Các Giải Pháp Hoàn Thiện Vấn Đề Công Bố Thông Tin Của Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.


- Thực trạng báo cáo kiểm toán có ngoại trừ, trong đó có nhiều trường hợp khoản ngoại trừ mang tính chất trọng yếu như: Kiểm kê cuối kỳ tài sản doanh nghiệp không được kiểm toán viên chứng kiến, các tài liệu về đối chiếu công nợ trong mua bán hàng hoá và các khoản phải thu khác, của các DNNY chưa được xử lý theo đúng quy định trong Luật kế toán, khi công bố báo cáo kiểm toán các DNNY cũng không giải trình các vấn đề ngoại trừ, cách xử lý sau khi công bố BCTC, tạo nên mối nghi ngờ về chất lượng thông tin trong các báo cáo.

- Việc không tuân thủ luật pháp về kế toán, trong chấp hành những quy định CBTT trên TTCK, tình trạng dàn xếp số liệu, làm đẹp báo cáo, công bố BCTC không theo trình tự, không đúng quy định …, thường xuyên xảy ra trong đa số các doanh nghiệp, cho thấy sự trung thực trong các BCTC của các DNNY đang có vấn đề.

- Báo cáo tài chính quý IV và và BCTC năm có kiểm toán của đa số các DNNY có sự sai lệch, nguyên nhân chủ yếu cũng do tổ chức kiểm toán đề nghị doanh nghiệp trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính, tuy vậy hiện tượng này cũng chỉ ra sự kém chất lượng trong các BCTC giữa niên độ, khi mà doanh nghiệp được phép tự báo cáo tình hình tài chính của mình ra bên ngoài cho các đối tượng có nhu cầu, khi không có được sự xác nhận của kiểm toán độc lập.

- Hiện tượng không công bố đầy đủ các biểu mẫu báo cáo, thường là bản TMBCTC dạng đầy đủ và dạng có chọn lọc, điều này cũng tức là gián tiếp đưa những sản phẩm có chất lượng xấu vào thị trường.

Tình hình không đảm bảo chất lượng thông tin được công bố trong BCTC, có nguyên nhân xuất phát từ nếp văn hoá công ty tồn tại từ thời kỳ bao cấp, do thực chất công ty cũng không có thay đổi nào đáng kể từ khi cổ phần hoá DNNN, và niêm yết trên TTCK.

Hiện tượng che dấu thông tin xấu nói chung và thông tin tài chính nói riêng, là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất đi tính nghiêm minh, chính xác và minh


bạch của BCTC, nếu không được chấn chỉnh kịp thời, chắc chắn cũng sẽ dẫn đến

hậu quả tổn thất đáng kể cho TTCK trong giai đoạn sắp tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

c. Phạm vi, hình thức công bố thông tin

- Các BCTC năm được DNNY công bố thường không đảm bảo tính chất pháp lý, các BCTC chỉ là những bản thô, không chữ ký các chức danh theo quy định, bao gồm cả BCTC và báo cáo kiểm toán, có trường hợp người ký không đúng theo chức danh và DN cũng không công bố giấy ủy quyền kèm theo.

Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 7

Tại khoản 4 điều 30 Luật kế toán có quy định: BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký BCTC phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Thông tư 38/2007/TT-BTC quy định BCTC năm phải có kiểm toán còn phải công bố báo cáo kiểm toán đồng thời với việc công bố BCTC và mẫu CBTT-02, nhưng các DNNY cũng chưa chấp hành đúng quy định trên.

- Về những phương tiện công bố thông tin trong đó quan trọng nhất là trang thông tin điện tử (website) của tổ chức niêm yết, nhưng hiện nay còn có một số tổ chức niêm yết không đăng ký trang web của mình theo quy định ( khoảng trên 27% các DNNY trên SGDCK Tp HCM), cũng như thông tin đưa lên các trang web này của các DNNY cũng rất nghèo nàn, nhất là các BCTC quý, năm theo quy định.

