trên 280.635 người, mật độ dân số 2.433 người/km2, tỉ lệ tăng tự nhiên 1,00%, trong đó thành thị chiếm 87,9%; gồm 11 phường và 02 xã với 96 khóm, ấp; tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao 1.543 chiếm 1,99% và hộ cận nghèo 2.782 chiếm 4,13% dân số. Có 17 dân tộc cùng chung sống trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sống tại thành phố Long Xuyên, trong đó người Kinh chiếm 99%, người Hoa chiếm 0,73%, người Khmer chiếm 0,2%, các dân tộc khác chiếm 0,07% dân số. Có 13 tôn giáo cùng sinh hoạt trên địa bàn, đông nhất là Phật giáo chiếm 53,41%, Phật giáo hòa hảo 26,28%, Công giáo 3,52%, Cao đài 2,39%, còn lại các tôn giáo khác chiếm 14,4%.
2.1.2.2 Về Giáo dục – Đào tạo
Về lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, hệ thống trường, lớp ngày càng tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Trên địa bàn Thành phố có 48 trường hệ phổ thông; 01 trường Đại học, 01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp nghề, 01 trường Trung học y tế, 01 trường Trung học chuyên nghiệp, 01 trường Chính trị Tôn Đức Thắng và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Với hệ thống trường lớp nêu trên nên có thể nói mặtbằng dân trí của thành phố phát triển theo kịp mặt bằng chung của khu vực, là nơi đào tạo, cung cấp đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.
2.1.2.3 Thương mại và dịch vụ
Ngành thương mại phát triển rất đa dạng, nhất là các loại hình thương mại, tiền tệ, ưu chính viễn thông,… Thị trường hàng hóa được kiểm soát, đảm bảo ổn định, đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Cơ sở hạ tầng phát triển khá hoàn thiện, các hoạt động mua bán hiện đại được hình thành, các đại lý chuyển phát nhanh, đại lý internet hoạt động điều khắp trên địa bàn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các công trình, dự án đầu tư xây dựng, chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ được quan tâm thực hiện. Xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 11 chợ với tổng số vốn đầu tư trên 32,708 tỷ đồng; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, phát triển siêu thị và chợ với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng; Thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc chuyển đổi, giao thầu cho doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ, đã thực hiện tại 04 chợ gồm: Chợ Cái Chiêng (xã Mỹ Khánh), Trà Ôn (phường Bình Đức), chợ Mỹ Quý và chợ Mỹ Xuyên đạt hiệu quả cao, xây dựng thành công 01 chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bố trí, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường được đảm bảo.
Công tác khuyến thương được triển khai thực hiện có hiệu quả, hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư được quan tâm giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. Qua đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng.
2.1.2.4Công nghiệp – Xây dựng
* Công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 05 năm qua đạt 19.767 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 46,57% so với giai đoạn 2005-2010 ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển, nhiều ngành nghề được đầu tư mở rộng, phát triển. Các ngành giầy da, may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy tập học sinh tăng bình quân từ 10-20%. Chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo điều kiện củng cố và phát triển làng nghề truyền thống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm của địa phương.
Hoạt động khuyến công có chuyển biến tích cực và tiếp tục được đẩy mạnh, công tác đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống nông thôn, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin giải ngân vốn tín dụng đã đạt được những kết quả rõ nét. Các ngân hàng thương mại đã cho vay hơn 64.000 tỷ đồng cho trên
12.500 doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
* Xây dựng:
- Đối với nguồn vốn thuộc thành phố quản lý: Tổng số vốn đầu tư là 345 tỷ đồng (trong đó: vốn chuẩn bị đầu tư là 3 tỷ đồng, vốn thực hiện đầu tư là 338 tỷ đồng và thực hiện các công trình sau quyết toán là 4 tỷ đồng) đã thực hiện hoàn thành 187 công trình.
- Đối với nguồn vốn thuộc tỉnh quản lý: Tổng gái trị giải ngân là 491 tỷ đồng (trong đó: ngân sách Trung ương 122 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 369 tỷ đồng). Thành phố Long Xuyên đã và đang triển khai thực hiện 32 dự án, trong đó có 12 dự đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 16 dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện, 04 dự án đang lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp.
