Hoàn Thiện Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chất Lượng Của Thông Tin Được Công Bố


về TTCK nói chung và về CBTT nói riêng, cần phải cụ thể, rò ràng, nhất quán từ trên xuống dưới, phải kịp thời sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường, nhất là các biểu mẫu được dùng trong các báo cáo, đặc biệt là trong BCTC, tránh trùng lắp, cũng như cung cấp thiếu thông tin, nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng trong phân tích tài chính DN, và ra quyết định đầu tư.

Mặt khác các phương tiện phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin cũng cần phải được quy định rò trách nhiệm giữa bên cung cấp thông tin là các DNNY và bên chịu trách nhiệm truyền tải thông tin ra công chúng là Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác,

Ngoài ra quy định về thời gian công bố cũng cần phải tính toán đến độ trễ , quá tải do thông tin cùng đưa ra trong một thời gian ngắn, khuyến khích các DNNY lựa chọn nhiều kênh thông tin phù hợp với khả năng hiện có, xem xét việc thay đổi niên độ kế toán đối với các DNNY cho phù hợp với ngành nghề , lĩnh vực kinh doanh của mình, đồng thời giảm tải cho hệ thống cung cấp thông tin, và các dịch vụ khác có liên quan đối với quy định CBTT thường niên .

3.1.2.2 Hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của thông tin được công bố

- Chất lượng của thông tin được công bố là BCTC có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: quy định của pháp luật về Kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, đạo đức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các đối tượng tham gia cung cấp...Như vậy, muốn hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cũng là hoàn thiện các mặt theo quy định, vấn đề này cần phải có những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nêu trên, từng bước xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác kế toán, kiểm toán ..., để làm tốt công tác này, việc phân cấp quản lý thị trường khi tiến hành xây dựng mô hình, cần phải được xem xét và tổ chức lại một cách có khoa học, bằng cách tham khảo hình thức TTCK của các nước tiên tiến trên thế giới.


- Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng BCTC, một mặt phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên lý chung theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, song song với việc xây dựng hệ thống chuẩn mực phù hợp, rò ràng và nhất quán, công tác đào tạo và đào lại nguồn nhân lực có trình độ trong chuyên môn để xây dựng và kiểm tra các tiêu chuẩn trên là hết sức quan trọng, đây chính là nhân tố quyết định việc thực hiện, theo dòi, giám sát và kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường.

- Việc cung cấp thông tin kịp thời ra công chúng cũng là vấn đề trọng yếu, nhằm đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh trên thị trường, thực trạng bất cân xứng trong CBTT, đã là hiện tượng rất phổ biến trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nó cũng là nguyên nhân chính của các vi phạm quy định về kinh doanh trên thị trường như giao dịch nội gián, đầu cơ lũng đoạn thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích, suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường.

- Trong việc đánh giá chất lượng thông tin là BCTC thì báo cáo kiểm toán chiếm vị trí hết sức quan trọng, ý kiến của kiểm toán viên đưa ra chính là một trong những tiêu chuấn đánh giá chất lượng BCTC, xác định mức độ trung thực trong ý kiến kiểm toán về BCTC, cũng là tiêu chuấn để đánh giá chất lượng BCTC. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây là “ai kiểm toán các kiểm toán viên”, vì thế công tác kiểm tra chất lượng kiểm toán viên và các báo cáo kiểm toán cũng cần phải được xem xét và phải được tổ chức thực hiện các quy trình, quy chế vận hành, kiểm tra, đánh giá đồng bộ với quy trình thực hiện BCTC của các DNNY trên TTCK.

- Trong giai đoạn hiện nay, để có thể chấn chỉnh ngay hiện tượng bất cân xứng trong CBTT, việc các DNNY tự xây dựng và quản lý trang web của mình làm nơi CBTT theo quy định chính là giải pháp ưu tiên hàng đầu, các cơ quan chức năng nên lưu ý đề nghị và giám sát các DNNY thực hiện tốt điều này.


3.1.2.3 Hoàn thiện các nội dung thông tin được công bố.

- Các nội dung thông tin được công bố chính là điểm nhấn chất lượng của toàn bộ quy trình CBTT trên thị trường, các nội dung thông tin phải chính xác, rò ràng và phải đúng quy định. Vì vậy ngoài việc phải thực hiện CBTT, các doanh nghiệp còn phải công bố đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết theo đúng biểu mẫu quy định.

- Nội dung CBTT nói chung và thông tin BCTC nói riêng, phải đảm bảo đúng theo chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, Các số liệu được trình bày trên các biểu mẫu báo cáo phải có tính kế thừa và phải phản ảnh đúng bản chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nếu là số liệu tổng hợp phải được thuyết minh chi tiết để người đọc hiểu rò được bản chất sự việc, trung thực, minh bạch và chính xác là các yêu cầu chính trong nội dung thông tin được công bố.