- Phạm vi thực hiện CBTT theo hướng dẫn chi tiết tại Thông Tư 38/2007/TT- BTC, cũng được các DNNY thực hiện rất tùy tiện, đối với báo cáo quý DN chỉ công bố mẫu CBTT-03 là chủ yếu, trường hợp là báo cáo năm thường chỉ công bố BCTC chứ không công bố báo cáo kiểm toán và thường cũng thiếu TMBCTC, các tài liệu này chỉ có đầy đủ trên cổng thông tin của HOSE và SSC mà thôi.

d. Đánh giá về chấp hành các quy định về công bố thông tin

- Các quy định về CBTT được chấp hành theo kiểu tốt thì báo cáo ngay, xấu thì chưa cần báo cáo vội, vì vậy hiện tượng hoãn báo cáo xảy ra thường xuyên với nhiều lý do khá đơn giản và khó chấp nhận được như: “Do phần mềm kế toán bị lỗi


hoặc do chưa quen lập báo cáo tài chính hợp nhất hay do mới niêm yết ...”. Nguyên nhân này cũng xuất phát từ quan điểm, từ cách thức báo cáo hoạt động kinh doanh của các DNNN trước đây, hiện nay đã chuyển đổi mô hình nhưng chỉ là hình thức bên ngoài, thực chất bên trong chưa có nhiều thay đổi.

- Phổ biến nhất là trong năm 2008 khi các DNNY ồ ạt đầu tư vào cổ phiếu niêm yết nói riêng, cũng như các loại cổ phiếu khác. Trong điều kiện TTCK suy giảm rất nhanh như hiện nay, đa phần các DNNY có kết quả kinh doanh bình thường như hàng năm, nếu trích lập dự phòng tài chính cho các cổ phiếu đã đầu tư sẽ dẫn đến lỗ, điều này khiến các doanh nghiệp chậm trễ trong việc CBTT.

- Việc chấp hành các quy định về CBTT chưa được tuân thủ đúng mực, có nhiều lý do liên quan đến quy định, phương tiện thông tin, điều kiện công bố …, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là công tác quản trị trong DNNY, các vị trí nhân viên CBTT do cán bộ quản lý các phòng ban công ty kiêm nhiệm, trong quá trình làm nhiệm vụ cũng chưa được thông qua đào tạo, quy định về 1/3 Thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành, Ban kiểm soát công ty, ít nhất phải có một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên cũng chưa thực hiện tốt.

Hiện nay các DNNY công bố trên báo chí, trang bản tin thị trường của SGDCK TpHCM, TTGDCK HN …, tuy nhiên BCTC được tập trung công bố vào một thời điểm nhất định, do đó thường gây ra hiện tượng quá tải cho các tổ chức này, khó có thể đảm bảo tính kịp thời trong CBTT được, đây cũng là khó khăn của các DNNY thực hiện đúng thời gian theo quy định.

Về thời gian công bố BCTC có nhiều ý kiến trái ngược nhau, về phía DNNY, thời gian như trên không đủ để thực hiện BCTC giữa niên độ, việc CBTT gấp gáp sẽ không đảm bảo tính chính xác cao, nhất là trong kết quả kinh doanh của các DN là tập đoàn, các DN có nhiều đơn vị trực thuộc nằm trong địa bàn giao thông đi lại khó khăn...


Kết luận chương 2

Thực trạng công bố BCTC trên TTCK, có thể đi đến kết luận thông qua điều

tra, khảo sát từ các phương tiện có được trên thị trường, như sau:

- BCTC được công bố của các DNNY, nhìn chung đã có nhiều tiến bộ, tuy

nhiên đi sâu vào phân tích, về nội dung BCTC chưa có nhiều sự thay biểu hiện:

- Ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của một số DNNY chưa tốt, có thể do nhiều lý do như: nếp văn hoá công ty của thời kỳ bao cấp, trình độ hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành, trình độ về chuyên ngành kế toán, kiểm toán …

- Hiện tượng che dấu thông tin, dàn xếp số liệu, làm đẹp BCTC vẫn là hiện tượng phổ biến trong các DNNY.