- Công tác giải phóng mặt bằng: tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để triển khai thực hiện xây dựng 12 dự án với tổng giá trị bồi hoàn là 303 tỷ đồng. Đã tổ chức bàn giao 869/1.002 nền cho các đối tượng thuộc diện tái định cư và các đối tượng chính sách khác, thực hiện thông báo xây dựng cho 500/669 hộ thuộc 02 cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2.
2.1.2.5 Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 3.788 tỷ đồng, đạt 92,81 Nghị quyết, với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,92%/năm. Trong đó, ngân sách thành phố được hưởng là 2.855 tỷ đồng, đạt 139,98 % Nghị quyết, đảm bảo chi thường
xuyênđồng thời dành khoảng 17,56% chi đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 34.650 triệu đồng, đạt 142,53% chủ yếu ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường, kinh tế và chỉnh trang đô thị.
2.1.2.6 Đặc điểm, cơ cấu đầu tư dự án
Trên địa bàn thành phố, tỉnh đã chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển KT - XH. Đồ án điềuchỉnh quy hoạch của thành phố Long Xuyên đến năm 2025 đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt vào năm 2012 làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Đến nay, đã có 27 đồ án quy hoạch phân khu đã được duyệt với diện tích 5.930,11 ha, chiếm 51% so với quy hoạch chung, chiếm 34% diện tích 590,4 ha. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, xóa bỏ các đồ án quy hoạch không khả thi.
Nhiều dự án công trình trọng điểm được triển khai thực hiện như: Khu hành chính, đường Ung Văn Khiêm nối dài,… hoàn thành 02 cụm tuyến dân cư phục vụ cho nhu cầu tái định cư với quy mô trên 16 ha với 802 nền (đã bố trí nền cho 742 hộ) tổng vốn đầu tư 76,5 tỷ đồng. Ngành xây dựng được duy trì, có 194 doanh nghiệp hoạt động ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của thành phố. Hoa Viên Nghĩa Trang được mời gọi đầu tư, đến nay đã hoàn thiện đưa vào khai thác, khu tiểu thủ công nghiệp và dân cư Tây Huề đã được tỉnh cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho Công ty Dkoby Enterprise, Inc với diện tích là 55.000m2,
với tổng vốn đầu tư 473 tỷ đồng.
Việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông được triển khai, xây dựng mới và nâng cấp 112 tuyến, 58 cầu trong đó có 44 cầu bê tông cốt thép. Đến nay thành phố có 357 tuyến đường với 380 km hạ tầng giao thông được phủ nhựa hoặc bê tông hóa. Hệ thống công viên cây xanh, đèn chiếu sang công cộng, đèn trang trí đô thị, pano trang trí, … được nâng cấp, bổ sung thường xuyên tạo cảnh quan đẹp cho đô thị.
Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, công tác đầu tư XDCB ở thành phố trong thời gian qua còn bộc lộ không ít khó khăn, vướng mắc. Tồn tại nhất là tình trạng thiếu quy hoạch trong đầu tư, chậm trong triển khai các kế hoạch đầu tư, những bất cập trong công tác triển khai đầu tư (như thẩm định, xét duyệt, chọn thầu…), tình trạng sơ hở trong trong quản lý chất lượng dự án đầu tư và các vấn đề liên quan đến vận hành, bảo dưỡng công trình sau đầu tư, đầu tư dàn trải, khép kín. Nguyên nhân của những yếu kém trên một phần là do chưa có một cơ chế quản lý đầu tư đồng bộ cho cả quá trình ban hành quyết định đầu tư. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng chưa có cơ quan chủ trì cùng các ban ngành liên quan đúc rút, đưa ra giải pháp triệt để khắc phục. Mặc dù chấp hành đúng các chính sách chung của Nhà nước về đầu tư và xây dựng là yếu tố tiên quyết, việc nghiên cứu tổng thể để có một cơ chế rõ ràng, trong đó có sự phân công trách
nhiệm rõ ràng, có sự thống nhất trong nhận thức và có phương án phối hợp chặt chẽ hơn giữa các chủ thể liên quan. Đưa công tác đầu tư các dự án hạ tầng vào nề nếp và qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng trên địa bàn.