- Ngoài ra các tổ chức kiểm toán độc lập cũng có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các nội dung BCTC, các ý kiến kiểm toán đánh giá về BCTC của các DNNY chính là công đoạn cuối cùng khẳng định nội dung của BCTC, vì thế bản thân các công ty kiểm toán cũng phải được kiểm tra về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật trong kiểm toán BCTC, và các công ty này cũng phải được từng bước chuyên môn hóa trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các kiểm toán viên cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

- Để có thể giảm bớt tính hình thức, tăng cường chất lượng trong các BCTC, việc rà soát lại nội dung, thông tin thống kê trên các biểu mẫu của các văn bản hướng dẫn thi hành sao cho thể hiện được tính liên hoàn, bổ khuyết cho nhau, làm cho người đọc các báo cáo trên có thể dễ dàng hiểu được các hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp báo cáo.

3.2 Các giải pháp hoàn thiện cụ thể

3.2.1 Giải pháp về nội dung thông tin công bố

3.2.1.1 Về trích lập dự phòng


Vấn đề trọng tâm có liên quan đến nội dung của BCTC của các DNNY trong các năm vừa qua, nhất là trong năm 2008 là vấn đề trích lập dự phòng.

Các khoản trích lập dự phòng tài chính được thực hiện theo:

(1) Chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS), gồm: Chuẩn mực số 06: “ thuê tài sản”

Chuẩn mực số 11: “Hợp nhất kinh doanh”

Chuẩn mực số 14: “Doanh thu và thu nhập khác”

Chuẩn mực số 17: “Thuế Thu nhập doanh nghiệp”

Chuẩn mực số 18: “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

(2) Quyết định 15/2006/QĐ-BTC

(3) Thông Tư 13/2006/TT-BTC

Những tài khoản trích lập dự phòng gồm 3 nhóm tài khoản:

* Tài khoản được trích lập theo kế hoạch đã định trước:

TK 335 – “Chi phí phải trả”

* Nhóm tài khoản trích lập từ đánh giá khả năng rủi ro có thể xảy ra.

TK 129 – “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”

TK 139 – “Dự phòng phải thu khó đòi”

TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” TK 229 – “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” TK 351 – “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” TK 352 – “Dự phòng phải trả”

* Tài khoản được trích lập từ lợi nhuận sau thuế:

TK 415 – “Quỹ dự phòng tài chính”

Tuy nhiên, hầu hết sự biến động về tài chính của các DNNY tập trung vào nhóm các tài khoản sau:

TK 129 – “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”

TK 139 – “Dự phòng phải thu khó đòi”


TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

TK 229 – “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”

Nội dung chi tiết thực hiện trong các văn bản trên như sau:



Nội dung

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam (VAS)

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC

Thông tư

13/2006/TT-BTC

1. Tài khoản 129, 229

- Thời điểm

trích lập

Cuối niên độ kế toán

Giữa và cuối niên độ

kế toán

Giữa và cuối niên độ

kế toán

- Bút toán ghi sổ

+ Trích lập

Nợ TK 635

Có TK 129( 229)

Nợ TK 635

Có TK 129( 229)

Nợ TK 635

Có TK 129( 229)

+ Xử lý

Thiếu trích thêm

Nợ TK 635

Có TK 129( 229)

Nợ TK 635

Có TK 129 ( 229)

Nợ TK 635

Có TK 129( 229)

Thừa hoàn nhập

Nợ 129 (229)

Có TK 635

Nợ 129(229)

Có TK 635

Nợ 129(229)

Có TK 515

2. Tài khoản 139

- Thời điểm

trích lập

Cuối kỳ kế toán năm

Giữa và cuối niên độ

kế toán

Giữa và cuối niên độ

kế toán

Bút toán ghi sổ

+ Trích lập


Nợ TK 642

Có TK 139


Nợ TK 642

Có TK 139


Nợ TK 642

Có TK 139

+Xử lý

Thiếu trích thêm


Nợ TK 642

Có TK 139


Nợ TK 642

Có TK 139


Nợ TK 642

Có TK 139

Thừa hoàn nhập

Nợ TK 139

Có TK 642

Nợ TK 139

Có TK 642

Nợ TK 139

Có TK 711

3. Tài khoản 159

- Thời điểm

trích lập

Cuối niên độ kế toán

Giữa và cuối niên độ

kế toán

Giữa và cuối niên độ

kế toán

Bút toán ghi sổ

+Trích lập


Nợ TK 632

Có TK 159


Nợ TK 632

Có TK 159


Nợ TK 632

Có TK 159

+Xử lý




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 8


Thiếu trích thêm

Nợ TK 632

Có TK 159

Nợ TK 632

Có TK 159

Nợ TK 632

Có TK 159

Thừa hoàn nhập

Nợ TK 159

Có TK 632

Nợ TK 159

Có TK 632

Nợ TK 159

Có TK 711


Thông tư 13/2006/TT-BTC, còn hướng dẫn phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 139) và dự phòng phải trả ( TK 352) như sau:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 3 năm.

- Đối với khoản dự phòng phải trả cho sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm, tổng mức trích lập dự phòng không được vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ của các loại sản phẩm, hàng hoá.