- Hệ thống công nghệ thông tin còn yếu kém, cộng với các yếu tố chưa phát triển đồng bộ của thị trường dẫn đến hiện tượng quá tải , gây ra sự chậm trễ kéo dài thời gian CBTT.

- Tình trạng khai thác cạn kiệt thị trường còn non trẻ cộng với sự yếu kém trong công tác điều hành vĩ mô, công tác quản lý, giám sát thị trường còn lỏng lẻo, bằng chứng là báo cáo kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong năm 2008 của UBCKNN 13.

- Chưa có sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật và những quy định của văn bản hướng dẫn được sử dụng trong CBTT là BCTC của các DNNY. Ngoài ra những thuật ngữ được sử dụng trong một số văn bản hướng dẫn thi hành còn có thể gây ra sự hiểu lầm cho người thực hiện.


CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

3.1. Các quan điểm định hướng và hoàn thiện.

3.1.1. Quan điểm.

3.1.1.1 Phù hợp với môi trường pháp lý và môi trường hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

So với các nước trên thế giới đã có TTCK, quy mô thị trường Việt Nam hãy còn nhỏ và mới. Tuy nhiên mục đích của Chính phủ là xây dựng một thị trường phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy yêu cầu đầu tiên của thị trường là phải tạo lập được niềm tin của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường, nghĩa là làm sao cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, hàng hoá trên thị trường phải có chất lượng tốt, tình hình thị trường có trạng thái giá cả phù hợp với quy luật cung cầu cũng như phù hợp với giá trị của nó, đây là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thị trường.

Do chứng khoán là loại hàng hoá đặc thù, chất lượng giá trị được xác định bằng chất lượng thông tin cung cấp cho thị trường, đặc biệt là những thông tin tài chính của các DNNY chiếm vị trí quan trọng hơn cả.

Trong điều kiện hiện nay, sự thay đổi trên thị trường phải được tiến hành từng bước, đi dần từ thấp đến cao, việc đầu tiên vẫn là xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường ổn định, xây dựng thị trường minh bạch, công bằng trên cơ sở “Bảo vệ nhà đầu tư là ưu tiên hàng đầu”14. Để đảm bảo môi trường ổn định thì các cơ quan quản lý trực tiếp và gián tiếp thị trường là UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán phải thường xuyên theo dòi và giám sát các hoạt động trên thị trường, ngăn ngừa tiêu cực, đồng thời phải có biện pháp xử lý thích đáng khi có tiêu cực xảy ra.


Công bố thông tin trên thị trường đầy đủ, kịp thời và chính xác mà cụ thể là BCTC, cũng chính là đảm bảo chất lượng cho hàng hoá giao dịch trên thị trường, ổn định tâm lý nhà đầu tư. Việc CBTT hiện nay phải dựa vào công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Vì vậy, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh cả về chất và lượng, song song với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hệ thống này, là yêu cầu trước mắt cần phải được nhanh chóng thực hiện.

Ngoài các yêu cầu trên, hệ thống luật pháp xây dựng nhằm điều chỉnh việc CBTT trên thị trường còn phải tương thích với các bộ luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kế toán, Luật kiểm toán …,đồng thời gắn liền với sự phát triển của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế đất nước, cũng như bám sát các chuẩn mực quốc tế. Trong công tác xây dựng hệ thống luật pháp phải đảm bảo tính nhất quán giữa các văn bản luật.

Yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực thi luật pháp là cơ chế giám sát, xử lý vi phạm nhằm làm cho hoạt động của thị trường được nghiêm minh, đây chính là trách nhiệm của cơ quan quản lý, điều hành và giám sát thị trường.

Ngoài ra muốn thị trường vận hành được thông suốt, các chủ thể tham gia thị trường phải tuân thủ luật pháp, hiểu được quy luật vận động của thị trường, có các kỹ năng cơ bản để hoạt động trên thị trường, muốn đạt được điều này, đòi hỏi cơ quan quản lý các cấp phải thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hoạt động trên thị trường, đồng thời sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông có thể huy động được, cùng tham gia vận động giáo dục, truyền bá các kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK.

3.1.1.2 Phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển của thị trường chứng

khoán Việt Nam.