SỞ XÂY DỰNG
UBND THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHỦ ĐẦU TƯ
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
SỞ
TÀI CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
BAN QLDA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN
CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG DỰ ÁN, NHÀ TƯ VẤN DỰ ÁN
Hình 2.1: Mối quan hệ trong quản lý đầu tư
Trong những năm vừa qua, hầu hết các chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố thực hiện mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN dựa vào chức năng, mối quan hệ trách nhiệm quyền hạn ghi trong quyết định về chức trách nhiệm vụ, chủ đầu tư dựa vào trên thực tiễn hệ thống tổ chức sẵn có của mình, cùng với quá trình phát triển trong từng thời kỳ có sự điều chỉnh phù hợp. Một mặt dựa trên nội dung, trình tự quản lý dự án đầu tư trong quy chế đầu tư và xây dựng được Chính phủ ban hành từng thời kỳ cụ thể trong thời gian qua là các quy chế kèm theo Luật Xây dựng và các Nghị định. Trong thực tiễn hiện nay đa số các dự án đầu tư bằng vốn NSNN ở địa bàn thành phố Long Xuyên theo mô hình trên.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, riêng giai đoạn 2010 - 2015 có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 10,31%, cao hơn bình quân của tỉnh (8,63%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tiềm năng sức sản xuất xã hội được khơi dậy, nguồn lực đầu tư sản xuất được huy động tốt hơn; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, tỷ trọng thương mại – thương mại dịch vụ chiếm đến 79,67% trong nền kinh tế. GDP bình quân đầu người 96,8 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung của tỉnh. Nhiều công trình, du75 án trọng điểm được đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhiều mặt cho thành phố và tỉnh.
Về Văn hóa – xã hội chuyển biến rõ nét, hầu hết các chỉ tiêu về xã hội đạt và vượt so với Nghị quyết, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của người dân thành phố tiếp tục được cải thiện.An ninh – chính trị, trật tự - an toàn xã hội cơ bản đảm bảo.
So sánh nhip độ tăng trưởng kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Long Xuyên so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả tỉnh cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cao hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.(Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2015 giá so sánh 2010 (%) | ||
Tỉnh An Giang | TPLong Xuyên | |
GDP | 8,97 | 10,31 |
Khu vực nông nghiệp | 35,31 | 0,36 |
Khu vực công nghiệp, xây dựng | 15,72 | 6,28 |
Khu vực dịch vụ | 6,94 | 12,95 |
Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế năm 2015 (%) | ||
Tỉnh An Giang | TP Long Xuyên | |
GDP | 100 | 100 |
Khu vực nông nghiệp | 33,06 | 2,00 |
Khu vực công nghiệp, xây dựng | 19,30 | 22,00 |
Khu vực dịch vụ | 63,64 | 76,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - 4
- Các Chi Tiêu Sử Dụng Để Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vđt Dự Án
- Các Nhân Tố Ảnh Đến Hiệu Quả Việc Sử Dụng Vốn Nsnn Vào Đầu Tư Dự
- Tình Hình Thu, Chi Ngân Sách Tại Địa Thành Phố Long Xuyên Giai Đoạn 2011-2015
- Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Trong Giai Đoạn 2011 - 2015
- Các Dự Án Đầu Tư Vốn Ngân Sách Đã Tác Động Tích Cực Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Của Thành Phố
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Văn kiện ĐH Đảng bộ XI TP Long Xuyên
2.1.3.1 Thuận lợi
- Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt việc gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước, tạo nên những thời cơ mới cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng.
- Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của tỉnh và hỗ trợ của các sở, ngành; việc triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đã huy động được các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế của thành phố.
- Thành phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, vừa là trung tâm thương mại thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, tạo điều kiện phát huy thế mạnh về vị trí, tiềm năng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư, nhiều công trình trọng điểm đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần phát triển kinh tế và tạo chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
- Đảng bộ luôn phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên; đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, tạo được nhiều động lực cho sự phát triển của thành phố.