Các văn bản hướng dẫn đều có quy định cụ thể thời gian thực hiện trích lập, đối với các DNNY, thời điểm trích lập và hoàn nhập được thực hiện đối với cả BCTC giữa niên độ, tuy nhiên các DNNY trong quá trình thực hiện đã không thực hiện đúng yêu cầu này, dẫn đến tình trạng cuối năm khi trích lập, con số dự phòng quá lớn làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị các tổ chức điều hành TTCK khuyến cáo các DNNY thực hiện nghiêm chỉnh công tác trích lập dự phòng theo quy định.

Ngoài ra các văn bản hướng dẫn hạch toán còn có sự khác biệt giữa trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng, trong đó một số khoản hoàn nhập được đưa vào các tài khoản thuộc nhóm doanh thu (TK: 515, 711), theo ý kiến cá nhân, hướng dẫn hoàn nhập như vậy là chưa phù hợp với thực tế, đề nghị khi trích lập ghi tăng tài khoản nào, thì khi hoàn nhập phải ghi giảm tài khoản đó, nhằm đảm bảo tính trung thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


Về trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính là chứng khoán cũng chưa có hướng dẫn cách tính rò ràng, cụ thể cho từng đối tượng. Chúng tôi xin đề nghị phương án trích lập dự phòng như sau:

- Đối với chứng khoán có niêm yết giá hàng ngày, thì căn cứ vào bảng giá công bố tại thời điểm khoá sổ kế toán, so sánh với giá mua chứng khoán, phần chênh lệch trích lập dự phòng 100%

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết, nhưng đã có giá mua cao hơn mệnh giá, cách tính là so sánh với tỷ lệ suy giảm của TTCK trên cơ sở VNIndex, phần giá mua cao hơn mệnh giá, khoản chênh lệch này cũng trích lập dự phòng 100%.

Công thức tính:


VNIndex0

Giá trị tính VNIndex0 - VNIndex1 trích lập dự phòng = (Giá mua – Mệnh giá) x ------------------------------

Với: + VNIndex0: thời điểm mua chứng khoán

+ VNIndex1: thời điểm khoá sổ kế toán


Chứng từ kế toán

Các chứng từ có liên quan dùng để tính toán trích lập dự phòng trong các trường hợp đầu tư tài chính là các bảng kê chi tiết từng loại cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư tài chính khác, các bảng giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường tại thời điểm khoá sổ kế toán, các tài liệu khác về giá cổ phiếu niêm yết, OTC…, dùng làm cơ sở thuyết minh cách tính toán trích lập dự phòng.

Các khoản phải thu có chứng từ là bảng kê công nợ dựa trên các đối chiếu, thư xác nhận của các cá nhân, tổ chức có các khoản phải trả cho doanh nghiệp tính theo thời gian nhận nợ, căn cứ vào thời gian nhận nợ đối chiếu với Thông tư 13/2006/TT-BTC để tính ra số phải trích lập dự phòng.


Khoản dự phòng phải trả dành cho các DN bán hàng hoá, sản phẩm, công trình xây lắp có bảo hành, được quy định cách tính toán dựa vào hợp đồng kinh tế, hoặc bảng kê từng loại hàng hoá, sản phẩm, công trình xây lắp…, để tính toán khoản cần trích lập.

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ, số dự phòng được lập là số chênh lệch giữa giá trị sổ sách hàng tồn kho và giá trị có thể thực hiện được tại thời điểm ước tính, các bằng chứng thu thập để để thực hiện trích lập phải đáng tin cậy, ngoài ra việc ước tính còn phải tính đến các sự kiện có liên quan đến hàng hoá hoá tồn kho của doanh nghiệp diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính.

Dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại tay nghề cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của luật pháp hiện hành. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển sang năm sau, khi doanh nghiệp khoá sổ kế toán kết thúc năm tài chính.

Ngoài các cổ phiếu niêm yết trên TTCK có báo giá trên bảng giao dịch điện tử, các DNNY còn mua cổ phiếu trên thị trường OTC, mua đấu giá cổ phiếu IPO lần đầu của các CTCP, đây là những cổ phiếu được tự do mua bán trên thị trường. Vì vậy, chúng tôi đã đề nghị cách tính dự phòng như trên, do thực chất các cổ phiếu này chỉ kém cổ phiếu niêm yết chút ít về tính thanh khoản, nhưng cũng có biến động rất lớn về giá, sự biến động tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu niêm yết, và mặt bằng chung của VN Index, nếu không trích lập dự phòng những khoản đầu tư tài chính này, sẽ làm cho BCTC không thể có đủ yếu tố trung thực và hợp lý (ví dụ như trường hợp cổ phiếu của VCB, MB, CTCP Cao su Phước Hoà …).

Đối với các khoản phải thu, Thông tư 13/2006/TT-BTC có hướng dẫn rò ràng phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu, vì thế cần hướng dẫn các doanh nghiệp công bố chính sách bán hàng, danh sách công nợ khách hàng theo thứ tự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022