TTCK được xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang thực hiện chính sách kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, TTCK còn là điạ chỉ quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài,


trong những năm 2006, 2007, đã ghi nhận một lượng vốn lớn từ nước ngoài di chuyển vào TTCK Việt Nam, dưới hình thức các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân và tổ chức. Do đó việc xây dựng TTCK nói chung, hệ thống CBTT nói riêng phải được xây dựng vừa phù hợp với tình hình hiện tại, vừa định hướng theo thông lệ và chuẩn mực thế giới trong tương lai.

Hàng hoá trên TTCK ngày càng phải đa dạng về chủng loại, tăng trưởng về quy mô, muốn thế, hệ thống các qui trình, tiêu chuẩn vận hành và giao dịch trên TTCK cần phải được xây dựng theo hướng mở, ngày càng tiến gần đến những chuẩn mực quốc tế về công nghệ, môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp…, nhằm tạo điều kiện để bổ sung các loại hàng hoá khác cho thị trường khi có điều kiện thuận lợi.

Xây dựng từng bước chuyên môn hoá nghiệp vụ của các CTCK là những tổ chức cung ứng dịch vụ chủ yếu trên thị trường, xây dựng đội ngũ các CTCK thành các tổ chức tự quản chuyên nghiệp, dịch vụ cung ứng trên thị trường ngày càng đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi và phong phú để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.1.3 Phù hợp với khả năng và yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng có liên quan.

Do tình hình thực tế đất nước đang trong giai đoạn chuyển đổi cả về lượng và về chất, trình độ chung về cơ sở vất chất kỹ thuật, khả năng chuyên môn về nhiều mặt còn hạn chế, việc tiếp cận sử dụng công nghệ thông tin, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về kế toán, kiểm toán đòi hỏi cần có thời gian nhất định, vì thế trong giai đoạn hiện nay chưa đặt nặng vấn đề thay đổi hình thức của BCTC, chủ yếu là chú trọng đến nội dung BCTC sao cho kịp thời, trung thực, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Yêu cầu hội nhập cũng đặt ra vấn đề CBTT theo chiều hướng đa ngôn ngữ, phục vụ cho khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, song song với việc chuẩn mực kế toán


Việt Nam (VAS) đã được dịch ra tiếng nước ngoài, việc xây dựng BCTC bằng tiếng nước ngoài cũng phải tính đến ngay từ bây giờ, từng bước có kế hoạch đầu tư đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kế toán trong các DNNY. Tuy nhiên việc thực hiện BCTC tiếng nước ngoài trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc.

3.1.2. Định hướng

3.1.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp lý về công bố thông tin

Thị trường chứng khoán là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, cũng đồng thời là nơi kinh doanh của các tổ chức trong và ngoài nước, vì thế TTCK phải được xây dựng đứng trên quan điểm đây là sân chơi quốc tế, lấy hành lang pháp lý làm tiêu chuẩn, điều hành thị trường bằng luật pháp, bằng văn bản quy phạm cụ thể, xây dựng cơ chế mọi thể nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, quyền lợi và trách nhiệm là ngang bằng nhau, như vậy, để nhằm từng bước xây dựng thị trường tự do cạnh tranh, phù hợp với yêu cầu kinh doanh của tất cả mọi thành phần trên thị trường.

Nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành chung thị trường là vị trí hết sức quan trọng, điều hành hiệu quả thị trường chính là động lực giúp thị trường phát triển, các cơ quan lãnh đạo điều hành vĩ mô nên có kế hoạch phân cấp quản lý trực tiếp, gián tiếp từ việc điều hành quản lý thị trường, cho đến ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thị trường, các bộ phận dịch vụ có liên quan đến thị trường phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, theo dòi việc thực hiện, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm…, nhằm tạo ra một môi trường hoạt động thông thoáng, hợp lý và có hiệu quả cao.

Hệ thống luật pháp có liên quan đến TTCK cũng chính là hệ thống luật pháp liên quan đến toàn bộ nền kinh tế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập cá nhân…Công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định pháp lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022